Xây dựng thương hiệu nước mắm Tĩnh Gia
Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về chính sách khôi phục làng nghề, từ một nghề truyền thống, sản xuất nhỏ lẻ, hiện nay nhiều hộ làm nghề sản xuất nước mắm trên địa bàn huyện Tĩnh Gia đã đầu tư mở rộng quy mô, trang thiết bị sản xuất nhằm xây dựng thương hiệu nước mắm Tĩnh Gia đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo đuổi nghề sản xuất nước mắm truyền thống nhiều năm nay, gia đình chị Lê Thị Toan, chủ thương hiệu nước mắm Công Toan - Tĩnh Gia (có địa chỉ tại xã Ninh Hải, huyện Tĩnh) mong muốn đem thương hiệu nước mắm Tĩnh Gia đến với đông đảo người tiêu dùng trong cả nước.Từ chỗ chỉ sản xuất nhỏ lẻ, chế biến nước mắm, mắm tôm phục vụ sinh hoạt trong gia đình tiến tới phục vụ nhân dân trong vùng, năm 2012 gia đình chị Toan đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng nhà xưởng, chế biến nước mắm, mắm tôm xuất bán ra thị trường.
Đến năm 2014, gia đình chị Toan thành lập Công ty cổ phần nước mắm Tĩnh Gia với thương hiệu nước mắm Tĩnh Gia. Nước mắm Công Toan - Tĩnh Gia được sản xuất tự nhiên với nguyên liệu đầu vào tươi, sử dụng muối bảo quản.Hàng năm, công ty xuất bán ra thị trường từ 250.000 - 300.000 tấn nước mắm, hàng trăm tấn mắm tôm, mắm chua các loại với hương vị đặc trưng riêng. Sản phẩm nước mắm của công ty không chỉ có trong tỉnh mà còn rất được ưa chuộng ở nhiều nơi trong nước, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Chị Lê Thị Toan cho biết: "Với mong muốn xây dựng và phát triển thương hiệu nước mắm Công Toan - Tĩnh Gia theo phương châm “chữ tín quý hơn vàng”, lấy chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu, chúng tôi không ngừng nêu cao ý thức, trách nhiệm để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng, Công ty cổ phần nước mắm Tĩnh Gia đã và đang sản xuất ra nhiều loại nước mắm với trữ lượng đạm khác nhau, từ 10 độ đạm đến 35 độ đạm có giá từ 30.000 - 300.000đồng/lít với mẫu mã, tem mác đa dạng." Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thương hiệu nước mắm Công Toan - Tĩnh Gia đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản Thanh Hóa chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh sản phẩm: nước mắm, mắm tôm, mắm chua và được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn sản phẩm - thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng, đạt chuẩn ISO 22000:2005. Năm 2014, thương hiệu nước mắm Công Toan - Tĩnh Gia đã được Hội Hhoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam tặng Chứng nhận thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Cũng như gia đình chị Toan, gia đình chị Nguyễn Thị Hòa ở xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia đã trải qua 4 đời làm nghề chế biến nước mắm. Sau nhiều năm miệt mài với nghề, chị Hòa đã mạnh dạn vay thêm vốn, mở cơ sở sản xuất nước mắm. Năm năm 2009, chị Nguyễn Thị Hòa thành lập Công ty TNHH chế biến hải sản Ba Làng, đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm nước mắm, mắm tôm, mắm tép Ba Làng - Tuyến Hòa. Trung bình mỗi năm, công ty của chị Nguyễn Thị Hòa chế biến từ 15.000 đến 20.000 tấn nguyên liệu cá, moi các loại, cung cấp cho thị trường khoảng 50.000 lít nước mắm và hơn 100 tấn mắm tôm, mắm tép các loại.Làm ăn hiệu quả, gia đình chị tiếp tục vay vốn đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, chế biến, tạo việc làm ổn định cho 15 lao động. Từ khi xây dựng được thương hiệu, các sản phẩm chế biến hải sản này không chỉ bó hẹp thị trường tiêu thụ trong tỉnh mà đã được mở rộng nhiều nơi khác như Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội...
Nước mắm Tĩnh Gia được sản xuất hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng bất kỳ chất tạo hương vị công nghiệp nào mà chủ yếu tận dụng sự tinh khiết của nguyên liệu cá. Quy trình chế biến nước mắm hoàn toàn theo cách truyền thống và chấp hành nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.Cá làm mắm là cá cơm, cá nục, cá trích tươi vì nếu cá ươn làm mắm sẽ thối, mất đi vị thơm ngon. Trong quá trình ngâm, ủ, phơi nắng... theo quy trình chế biến đầy đủ, hợp lý đã tạo ra sản phẩm nước mắm Tĩnh Gia có màu vàng nhạt đến màu cánh gián óng ả tự nhiên, hương thơm và vị ngọt ở đầu lưỡi mà nước mắm công nghiệp không thể có được.
Đặc biệt, nước mắm Tĩnh Gia làm theo phương pháp truyền thống phải mất từ 12 - 15 tháng mới muối được một mẻ. Làm theo phương pháp này tuy năng suất thấp hơn nhưng thời gian dài giúp thịt cá phân giải hoàn toàn thành đạm, đây là yếu tố quyết định đến giá trị dinh dưỡng của nước mắm, mà ít có loại nước mắm nào trên thị trường có được.Chính điều này đã giúp cho nước mắm Tĩnh Gia khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và ngày càng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.
Ông Nguyễn Xuân Đồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Thanh Hóa, cho biết: "Hiện nay, phần lớn các cơ sở, hộ sản xuất, chế biến nước mắm, các sản phẩm dạng mắm truyền thống ở Tĩnh Gia đều đã đăng ký, tham gia sản xuất, chế biến theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm.Sản phẩm bảo đảm quy định về tem nhãn, xuất xứ sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm. Một số cơ sở, hộ chế biến đã chú trọng đầu tư xây bể, mua hệ thống máy lọc, máy đóng chai, xử lý vệ sinh môi trường trong khu vực sản xuất, nhờ đó năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Nhiều thương hiệu nước mắm, các sản phẩm dạng mắm ở Tĩnh Gia đã được khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài tỉnh."
Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các cơ sở chế biến nước mắm truyền thống của huyện Tĩnh Gia. Điều này sẽ giúp cho những cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống ở Tĩnh Gia có thêm động lực để tiếp tục cho ra thị trường những sản phẩm nước mắm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm./. >> Gạo Bạch Hà của Yên Bái được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể>> Danh mục nhóm sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nông dân Đồng Tháp với đam mê sáng tạo lúa giống đặc sản
10:02' - 12/10/2018
Người nông dân này đã lai tạo thành công 5 giống lúa đặc sản có năng suất và chất lượng cao, phẩm cấp gạo vượt trội, phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương.
-
Kinh tế & Xã hội
Người đi tìm giống lúa đặc sản cho huyện Lấp Vò
22:38' - 11/10/2018
Những năm qua, nông dân Nguyễn Anh Dũng ở xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã tự nghiên cứu tạo ra bước đột phá trong việc lai tạo được nhiều giống lúa mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Sầu riêng đặc sản Đạ Huoai đem lại nguồn thu lớn cho nông dân Lâm Đồng
13:02' - 21/09/2018
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), đến thời điểm hiện tại địa phương cơ bản thu hoạch xong vụ sầu riêng năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lotte Mart giảm giá tới 50% các sản phẩm cho trẻ em
11:32'
Từ ngày 21/05 đến 03/06/2025, siêu thị Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “25 triệu trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” với 2.500 sản phẩm giảm giá đến 50%.
-
Thị trường
Tăng cường kết nối doanh nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam - Ấn Độ
10:50'
Chiều 21/5, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành đồ gỗ và nội thất” nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp hai nước.
-
Thị trường
VietOffice 2025 hướng đến tiêu chí xanh
13:33' - 21/05/2025
Triển lãm VietOffice 2025 dành sự ưu tiên và chào đón các sản phẩm mới, giải pháp mới có tính đột phá, tân tiến với 150 gian hàng, quy tụ 100 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Thị trường
Giá thực phẩm tại Canada tiếp tục tăng vượt tốc độ lạm phát chung
10:11' - 21/05/2025
Mặc dù tốc độ lạm phát hàng năm đã hạ nhiệt vào tháng trước, Cơ quan Thống kê Canada cho biết người tiêu dùng vẫn chứng kiến giá thực phẩm tăng với tốc độ nhanh hơn.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội nghị Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững
17:48' - 20/05/2025
Ngày 22/5, sẽ diễn ra Hội nghị Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững. Hội nghị sẽ mổ xẻ các vấn đề nóng của ngành này mà nhà nước, doanh nghiệp, người chăn nuôi rất quan tâm.
-
Thị trường
Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát “bẫy phụ thuộc”
08:00' - 20/05/2025
Tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường, trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng sẽ giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu ổn định.
-
Thị trường
Thời điểm vàng để kích cầu nội địa
14:00' - 18/05/2025
Kích cầu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa được xác định là một trong ba động lực then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025.
-
Thị trường
Thị trường thép ASEAN và những thách thức
08:42' - 15/05/2025
Việc Trung Quốc gia tăng xuất khẩu thép sang ASEAN được thể hiện rõ qua số liệu xuất nhập khẩu thép vào khu vực này trong quý I/2025.
-
Thị trường
Cà phê Việt Nam bứt phá từ chất lượng và thị trường xuất khẩu
16:09' - 14/05/2025
Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.