Xét xử sơ thẩm vụ án tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn
Ngày 8/12, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) và các công ty liên quan.
Trước đó ngày 6/12, phiên tòa đã khai mạc xong sau đó tạm hoãn để xác minh tình trạng sức khỏe của bị cáo Hồ Văn Ngon (nguyên Phó Tổng Giám đốc SAGRI). Tại phiên tòa hôm nay, Hội đồng xét xử thông báo chấp nhận đơn xin xét xử vắng mặt của hai bị cáo Hồ Văn Ngon và bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Mai (nguyên Trưởng Phòng Nhân sự hành chính SAGRI) vì lý do sức khỏe. * Nhiều sai phạm trong chuyển nhượng Dự án khu nhà ở hơn 36.000m2Sau phần làm thủ tục phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã công bố cáo trạng. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố hai bị cáo Lê Tấn Hùng (nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông nghiệp Sài Gòn - SAGRI), Nguyễn Thị Thúy (nguyên Kế toán trưởng SAGRI) về hai tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Tham ô tài sản.”
Các bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh), Trần Trọng Tuấn (nguyên Giám đốc Sở Xây dựng), Vân Trọng Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên SAGRI), Hồ Văn Ngon (nguyên Phó Tổng Giám đốc SAGRI), Lê Văn Thanh (nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố), Phan Trường Sơn (nguyên Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc);
Nguyễn Thanh Chương (nguyên Trưởng phòng Đô thị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố), Trần Quốc Đạt (nguyên Phó trưởng Phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng), Lê Tấn Hòa (nguyên chuyên viên Sở Xây dựng) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.”
Theo cáo trạng, với vai trò Tổng Giám đốc SAGRI, bị cáo Lê Tấn Hùng đã chỉ đạo cán bộ trong Tổng Công ty thực hiện các hành vi trái pháp luật để chuyển nhượng Dự án khu nhà ở tại khu đất diện tích hơn 36.000m2 (Khu phố 4, phường Phước Long B, Quận 9 cũ, Thành phố Hồ Chí Minh) cho Tổng Công ty Phong Phú.Dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng, Tổng Công ty SAGRI chưa có phương án, kế hoạch thoái vốn tại dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng bị cáo Hùng vẫn chỉ đạo cán bộ cấp dưới hoàn thiện các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng Dự án.
Bị cáo Trần Trọng Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh và các bị cáo liên quan là cán bộ, lãnh đạo tại Sở Xây dựng và Văn phòng UBND Thành phố là những người có trách nhiệm thẩm định, rà soát tính pháp lý của Dự án.Các bị cáo biết việc Tổng Công ty SAGRI đề nghị chuyển nhượng Dự án là trái pháp luật, nhưng vẫn trình bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố ký Quyết định chấp thuận cho Tổng Công ty SAGRI được chuyển nhượng Dự án cho Tổng Công ty Phong Phú. Sau đó, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến đã đồng ý và ký Quyết định số 6077/QĐ-UBND chấp thuận cho chuyển nhượng Dự án.
* Gây thiệt hại hơn 672 tỷ đồngSau khi việc chuyển nhượng Dự án trên hoàn thành, nhiều thông tin dư luận và báo chí phản ảnh về sai phạm trong chuyển nhượng Dự án, ngày 2/7/2018, bị cáo Lê Tấn Hùng và ông Phạm Xuân Trình, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phong Phú ký Biên bản thỏa thuận số 40/NNSG-PP, về việc điều chỉnh tiền sử dụng đất theo quy hoạch mới và ký phụ lục hợp đồng chuyển nhượng dự án theo giá chuyển nhượng đã điều chỉnh theo quy định.
Ngày 10/6/2019, bị cáo Lê Tấn Hùng và ông Phạm Xuân Trình ký Thanh lý hủy hợp đồng số 489A/2019/TLHĐCN, hai bên thống nhất hủy hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án số 123/HĐCN ngày 22/12/2017 và Phụ lục hợp đồng số 01 ngày 06/01/2018 về việc chuyển nhượng toàn bộ Dự án khu nhà ở tại Khu phố 4, Phường Phước Long B. Như vậy, sau khi việc chuyển nhượng Dự án trái pháp luật bị phát hiện, các bị cáo trong vụ án và một số cơ quan, đơn vị có liên quan của UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện một số thủ tục thu hồi, huỷ bỏ Quyết định 6077/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, huỷ bỏ hợp đồng và các thủ tục có liên quan như nêu trên.Tuy nhiên, việc thu hồi, hủy bỏ các văn bản, thủ tục nêu trên chỉ là nhằm khắc phục hậu quả, không có hiệu lực thu hồi lại được Dự án đã chuyển nhượng bằng Hợp đồng có công chứng xác nhận. Đồng thời, hiện trạng Dự án là Tổng Công ty Phong Phú đã hợp tác với các bên thứ ba bằng 79 hợp đồng, thu tổng trị giá hơn 115 tỷ đồng.
Do đó, hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn là hơn 672 tỷ đồng, chưa được thu hồi.
* Bị cáo Lê Tấn Hùng tham ô hơn 13 tỷ đồngTheo cáo trạng, các bị cáo Nguyễn Thị Tuyết Mai (nguyên Trưởng Phòng Nhân sự hành chính SAGRI), Trần Văn Trường (Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Thanh niên xung phong), Đoàn Quang Hồi (Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Lữ hành Hòa Bình Quốc tế), Nguyễn Thị Nguyên (Kế toán trưởng Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Lữ hành Hòa Bình Quốc tế), Đỗ Sĩ Hoài Thanh (Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Du lịch Thanh niên xung phong) bị truy tố về tội “Tham ô tài sản”.
Năm 2016, bị cáo Lê Tấn Hùng chỉ đạo và cùng các bị cáo Nguyễn Thị Thúy - Kế toán trưởng, Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trưởng Phòng Nhân sự hành chính của SAGRI bàn bạc, thống nhất với Trần Văn Trường - Giám đốc và Đỗ Sĩ Hoài Thanh - Kế toán trưởng Công ty Du lịch Thanh niên xung phong, Đoàn Quang Hồi - Giám đốc và Nguyễn Thị Nguyên - Kế toán trưởng Công ty Lữ hành Hòa bình Quốc tế lập 10 hồ sơ, hợp đồng khống cho cán bộ, nhân viên SAGRI đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài để chiếm đoạt hơn 13 tỷ đồng của SAGRI để sử dụng vào mục đích cá nhân. Ngày 22/12/2016, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh có Kế hoạch thanh tra toàn diện Tổng Công ty SAGRI. Để che giấu hành vi phạm tội, bị cáo Lê Tấn Hùng chỉ đạo các bị cáo Nguyễn Thị Thúy và Nguyễn Thị Tuyết Mai soạn thảo các văn bản, liên hệ với Công ty Du lịch Thanh niên xung phong và Công ty Lữ hành Hòa bình Quốc tế để hợp thức hồ sơ, tài liệu, dòng tiền nhằm che giấu hành vi phạm tội. Phiên tòa dự kiến xét xử đến ngày 17/12./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn
10:30' - 06/12/2021
Ngày 6/12, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm vụ giao "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn: Viện Kiểm sát đề nghị bác các kháng cáo
20:18' - 29/11/2021
Xét xử phúc thẩm vụ án sai phạm trong việc giao "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn, Viện Kiểm sát đề nghị bác các kháng cáo, chấp nhận kháng nghị.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. HCM trong vụ án giao "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn
10:24' - 29/11/2021
Ngày 29/11, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm Vụ án sai phạm trong việc giao "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn.
-
Kinh tế và pháp luật
Ngày mai (29/11), xét xử phúc thẩm vụ án công ty Nhật Cường
19:56' - 28/11/2021
Sáng mai (29/11), Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án “Buôn lậu” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử nguyên Trưởng cửa hàng Co.op Food "đổi tiền giả lấy tiền thật"
13:36' - 26/11/2021
Ngày 26/11, Tòa án nhân dân Tp Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Thanh 5 năm tù về tội “Tàng trữ, lưu hành tiền giả”, Huỳnh Thanh Trúc 5 năm tù về tội “Lưu hành tiền giả”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Tòa án Hiến pháp Thái Lan đình chỉ nhiệm vụ của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra
14:33'
Với tỷ lệ 7/9 phiếu tán thành, Tòa án Hiến pháp Thái Lan ngày 1/7 đã quyết định đình chỉ nhiệm vụ của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra trong thời gian tòa xem xét vụ kiện yêu cầu bãi nhiệm Thủ tướng.
-
Kinh tế và pháp luật
Cấp định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ ngày 1/7
12:17'
Từ ngày 1/7, Bộ Công an triển khai trên toàn quốc việc cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
-
Kinh tế và pháp luật
Người lao động cần biết: Điểm mới về chế độ ốm đau có hiệu lực từ 1/7
11:31'
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến nhiều thay đổi quan trọng, đặc biệt là trong các quy định liên quan đến chế độ ốm đau.
-
Kinh tế và pháp luật
Argentina bị buộc phải giao 51% cổ phần của Tập đoàn YPF cho các quỹ đầu tư
09:51'
Ngày 1/7, thẩm phán Mỹ Loretta Preska ra phán quyết buộc Argentina phải chuyển giao 51% cổ phần của Tập đoàn Dầu khí quốc gia (YPF) cho các quỹ đầu tư Burford Capital, Eton Park và Bainbridge.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố vụ án xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
08:16'
Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an thành phố Hà Nội đã có quyết định khởi tố vụ án “Vô ý làm lộ bí mật Nhà nước” để điều tra, làm rõ vụ lộ đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
-
Kinh tế và pháp luật
Giấy chứng sinh: Cập nhật quy định mới nhất
06:30'
Bộ Y tế mới đây đã ban hành Thông tư 22/2025/TT-BYT ngày 28/6/2025 quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh, trong đó quy định cấp mới giấy chứng sinh.
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá đường dây lừa đảo tiền mã hóa xuyên quốc gia
18:53' - 30/06/2025
Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) ngày 30/6 thông báo Cảnh sát Tây Ban Nha đã dẫn đầu một chiến dịch triệt phá đường dây lừa đảo đầu tư tiền mã hóa hoạt động xuyên quốc gia.
-
Kinh tế và pháp luật
Cập nhật quy định mới nhất về lương hưu 2025
14:28' - 30/06/2025
Điều kiện hưởng lương hưu, mức lương hưu được quy định tại Nghị định số 158/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
-
Kinh tế và pháp luật
Hải quan bắt giữ 1,3 triệu bao thuốc lá vi phạm
12:19' - 30/06/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, đặc biệt trong các đợt cao điểm, Cục Hải quan đã chủ trì và phối hợp xử lý nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng.