Xét xử vụ Hà Văn Thắm: Không thể coi hành vi chi lãi ngoài là biện pháp chính đáng
Ngày 24/9, tham gia đối đáp tại phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm, đại diện Viện kiểm sát đã đưa ra nhiều luận điểm chứng minh hành vi vi phạm của các bị cáo và khẳng định: “Không thể coi hành vi chi lãi ngoài là biện pháp chính đáng”.
Phân tích về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật Hình sự, đại diện Viện kiểm sát bảo lưu quan điểm các bị cáo đã vi phạm Điều 165 qua việc chi lãi ngoài.
Số tiền này được lấy từ các tài khoản phục vụ cho ngân hàng và được chi vào hoàn ứng không có chứng từ hợp lệ, rút tiền chi cho các cá nhân không có hóa đơn chứng từ, không có khả năng thu hồi, vi phạm các quy định của Nhà nước, trong đó có Thông tư 02 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước.
Đại diện Viện kiểm sát cũng khẳng định quá trình điều tra, xác định hành vi vi phạm của các bị cáo, việc đánh giá các chứng cứ dựa trên quy định của pháp luật và tư duy logic dựa trên mối quan hệ biện chứng, trong đó kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ là một trong các chứng cứ.
Kiểm sát viên Đào Thịnh Cường (Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) giữ quyền công tố tại tòa, nhận định: “OceanBank là một tổ chức tín dụng, dù muốn hay không họ cũng phải tuân thủ Luật Các tổ chức tín dụng cũng như các quy định khác của Ngân hàng Nhà nước.
Trước yêu cầu của Thông tư 02, đáng lý ra OceanBank, nhất là Chủ tịch và Ban Điều hành phải có những giải pháp nâng cao năng lực quản trị, thay đổi phương án quy mô kinh doanh để ngân hàng tồn tại.
Tuy nhiên, với những động cơ mang tính cá nhân và nhóm lợi ích, Hà Văn Thắm đã lựa chọn hành vi làm trái pháp luật, với số tiền hàng ngàn tỷ đồng được chi cho những cá nhân là lãnh đạo các tổ chức có nguồn tiền gửi và đồng thời chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện chủ trương chi lãi suất vượt trần”.
Công tố viên Đào Thịnh Cường cho biết, trong giai đoạn 2 của vụ án, cơ quan cảnh sát điều tra sẽ làm rõ ai chiếm đoạt, chiếm đoạt như thế nào, nguồn tiền gửi này có phải là vốn nhàn rỗi hay không, là ngắn hạn hay dài hạn.
Hành vi Hà Văn Thắm và các đồng phạm trên thực tế đã tiếp tay cho Thắm thực hiện chủ trương làm trái đáng bị lên án và bị xử lý.
“Tuy nhiên, các bị cáo và các luật sư lại cho rằng hành vi chi lãi ngoài là biện pháp chính đáng.
Tôi cho rằng luận cứ này không có cơ sở. Không một Nhà nước nào chấp nhận một tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi trái pháp luật mà lại coi là chính đáng, trừ trường hợp bất khả kháng được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự.
Qua đó thể hiện tính thượng tôn pháp luật”, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Đào Thịnh Cường nhấn mạnh.
Về hành vi Chiếm đoạt tài sản liên quan đến tội danh của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm, đại diện Viện kiểm sát cho rằng, trong quá trình điều tra và diễn biến xét xử tại phiên tòa, Hà Văn Thắm đã thừa nhận bối cảnh phải thực hiện theo yêu cầu của Nguyễn Xuân Sơn về việc phải chi lãi ngoài vì Nguyễn Xuân Sơn có lợi thế quá lớn trong việc huy động tiền từ Tập đoàn Dầu khí (PVN).
Toàn bộ số tiền này không được hạch toán vào nguồn thu của PVN và đã bị Nguyễn Xuân Sơn dùng vào mục đích cá nhân và chia chác cho các mối quan hệ.
Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng PVN) cũng khai có nhận tiền và đã chi vào việc cá nhân.
Do đó, không thể có căn cứ nào như lời trình bày của bị cáo Sơn là sử dụng tiền vào các hoạt động từ thiện, phúc lợi, hay làm quà biếu cho cách lãnh đạo bộ, ngành dưới danh nghĩa PVN. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của PVN.
Về việc các luật sư yêu cầu trả hồ sơ để nhập vào một số vụ án liên quan khác, đồng thời lo ngại rằng nếu tách các vụ án mới được khởi tố sau này ra sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và dân sự của các bị cáo.
Viện kiểm sát khẳng định, quá trình điều tra mở rộng vụ án, nếu xác định được hành vi phạm tội của các bị can khác thì sẽ là thêm đồng phạm với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn chứ không ảnh hưởng đến việc kết tội đối với bị cáo này./.
Xem thêm:>>>Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm: Việc ban hành Thông tư 02 có đầy đủ cơ sở pháp lý
>>>Xử vụ Hà Văn Thắm: Tranh luận xác định người đại diện phần vốn góp của PVN tại OceanBank
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm: Viện kiểm sát đề nghị miễn hình phạt cho 4 bị cáo
20:34' - 22/09/2017
Sau khi cân nhắc, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho một số bị cáo.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ xét xử Hà Văn Thắm: Đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung liên quan đến Ninh Văn Quỳnh
17:12' - 21/09/2017
Chiều 21/9, tiếp tục phần trình bày quan điểm của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm.
-
Kinh tế và pháp luật
Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm: Yêu cầu bồi thường số tiền đã bị chiếm đoạt
13:30' - 21/09/2017
Luật sư của các nguyên đơn dân sự là OceanBank và PVN khẳng định quan điểm yêu cầu được bồi thường số tiền đã bị chi trái pháp luật.
-
Kinh tế và pháp luật
Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm: Các bị cáo tự gỡ tội cho mình
19:33' - 20/09/2017
Ngày 20/9, Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm trong vụ án sai phạm xảy ra tại OceanBank bước vào ngày làm việc thứ 17.
-
Kinh tế và pháp luật
Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm: Hà Văn Thắm xin được nhận tội thay cho cấp dưới
19:52' - 19/09/2017
Ngày 19/9, tiếp tục phần tranh tụng tại phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm.
-
Kinh tế và pháp luật
Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm: Có hay không việc Hứa Thị Phấn bị ép cho mượn tài sản?
20:17' - 18/09/2017
Ngày 18/9, phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm tiếp tục phần tranh luận.
-
Kinh tế và pháp luật
Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm: Ai là đồng phạm trong thực hiện chi lãi ngoài?
19:17' - 16/09/2017
Ngày 16/9, các luật sư bào chữa tiếp tục tham gia phần tranh luận tại phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hoàn tất cuộc thẩm vấn lần hai
10:43'
Cuộc thẩm vấn diễn ra tại trụ sở Viện kiểm sát cấp cao Seoul và kéo dài hơn 14 giờ.
-
Kinh tế và pháp luật
Tạm giữ hình sự giang hồ cộm cán Nguyễn Thị Hạnh
08:19'
Nguyễn Thị Hạnh, tức Hạnh "sự, là một giang hồ cộm cán với nhiều tiền án, từng có thời gian là đàn em của Năm Cam (trùm giang hồ những năm 1990).
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố 124 bị can về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người cao tuổi
17:57' - 05/07/2025
Bộ Công an triệt phá đường dây lừa đảo quy mô hơn 500 tỷ đồng do Trần Quang Đạo cầm đầu, núp bóng doanh nghiệp, lừa hàng trăm nghìn người già thông qua mạng viễn thông.
-
Kinh tế và pháp luật
Pháp phạt nền tảng bán hàng Shein vì quảng cáo giảm giá sai lệch
06:30' - 05/07/2025
Cơ quan chống độc quyền của Pháp thông báo đã phạt nền tảng thương mại điện tử chuyên về thời trang nhanh Shein số tiền 40 triệu euro (khoảng 47,17 triệu USD).
-
Kinh tế và pháp luật
Hiệu quả mô hình cấp định danh điện tử mức 2 cho người nước ngoài tại Hà Nội
15:58' - 04/07/2025
Theo quy định, đối tượng được cấp định danh điện tử mức 2 là người nước ngoài từ đủ 6 tuổi trở lên, có thẻ tạm trú hoặc thường trú tại Việt Nam.
-
Kinh tế và pháp luật
Tiếp nhận, xác minh 38 người dân do lực lượng chức năng Campuchia bàn giao
12:32' - 04/07/2025
Bước đầu cơ quan chức năng xác định, trong số 38 công dân được tiếp nhận có 27 nam và 11 nữ, đến từ 22 tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế và pháp luật
Cập nhật ký hiệu biển số xe theo tỉnh, thành mới nhất
09:48' - 04/07/2025
Thông tư số 51/2025/TT-BCA quy định ký hiệu biển số xe ô tô, xe mô tô, xe máy chuyên dùng trong nước từ 1/7/2025.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý nghiêm, làm rõ những sơ hở, lỗ hổng liên quan sữa giả, thực phẩm giả
20:28' - 03/07/2025
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 3/7, đại diện Bộ Công an đã cung cấp thông tin liên quan đến vụ sản xuất, buôn bán sữa giả Hiup và vụ dầu ăn giả quy mô lớn.
-
Kinh tế và pháp luật
Tập đoàn Phúc Sơn nộp thêm 768 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án
12:44' - 03/07/2025
Theo kế hoạch, sáng 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn.