Xem xét việc hỗ trợ vốn đầu tư đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 21/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận việc cho phép áp dụng hệ số đặc thù ưu tiên phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đối với các xã vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Hỗ trợ vốn đầu tư đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu LongThứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị bổ sung đối tượng đặc thù được ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Báo cáo cho thấy mặc dù đến thời điểm hiện nay, chưa có báo cáo chính thức đánh giá và so sánh chi tiết, cụ thể về suất vốn đầu tư bình quân của từng vùng miền trên cả nước, tuy nhiên các Bộ (Xây dựng, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá Thể thao và Du lịch) đều nhận định: Theo kết quả thẩm định và đánh giá kết quả đầu tư các công trình hạ tầng của các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở, các công trình công cộng (đường giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa) bình quân/công trình tại đây cao hơn nhiều so với suất vốn đầu tư bình quân của cả nước do Bộ Xây dựng công bố.
Nguyên nhân do địa thế vùng có nhiều kênh rạch, địa chất phức tạp, nền đất rất yếu nên để triển khai xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn phải tăng thêm nhiều chi phí để xử lý so với các vùng khác; nguồn vật liệu xây dựng khan hiếm, không có sẵn để khai thác tại chỗ mà phải vận chuyển chủ yếu bằng đường thủy từ các vùng khác đến nên chi phí đầu tư là rất lớn.
Hiện tổng số xã thực hiện xây dựng nông thôn mới của 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 1.280 xã, trong đó có 544 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và đặc biệt khó khăn. Tính đến tháng 1/2017, cả vùng có 305 xã đạt 19 tiêu chí, trong đó, 261 xã (20,39%) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (thấp hơn bình quân chung của cả nước 26,45%); 137 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 644 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 194 xã đạt từ 5-9 tiêu chí; không còn xã dưới 5 tiêu chí. Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung 1.244 xã (trong đó có 544 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và đặc biệt khó khăn) thuộc 12 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (không bao gồm 36 xã của thành phố Cần Thơ, là địa phương tự cân đối được ngân sách), là những xã nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa hình, địa chất phức tạp, điển hình của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long vào nhóm đối tượng đặc thù được ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương theo nguyên tắc phân bổ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng việc hỗ trợ vốn đầu tư đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là cần thiết nhằm góp phần khắc phục những khó khăn về đặc điểm địa lý, khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy kinh tế phát triển.Theo Tờ trình 45, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung 1.244 xã vào nhóm đối tượng đặc thù được ưu tiên hỗ trợ đầu tư từ ngân sách. Tuy nhiên theo Báo cáo giải trình bổ sung số 1499, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị bổ sung 961 xã vào nhóm được ưu tiên hỗ trợ đầu tư.
Trong tổng số 1280 xã thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì có tới 544 xã (chiếm 42,5%) có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt khó khăn; 137 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 44 xã đạt 19 tiêu chí nhưng chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Đối chiếu với quy định tại Nghị quyết 100/2015/QH13, các xã này đã là nhóm xã được ưu tiên trong phân bổ vốn ngân sách Trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xâ dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Nếu bổ sung tất cả các xã này vào đối tượng đặc thù thì sẽ dẫn đến tình trạng trùng lắp trong áp dụng chính sách. Ủy ban đề nghị Chính phủ rà soát, phân loại, chỉ đề xuất bổ sung đối tượng đặc thù đối với các xã ngoài nhóm xã: đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên.
Làm rõ căn cứ và tiêu chí để làm cơ sở cho việc quyết định ưu tiên Qua thảo luận, đa số các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc cho phép áp dụng hệ số đặc thù ưu tiên phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đối với các xã vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, việc hỗ trợ vốn đầu tư đối với khu vực này là cần thiết nhằm góp phần khắc phục những khó khăn về đặc điểm địa lý, khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu còn băn khoăn vì Chính phủ đề nghị 1244 xã, nhưng Báo cáo thẩm tra đề nghị chỉ xem xét 961 vào nhóm ưu tiên. Giữa Chính phủ và các cơ quan Trung ương đã thống nhất chưa? Sau khi ban hành rồi, có đề nghị tiếp thì có bổ sung tiếp hay không? Điều này cần phải làm rõ thêm, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu đề nghị.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề nghị cần làm rõ căn cứ và tiêu chí để làm cơ sở cho việc quyết định ưu tiên. Trưởng ban công tác đại biểu Trần Văn Túy vẫn băn khoăn bởi hiện chưa có số liệu báo cáo đánh giá cụ thể về các chi phí xây dựng nông thôn mới giữa các vùng.Dẫn dụ về những khó khăn của miền núi, ông Túy đề nghị, để bảo đảm tính thuyết phục, công bằng và có cơ sở cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định, cần có đánh giá tổng thể trên cơ sở đó mới có đề xuất tổng thể chung cho các địa phương có khó khăn.
Điều hành thảo luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc có hỗ trợ cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng cần làm rõ những xã nào, vùng nào cần hỗ trợ và hỗ trợ là bao nhiêu. Trên cơ sở thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán lại và tiếp tục xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về chế độ và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội. Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bế mạc phiên thứ 7./.>>>
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cẩn trọng khi mở rộng diện tích trồng lúa nếp ở Đồng bằng sông Cửu Long
06:32' - 01/02/2017
Người dân ở khu vực ĐBSCL mở rộng diện tích trồng lúa nếp, nếu ngành nông nghiệp và các địa phương không có khuyến cáo kịp thời, hệ lụy của tình trạng này trong tương lai là khó tránh khỏi.
-
Chuyển động DN
Khai trương tòa tháp cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long
17:54' - 24/12/2016
Ngày 24/12, tại Bến Ninh Kiều, Tập đoàn Vingroup đã làm lễ khai trương Vinpearl Cần Thơ Hotel, tòa tháp cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư gần 14,5 triệu USD xây dựng Trung tâm dữ liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
19:13' - 05/10/2016
Trung tâm dữ liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ cung cấp nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao, ở quy mô vùng làm cơ sở hỗ trợ cho việc ra quyết định về phát triển bền vững tại khu vực.
-
Kinh tế tổng hợp
Kinh nghiệm chống chịu với biến đổi khí hậu ở đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long
20:43' - 30/08/2016
Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, trong khi Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là một trong 3 vùng có khả năng bị ngập lụt nặng nề nhất trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51' - 12/07/2025
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04' - 12/07/2025
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39' - 12/07/2025
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.