Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm từ cỏ bàng
Với việc triển khai dự án bảo tồn đồng cỏ bàng Phú Mỹ không chỉ góp phần gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học mà còn giúp người dân ổn định nguồn thu nhập từ nghề truyền thống của mình.
Trước đây, cỏ bàng mọc rất nhiều ở những cánh đồng đất nhiễm phèn nặng tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Người Khmer vùng biên giới xã Phú Mỹ đã biết nhổ cỏ bàng về phơi khô, đập dập để đan cà ròn (bao nhỏ để đựng đồ), đệm, phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Cỏ bàng cho thu hoạch quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa nước nổi, từ tháng 8 - 11 hàng năm.
Nhờ đó, sếu đầu đỏ là loài chim đẹp, quý hiếm, có tên trong sách Đỏ thế giới và Việt Nam đã chọn nơi đây làm nơi trú ngụ.Tuy nhiên, do người dân khai thác tự do, tận diệt cỏ bàng, khiến cây mai dương xâm lấn, nên diện tích cỏ bàng dần thu hẹp, sinh cảnh biến đổi, sếu sợ hãi bay đi, sinh kế của người dân cũng bị ảnh hưởng.
Từ đầu 2016, tỉnh Kiên Giang đã quyết định thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ với tổng diện tích khoảng 2.700 ha; trong đó, diện tích vùng lõi khoảng 1.070 ha, vùng đệm khoảng 1.630 ha và phân cấp do địa phương quản lý.Mục tiêu của khu bảo tồn là bảo tồn đa dạng sinh học, ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất còn sót lại ở Đồng bằng sông Cửu Long và duy trì số lượng sếu đầu đỏ trên 100 cá thể về đây trú ngụ mỗi năm; quản lý việc khai thác hợp lý, không làm kiệt quệ hệ sinh thái đồng cỏ, từ đó đảm bảo phát triển được làng nghề truyền thống bền vững và sinh kế ổn định cho người dân.
Đồng thời, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái kết hợp tham quan làng nghề thủ công và sếu đầu đỏ; triển khai, thực hiện các kế hoạch giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là trong khu bảo tồn.
Hầu hết các mẹ, các chị người Khmer ở Phú Mỹ đều biết đan cỏ bàng. Chỉ mới hơn 30 tuổi nhưng chị Trần Thị Xêm, ngụ tại ấp Kinh Mới, xã Phú Mỹ đã theo nghề đan cỏ bàng hơn 20 năm.Các con của chị còn nhỏ những đã biết phụ mẹ làm nghề. Chị kể, cứ hai ngày một lần, từ 3 giờ sáng, chị đã bắt đầu trở dậy đi nhổ cỏ bàng.
Việc nhổ cỏ cũng phải đúng cách nếu không sẽ bị đứt gốc, hay bị dập thân cỏ, sợi cỏ bàng sẽ không đều nhau.
Công việc nhổ cỏ bàng kéo dài đến 9-10 giờ sáng. Cỏ bàng mang về còn phải trải qua các công đoạn, phơi, ép, nhuộm trước khi đan.
Công việc đan lát các sản phẩm từ cỏ bàng khá nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, nên thường phụ nữ và trẻ em thường làm công việc này.
Anh Lý Hoàng Bảo, phụ trách thủ công mỹ nghệ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ cho biết, trước đây bà con người Khmer chủ yếu đan đệm, cà ròn.Nhưng, theo xu thế của thị trường và được hỗ trợ dạy nghề nên bà con đã biết đan rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng; trong đó, có các sản phẩm chính như túi thời trang, đồ gia dụng, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng và bao bì thương hiệu.
Nghề đan cỏ bàng hiện còn nhiều tiềm năng vì đây là sản phẩm thân thiện với môi trường, rất được thị trường ưa chuộng, nhất là ở các nước phát triển.Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 200 lao động nhận việc làm các sản phẩm cỏ bàng; trong đó, có 90% là bà con người Khmer.
Thu nhập bình quân ổn định cho mỗi người là 3 triệu đồng/tháng là khá ổn đối với mức sống của bà con dân tộc thiểu số vùng biên giới.
Các sản phẩm cỏ bàng do bà con làm ra được Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Vĩnh Long đảm bảo đầu ra.Tổng số lượng mặt hàng sản phẩm của làng nghề khoảng 200.000 sản phẩm/năm, doanh thu đạt 6-7 tỷ đồng.
Thị trường xuất đi nhiều nước ở châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và trong nước có Tp. Hồ Chí Minh, Phú Quốc và một số điểm du lịch trong khu vực Nam bộ.
Theo ông Lâm Hoàng Tuấn, Phó Giám đốc Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, dự án bảo tồn đồng cỏ bàng Phú Mỹ đã thành công qua việc phát triển làng nghề đan cỏ bàng một cách bền vững.Thời gian qua, khu bảo tồn đã phối hợp với Hội Sếu quốc tế thực hiện “Xây dựng mô hình trồng cỏ bàng trong Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ”; tổ chức đoàn công tác tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý, vận hành, phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn chim Bạc Liêu, Khu bảo tồn Đồng tháp, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Vườn quốc gia Cần Giờ, Vườn quốc gia Yok Đôn; tham quan làng nghề cỏ bàng ở Tiền Giang nhằm nâng cao trình độ năng lực cho công nhân viên trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển làng nghề.
Ngoài ra, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ còn tiến hành trao đổi với các chuyên gia tài chính của Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và Cục Bảo tồn đa dạng sinh học về nhu cầu tài chính của khu bảo tồn trong thời gian tới trong khuôn khổ dự án “Sáng kiến về tài chính cho đa dạng sinh học BIOFIN - Huy động các nguồn lực cho đa dạng sinh học và phát triển bền vững”. Năm 2018 vừa qua, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ đã đón đoàn tham quan, làm việc của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thái Lan và Việt Nam, trao đổi về tình hình hoạt động của đơn vị, nhu cầu phát triển, đầu tư về khoa học, du lịch, sinh kế người dân tại địa phương; tham gia 03 buổi triển lãm, trưng bày sản phẩm cỏ bàng tại thành phố Rạch Giá, huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và tỉnh Phú Yên với hơn 100 mẫu sản phẩm của khu bảo tồn; tuần tra, kiểm soát các sự cố môi trường và theo dõi tình hình xâm chiếm đất đai trong khu bảo tồn kết hợp quan trắc số lượng sếu trong khu bảo tồn…/.- Từ khóa :
- Cỏ bàng
- thương hiệu cỏ bàng
- kiên giang
- thủ công mỹ nghệ
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm điều xuất khẩu
11:55' - 03/03/2019
Mặc dù, Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân, nhưng giá trị xuất khẩu lại không cao, nhiều doanh nghiệp bị phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, chủ yếu là các nước châu Phi.
-
DN cần biết
Xây dựng chiến lược nhận diện thương hiệu
08:53' - 02/03/2019
Xây dựng thương hiệu là sự đầu tư không quá lớn ban đầu nhưng mang lại hiệu quả lớn trong chiến lược, vị thế của doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu: Những bài học thành công!
15:33' - 01/03/2019
Theo các chuyên gia trên thế giới, thương hiệu là một trong những tài sản quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Sức vươn thương hiệu Việt
08:20' - 01/03/2019
Tròn 10 năm triển khai, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thực sự đi vào chiều sâu, tạo sự quan tâm, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, địa phương và có sức lan tỏa mạnh mẽ
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng hơn 1% sau cuộc họp của OPEC+
08:08'
Trong phiên giao dịch 28/5, giá dầu thế giới tăng hơn 1% khi các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt thế giới nhất trí giữ nguyên chính sách sản lượng.
-
Hàng hoá
Giá thép xây dựng tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm
16:23' - 28/05/2025
Việc giá thép cây tại Thượng Hải xuống mức giá thấp nhất trong tám năm qua cho thấy rõ những khó khăn về nhu cầu mà các nhà sản xuất thép đang phải đối mặt.
-
Hàng hoá
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Cuộc chiến sống còn bảo vệ kinh doanh "sạch"
16:11' - 28/05/2025
Hàng lậu, hàng giả không chỉ là gian lận thương mại, mà còn là vấn nạn hủy hoại niềm tin thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
-
Hàng hoá
Giá dầu nhích nhẹ trước lo ngại về nguồn cung sụt giảm tại Venezuela
15:02' - 28/05/2025
Giá dầu nhích nhẹ trong phiên 28/5, giữa bối cảnh giới đầu tư cân nhắc về rủi ro nguồn cung sau khi Mỹ cấm tập đoàn Chevron xuất khẩu dầu từ Venezuela theo một giấy phép tài sản mới.
-
Hàng hoá
Thị trường kim loại sụt giảm giá đồng loạt
11:01' - 28/05/2025
Do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu đã hạ nhiệt, khiến tâm lý thị trường bắt đầu lạc quan hơn và giảm bớt nhu cầu đầu tư trú ẩn; kéo theo dòng tiền cũng rút khỏi nhóm kim loại quý
-
Hàng hoá
Lo ngại dư cung, giá dầu thế giới giảm 1%
07:50' - 28/05/2025
Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 27/5, khi giới đầu tư lo ngại về nguy cơ dư cung sau các tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran.
-
Hàng hoá
Phát hiện 1.560 kg chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc
16:37' - 27/05/2025
Quản lý thị trường Lào Cai vừa phát hiện, thu giữ 1.560 kg chân gà đông lạnh không nhãn mác, không thể hiện xuất xứ, không có số lô sản xuất tại Khu Công nghiệp Đông Phố Mới, xã Vạn Hòa, Lào Cai.
-
Hàng hoá
Lào Cai: Triệt phá 2 cơ sở dùng hóa chất độc hại làm giá đỗ
16:28' - 27/05/2025
Ngày 27/5, Công an tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị đã phát hiện, triệt phá 2 cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ bán ra thị trường, trên địa bàn thành phố Lào Cai.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 29/5
15:24' - 27/05/2025
Mô hình của VPI dự báo giá dầu bán lẻ kỳ này có xu hướng giảm 1,3 - 1,8%, cụ thể dầu diesel có thể giảm 1,8% mức 17.087 đồng/lít, còn dầu hỏa có thể giảm 1,4% về mức 17.068 đồng/lít.