Xe điện – lĩnh vực tăng trưởng mới của Malaysia
Viện Yusof Ishak Singapore (ISEAS) mới đây đăng nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sỹ Tham Siew Yean thuộc Đại học Quốc gia Malaysia, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của xe điện trong Quy hoạch tổng thể công nghiệp mới 2030 của Malaysia.
Quy hoạch tổng thể công nghiệp mới 2030 (NIMP 2030) của Malaysia đã bổ sung các sáng kiến hiện có để phát triển xe điện (EV) trong Chính sách ô tô quốc gia (NAP) và các ưu đãi ngân sách được đưa ra vào năm 2022 và 2023 để thúc đẩy nhu cầu cũng như cơ sở hạ tầng sạc điện ở Malaysia. NIMP tập trung vào phát triển nguồn cung trong chuỗi giá trị xe điện, bao gồm cả việc phát triển xe điện giá cả phải chăng.Lĩnh vực xe điện ở Malaysia
Lĩnh vực xe điện đã được chọn làm động lực tăng trưởng chính ở Malaysia. Quốc gia này có ngành công nghiệp ô tô lớn thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Thái Lan, với lĩnh vực ô tô đóng góp khoảng 4% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước năm 2021. Phân tích dữ liệu đầu vào - đầu ra của ngành sản xuất công nghiệp tiềm năng này đã phát hiện ra rằng khi giá trị gia tăng mà ngành công nghiệp ô tô mang lại tăng thêm 1 USD sẽ làm tăng sản lượng lên gấp ba lần, lên 3,1 USD. Mức hiệu ứng cấp số nhân này bằng hoặc gần bằng mức cao nhất trong các ngành khác và chắc chắn mạnh hơn mức trung bình của toàn ngành.
Theo NIMP, một số lĩnh vực của nền kinh tế có thể thu được lợi ích từ sự phát triển của xe điện, cụ thể là công nghiệp dầu khí thể hiện trong thương mại linh kiện nhựa, công nghiệp kim loại (thép, nhôm), công nghiệp điện – điện tử (wafer silicon), công nghiệp dệt may (vải bọc), công nghiệp cao su (lốp xe) và hóa chất (công nghiệp pin).
Trước NIMP, một số sáng kiến đã được đưa ra để thúc đẩy sự phát triển của xe điện, trong đó đáng chú ý là Chính sách ô tô quốc gia (NAP) 2014 nhằm mục đích phát triển Malaysia thành trung tâm khu vực về các phương tiện tiết kiệm năng lượng (EEV). Đây là những phương tiện đáp ứng một bộ thông số kỹ thuật về lượng khí thải carbon và mức tiêu thụ nhiên liệu. EEV có thể là động cơ đốt trong (ICE), xe lai (hybrid), xe điện, xe chạy bằng pin nhiên liệu.Các biện pháp khuyến khích được đưa ra nhằm thu hút đầu tư vào sản xuất và lắp ráp EEV, bao gồm cả xe điện. Các biện pháp này bao gồm miễn thuế thu nhập từ 70-100% trong 5-10 năm cho các nhà đầu tư sản xuất/lắp ráp xe điện và các bộ phận quan trọng, và trợ cấp thuế thu nhập từ 60-100% trong thời gian 5-10 năm. Các ưu đãi tùy chỉnh lên tới 100% miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe điện và lên tới 85% đối với xe lai sạc điện (PHEV). NAP 2020 tiếp theo được ra mắt vào năm 2020 vẫn giữ nguyên mục tiêu và định nghĩa về EEV.Tuy nhiên, định nghĩa quá rộng này đã không thu hút đầu tư vào xe điện và thay vào đó khuyến khích các nhà sản xuất ICE hiện có như Proton, Perodua và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản nâng cấp các mẫu ICE của họ theo tiêu chuẩn được xác định cho EEV để đủ điều kiện nhận ưu đãi, thay vì để đầu tư vào dây chuyền hoặc cơ sở sản xuất hoàn toàn mới dành cho xe điện.Nhu cầu xe điện đã bị hạn chế do lo ngại về phạm vi di chuyển của xe điện chạy pin (BEV) chỉ sau một lần sạc. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn do cơ sở hạ tầng sạc ở Malaysia vẫn còn kém phát triển. Do đó, ngân sách 2022 và 2023 của Malaysia đã đưa ra các ưu đãi cụ thể để kích thích nhu cầu xe điện cũng như phát triển cơ sở hạ tầng sạc điện.Các công ty đóng góp vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng xe điện ở Malaysia sẽ được hưởng lợi từ các ưu đãi của chính phủ như giảm thuế. Hơn nữa, chính phủ cũng có kế hoạch lắp đặt 10.000 trạm sạc vào năm 2025 theo Kế hoạch chi tiết về dịch chuyển phát thải carbon thấp.Những ưu đãi này đã khuấy động sự quan tâm của các nhà sản xuất trong việc đưa các mẫu xe điện của họ sang Malaysia, từ đó tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng, đặc biệt là về giá cả. Ví dụ Sime Darby đã đưa xe điện BYD vào Malaysia năm 2022. BYD là nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc.Doanh số BEV đã tăng từ năm 2021-2022, mặc dù xuất phát từ mức thấp và dự kiến sẽ tăng thêm đến năm 2028, do số lượng trạm sạc tăng theo kế hoạch. Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI) cũng giới thiệu Sáng kiến lãnh đạo toàn cầu về xe điện chạy pin (BEV GLI) năm 2023, cho phép các công ty nước ngoài bán ô tô ở Malaysia mà không cần có quy định về Giấy phép phê duyệt (AP), do đó làm cho xe nhập khẩu rẻ hơn.Tesla được đưa vào Malaysia theo chương trình này trong cùng năm và được yêu cầu có đóng góp cho cơ sở hạ tầng sạc điện, lắp đặt ít nhất 50 bộ sạc nhanh DC trong vòng ba năm và đưa ít nhất 30% trong số này phục vụ mục đích sử dụng công cộng.Đóng góp quan trọng của NIMP là việc sử dụng các dự án dựa trên sứ mệnh (MBP) để tạo ra sự thay đổi theo hướng mong muốn. Xe điện giá cả phải chăng vẫn còn là một câu hỏi vì xe điện được lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu đều có giá trên 100.000 RM (khoảng 20.975 USD). Đây được coi là động thái nhằm bảo vệ Proton và Perodua, hai hãng xe quốc gia sản xuất ô tô có giá dưới 100.000 RM.Do đó, để đưa xe điện trở thành động lực tăng trưởng chính, MBP trong kế hoạch hành động đã yêu cầu Perodua cam kết lắp ráp tại địa phương các mẫu xe điện giá cả phải chăng, được cho là với một đối tác Nhật Bản. Điều này sẽ giải quyết vấn đề khả năng chi trả cần thiết để kích thích nhu cầu địa phương. Perodua ước tính chiếm khoảng 39% thị phần ô tô ở Malaysia năm 2022. Công ty sẽ ra mắt xe hybrid vào năm 2024 và xe điện vào năm 2027.Thách thức chính trong phát triển xe điện
Ảnh: Virta Global
Mặc dù NIMP cung cấp mức độ chi tiết cao hơn cho việc phát triển xe điện trong nước nhưng vẫn còn hai thách thức nổi bật.
Thứ nhất là trợ cấp nhiên liệu hóa thạch. Trợ cấp nhiên liệu hóa thạch đã cản trở người tiêu dùng chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế.
Trong đó, xăng RON 95 thường được sử dụng cho các loại xe có động cơ có dung tích từ 2.500 cc trở xuống, thường là những dòng xe được người có thu nhập thấp sử dụng. Xăng RON 95 và dầu diesel được trợ cấp, với mức trợ cấp phụ thuộc vào chênh lệch giữa giá bán ở Malaysia và giá thị trường mỗi lít.Giá dầu thế giới tăng cao đã làm tăng lượng trợ cấp đến mức khiến hoạt động này trở nên không bền vững. Ví dụ, năm 2022, giá dầu tăng do chiến tranh Ukraina dẫn đến việc tăng trợ cấp nhiên liệu lên tới 50,8 tỷ RM, chiếm 17% chi tiêu hàng năm của chính phủ và 75% tổng trợ cấp của cả nước.Chính phủ Malaysia đã công bố ý định chuyển sang trợ cấp có mục tiêu, bắt đầu bằng trợ cấp nhiên liệu cho điện và dầu diesel, dựa trên thu nhập khả dụng của hộ gia đình, bắt đầu từ năm 2024. Sự thay đổi này sau đó sẽ mở rộng sang trợ cấp cho xăng RON 95.Mặc dù hành động như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng trợ cấp cho chính phủ, nhưng cũng ngụ ý rằng những người nhận trợ cấp có mục tiêu sẽ tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch, do đó làm chậm quá trình chuyển đổi sang xe điện và hạn chế việc sử dụng xe điện để chuyển về mức phát thải ròng bằng 0 như kế hoạch trong NIMP.Một lựa chọn tốt hơn sẽ là tái sử dụng các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch để chuyển sang sử dụng xe điện. Trợ cấp giá mua đã được sử dụng ở các quốc gia khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng xe điện. Sự thay đổi theo hướng vận chuyển xanh hơn để giảm lượng khí thải carbon cũng sẽ làm giảm các tác động tiêu cực bên ngoài từ việc sử dụng ô tô ICE.Thứ hai là xanh hóa lưới điện. Động lực chính để thúc đẩy xe điện là mục tiếu đưa mức phát thải ròng về bằng 0. Tuy nhiên, xe điện chỉ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi về mức ròng 0 nếu lưới điện được cung cấp năng lượng tái tạo. Trong khi đó, Malaysia vẫn chủ yếu dựa vào than, dầu và khí đốt, vốn chiếm tới 81% cho việc sản xuất điện. Ở các nước phát triển như Thụy Sỹ, được xếp hạng là quốc gia thân thiện với xe điện nhất trên thế giới, tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện chỉ là 3,6% vào năm 2022.Công ty điện lưới quốc gia Tenaga Nasional đã vạch ra kế hoạch tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 31% vào năm 2025, giảm 50% việc sử dụng than vào năm 2035 và 100% vào năm 2050, nhưng vẫn chưa chắc về khả năng đạt được những mục tiêu này theo kế hoạch./.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.