Xây dựng sản phẩm du lịch mang bản sắc Hà Nội
Đến Hà Nội, du khách thường nghĩ ngay tới các di sản trong nội đô hoặc một số làng nghề, khu sinh thái ngoại thành. Nhưng, hàng chục năm qua vẫn vậy, sản phẩm du lịch Hà Nội ít có sự thay đổi mà chủ yếu khai thác những tiềm năng sẵn có.
Trong giai đoạn hội nhập, du lịch Hà Nội phải tăng sức cạnh tranh, trong đó cần xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng, mang bản sắc Hà Nội là việc đang được ngành du lịch Thủ đô tính đến.
Với lợi thế của Thủ đô nghìn năm tuổi với các giá trị văn hóa lịch sử phong phú, du lịch Thủ đô được thừa hưởng một hệ thống điểm đến nổi tiếng cả quốc gia và quốc tế.
Đó là, khu di tích Phủ Chủ tịch, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, phố cổ Hà Nội, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Dân tộc học…
Sản phẩm du lịch văn hóa từ đó được coi là thế mạnh của du lịch Hà Nội, ít nhiều tạo được ấn tượng đối với du khách. Hầu hết du khách đến Thủ đô không thể bỏ qua các điểm di sản của Hà Nội cũng như các nơi chứa đựng giá trị văn hóa của Thủ đô.
Hà Nội cũng là thành phố hàng đầu Việt Nam phát triển sản phẩm du lịch Mice (du lịch hội nghị, hội thảo), bởi nơi này có nhiều địa điểm tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ.
Hiện tại, các khách sạn cao cấp đang phối hợp cùng các hãng lữ hành quốc tế, hãng hàng không quảng bá loại hình hội nghị, hội thảo kết hợp tour du lịch ngắn ngày.
Du lịch Hà Nội cũng được biết đến với các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch nông nghiệp và trang trại. Đối tượng khách tham gia các sản phẩm du lịch này chủ yếu là người dân Hà Nội hoặc du khách một số tỉnh lân cận.
Tuy vậy, theo đánh giá của du khách, các doanh nghiệp lữ hành cũng như cả cơ quan quản lý du lịch, sản phẩm du lịch còn thiếu đặc sắc, trùng lặp, thiếu quy chuẩn, chất lượng chưa cao, nhất là thiếu những sản phẩm chủ lực.
Các sản phẩm du lịch chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái sẵn có, chưa được đầu tư đúng mức và chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của du lịch Thủ đô, đặc biệt là du lịch văn hóa, làng nghề, làng cổ.
Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist cho rằng, ngành du lịch cần xây dựng và đưa ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn phù hợp với nhu cầu của khách. Từ đó, lựa chọn các điểm du lịch, tuyến du lịch trọng điểm cần tập trung bảo tồn, đầu tư khai thác, phát huy giá trị phù hợp với nhu cầu đón tiếp khách.
Để tạo bước đột phá, phát triển toàn diện du lịch Hà Nội cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bền vững, ngành du lịch Hà Nội luôn ưu tiên xây dựng những sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ, có chất lượng.
Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, từ nay đến năm 2020, ngành du lịch Hà Nội tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các loại hình sản phẩm du lịch trên đảm bảo có tính độc đáo, hấp dẫn, chuyên nghiệp cao, mang đậm dấu ấn của du lịch Hà Nội.
Theo đó, thành phố cũng tạo dựng và đưa vào khai thác các trục du lịch trọng tâm: Khu vực trung tâm chính trị Ba Đình gắn với di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám; khu vực phố cổ, phố cũ, hồ Hoàn Kiếm; khu vực xung quanh hồ Tây và vùng phụ cận; khu vực Đông Anh gắn với khu di tích Cổ Loa, múa rối nước Đào Thục, khu du lịch nông nghiệp công nghệ cao;
khu vực di tích đền Hai Bà Trưng, khu nông nghiệp trồng hoa Mê Linh; khu du lịch núi Sóc, hồ Đồng Quan; khu vực chùa Hương, thắng cảnh Hương Sơn, hồ Quan Sơn, Tuy Lai; khu vực Ba Vì, làng cổ Đường Lâm, chùa Thầy, chùa Tây Phương; làng nghề gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái, du lịch cộng đồng và một số làng nghề tiêu biểu, điểm tham quan du lịch khác.
Hà Nội cũng xây dựng 3 sản phẩm du lịch dọc vành đai sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy; xây dựng 3 tuyến du lịch: tuyến du lịch mang tính quốc tế kết nối Hà Nội với các nước trong khu vực và thế giới, tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch nội vùng. Hàng năm, thành phố tổ chức 10 – 12 hoạt động sự kiện gắn với du lịch như hội nghị, hội thảo, liên hoan, văn hóa, thời trang… tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Mới đây, Sở Du lịch Hà Nội vừa xây dựng tour du lịch đặc sắc “Cảm xúc Hà Nội”, đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các hãng lữ hành khắp cả nước. “Cảm xúc Hà Nội” tạo nên sự khác biệt với rất nhiều tour du lịch khác khi khơi dậy được các giá trị văn hóa của mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến, khai thác các giá trị cảnh quan, danh thắng, di tích đặc trưng của Hà Nội cùng các giá trị văn hóa phi vật thể, văn hóa ẩm thực.
Có thể nói so với các tour du lịch đang được các doanh nghiệp lữ hành xây dựng. Tour du lịch “Cảm xúc Hà Nội” quy tụ được nhiều nét đẹp và khá toàn diện của văn hóa Hà Nội. Bên cạnh tour du lịch “Cảm xúc Hà Nội”, Sở Du lịch Hà Nội đang xúc tiến triển khai nhiều sản phẩm du lịch khác mang đậm dấu ấn Hà Nội, tạo sức hút cho ngành du lịch Thủ đô./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Các điểm vui chơi, giải trí phục vụ du khách ở Hà Nội: Cung đã bắt kịp cầu?
13:04' - 27/07/2016
Cho đến nay, có thể nói, Hà Nội vẫn còn thiếu điểm vui chơi, giải trí, đặc biệt là những điểm vui chơi, giải trí quy mô lớn. Có người còn nói vui, du khách đến Hà Nội muốn có chỗ tiêu tiền cũng khó.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội sẽ xây 2-3 khu vui chơi, giải trí tầm cỡ quốc tế
10:28' - 25/07/2016
Nhằm đạt được mục tiêu về phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, Thủ đô sẽ xây dựng 2-3 khu du lịch, vui chơi, giải trí tầm cỡ quốc tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Lượng khách du lịch hè tăng đột biến
11:53' - 17/07/2016
Hè năm nay ghi nhận tại các Công ty lữ hành của Hà Nội cho thấy, thị trường du lịch có mức tăng trưởng cao, lượng khách đăng ký tour tăng đột biến.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội chấn chỉnh hoạt động du lịch
21:53' - 08/07/2016
Sở Du lịch Hà Nội cùng với các ban, ngành liên quan đang phối hợp kiểm tra, xử lý các đối tượng chèo kéo khách du lịch khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Thông tin mới nhất về vụ bắt giữ 2 công dân Việt Nam tại Tây Ban Nha
21:05'
Hiện 2 công dân đã được tại ngoại và trong quá trình chờ cơ quan chức năng Tây Ban Nha xử lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày 1/7, thêm 5.959 ca mắc COVID-19 khỏi bệnh
18:06'
Theo bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19 tại VIệt Nam, ngày 1/7 cả nước có 5.959 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Nga bãi bỏ tất cả các hạn chế phòng dịch COVID-19
17:06'
Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca tử vong do dịch bệnh này giảm đều.
-
Kinh tế & Xã hội
Phòng, chống ngập úng trước đợt mưa lớn ở Bắc bộ
16:23'
Từ ngày 3-7/7, ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng, gây nguy cơ gây ngập lụt, úng cho các vùng thấp trũng, các diện tích lúa mới gieo cấy và uy hiếp an toàn công trình thủy lợi.
-
Kinh tế & Xã hội
Từ ngày 1/7, triển khai cấp hộ chiếu phổ thông mẫu mới
16:03'
Hộ chiếu phổ thông mẫu mới được in nhiều hình ảnh tiêu biểu về phong cảnh, hình tượng về chủ quyền quốc gia, di sản văn hóa nổi tiếng và đảm bảo tiêu chuẩn bảo an.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc đứng đầu trong “Bảng xếp hạng khả năng phục hồi từ COVID-19” của Bloomberg
15:22'
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc đưa tin Hàn Quốc đã lần đầu tiên được đứng đầu “Bảng xếp hạng khả năng phục hồi từ COVID-19” hàng tháng do hãng tin Bloomberg công bố mới đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 1/7
15:21'
BNEWS/TTXVN cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ Sáu ngày 1 tháng 7 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 1/7
15:21'
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin xổ số miền Trung hôm nay, thứ Sáu ngày 1 tháng 7 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/7
15:21'
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ Sáu ngày 1 tháng 7 năm 2022.