Xây dựng thủy điện Quảng Tín gây nên tình trạng ngập lụt
Dù thừa nhận việc xây dựng đập thủy điện là một phần nguyên nhân gây nên tình trạng ngập lụt và khiến cho “nước rút chậm hơn”, nhưng các phương án bồi thường mà chủ đầu tư dự án thủy điện Quảng Tín (Đắk Nông) đưa ra đều bị chính quyền địa phương đánh giá là không thỏa đáng.
Mấy năm nay, ông Bùi Văn Đắc, trú tại thôn 4, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông đã nhiều lần gửi đơn tới các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông phản ánh tình trạng đập thủy điện Quảng Tín gây ra tình trạng ngập lụt đất đai, cây trồng của gia đình ông và một số hộ dân lân cận.
Ông Đắc đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra thực tế, xác định rõ nguyên nhân và yêu cầu chủ dự án thủy điện bồi thường thỏa đáng theo đúng các quy định của Nhà nước để gia đình ông ổn định cuộc sống.
Trao đổi với phóng viên, ông Đắc khẳng định việc ngập lụt xảy ra đã 4 – 5 năm nay, càng về sau thì càng nghiêm trọng hơn.
Đất đai của gia đình ông và một số hộ dân lân cận ven suối Đắk R’Lấp, đoạn qua thôn 4, xã Quảng Tín thuộc khu vực thượng nguồn của đập thủy điện.
Việc xây đập thủy điện Quảng Tín và việc một số hộ dân cải tạo đất đai, múc ao hồ, đê bao dọc suối Đắk R’Lấp (gần công trình thủy điện) khiến cho nước lũ rút chậm, gây ngập úng kéo dài và khiến các loại cây công nghiệp trong vườn nhà ông không thể phát triển được, thậm chí chết dần, chết mòn.
Ông Phạm Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Tín xác nhận, trước khi công trình thủy điện được xây dựng thì hầu như không có tình trạng ngập nước, ngập lụt tại khu vực này.
Trường hợp của ông Đắc và một số hộ dân lân cận là “ngập phát sinh” sau khi xây dựng công trình thủy điện.
UBND xã và các ngành chức năng liên quan đã phối hợp với đơn vị chủ đầu tư và các ngành chức năng liên quan của huyện, của xã làm việc nhiều lần về vấn đề này nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm.
Hiện UBND xã đã báo cáo lên để xin ý kiến cấp trên, đồng thời hướng dẫn cho các hộ dân nếu cần thiết có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bồi thường.
Ông Lê Hồng Chung, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn N&S, chủ đầu tư dự án thủy điện Quảng Tín thừa nhận, tình trạng ngập lụt đất đai, vườn tược của các hộ dân “một phần do thủy điện gây ra”, “một phần do thời tiết” cụ thể là mưa lũ với cường độ lớn và kéo dài.
“Tôi thừa nhận không có công trình thủy điện Quảng Tín thì các hộ dân đó không bị ngập, hoặc có thì mức độ ít hơn, chẳng hạn như trước đây khoảng 1 ngày nước rút đi hết, thì giờ khoảng 2 ngày” – ông Chung nói thêm.
Trước phản ánh của người dân và yêu cầu của chính quyền địa phương, Công ty TNHH N&S đã rà soát và xác định tổng diện tích bị ngập là 2ha.
Trong khi số liệu của chính quyền địa phương là hơn 8ha, tức gấp 4 lần. Phía công ty không đồng ý bồi thường theo giá Nhà nước đối với diện tích hơn 8ha để các hộ dân chuyển đi nơi khác sinh sống, mà chỉ chấp nhận “ngập tới đâu bồi thường tới đó” hoặc “hỗ trợ” cho người dân mỗi hecta từ 120 – 140 triệu đồng để người dân tiếp tục canh tác, sinh sống tại chỗ.
Theo ông Phạm Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Tín, phương án của Công ty TNHH N&S là không thỏa đáng.
Bởi việc xảy ra ngập lụt đất đai, cây trồng của người dân có nguyên nhân chính là do là lỗi của công ty. Việc công ty này chỉ đồng ý bồi thường từng khu vực manh mún, nhỏ lẻ như vậy rất khó cho các hộ dân, bởi họ sẽ canh tác thế nào với những phần đất phân tán còn lại. Trong khi những ảnh hưởng xấu của tình ngập nước đâu chỉ giới hạn tại những khu vực chìm sâu trong nước.
Còn theo ông Lê Hồng Chung, dự án thủy điện đã thi công đúng theo thiết kế của Trung tâm Đo đạc và Tư vấn tài nguyên môi trường Đắk Nông (trực thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường Đắk Nông). Theo đó, cao trình mực nước theo hồ sơ thiết kế là 500,15m.
Công ty TNHH N&S chỉ bồi thường đối với diện tích đất thấp hơn cao trình này, diện tích nào cao hơn thì công ty không bồi thường.
Ông Chung cũng xác nhận năm 2009, trong quá trình chặn dòng, dẫn dòng để thi công thủy điện, công ty đã thỏa thuận và mua lại đất đai của một số hộ dân bị ảnh hưởng dọc theo suối Đắk R’Lấp.
Sau khi thi công xong, các hộ dân có nhu cầu tiếp tục canh tác và công ty đã sang nhượng lại với giá rẻ hơn. Các hộ dân này sau đó đã múc ao hồ, đắp bờ bao xung quanh, nhất là phần tiếp giáp với dòng suối.
Tuy nhiên, cũng theo ông Chung, diện tích này rất nhỏ, không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể và không phải là nguyên nhân gây ra ngập lụt đất đai của các hộ dân bên trên.
Dự án thủy điện Quảng Tín có công suất 5MW, dung tích hồ chứa gần 1 triệu m3. Nhà máy đi vào vận hành từ năm 2010 và từ đó đến nay đã nhiều lần xảy ra các sự cố ngập lụt, sạt lở đất tại nhiều khu vực lân cận.
Đơn vị chủ đầu tư cũng đã nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của các cơ quan chức năng cũng như né tránh trách nhiệm bồi thường cho người dân./.
- Từ khóa :
- thủy điện Quảng Tín
- thủy điện
- ngập lụt
- Đắk Nông
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thủy điện xả nước, sông Cầu Đỏ đã bớt nhiễm mặn
09:47' - 23/08/2019
Đến sáng 23/8, độ mặn tại cửa thu Nhà máy nước Cầu Đỏ đo được là 1.020mg/lít. Được biết, đây là mức mặn nhỏ nhất trong vòng 1 tuần qua trên sông Cầu Đỏ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra sự cố công trình thủy điện Đắk Kar, Đắk Sin 1, tỉnh Đắk Nông
19:01' - 12/08/2019
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu một số bộ, ngành, địa phương liên quan kiểm tra, xử lý, khắc phục sự cố các công trình thủy điện Đắk Kar, Đắk Sin 1 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với mưa lớn và sự cố công trình thủy điện Đăk Kar, Đăk Sin 1
19:17' - 10/08/2019
Các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, đặc biệt là tình hình xả lũ đảm bảo an toàn hạ du
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.