Xóa bỏ rào cản thủ tục hành chính, tạo đột phá thu hút đầu tư vào ngành điện
"Giá điện chưa phù hợp với cơ chế thị trường", bất cập trên được chuyên gia về giá Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nêu tại Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện", do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 20/8.
Bốn bất cập trong giá điện
Phân tích về điều này, ông Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, giá điện đang có 4 bất cập rất lớn. Bất cập thứ nhất có tính chất bao trùm là giá điện chưa thực hiện theo cơ chế thị trường.
Toàn bộ chi phí đầu vào để sản xuất điện như than, khí, dầu, tỷ giá… đã theo thị trường, nhưng giá đầu ra lại không phản ánh được những biến động của các chi phí đó; có lúc điều chỉnh quá lâu, có lúc điều chỉnh lại không tính đúng, tính đủ, không bảo đảm bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra để sản xuất kinh doanh điện, nên sản xuất kinh doanh điện gặp rất nhiều khó khăn.
Số liệu 2 năm 2022 – 2023 cho thấy, chính sách điều hành trên đã gây lỗ cho ngành điện khoảng 47.500 tỷ đồng. Đây là khó khăn lớn cho việc cải thiện dòng tiền của ngành điện để đầu tư, phát triển nguồn và lưới.
"Giá điện hiện nay chúng ta kỳ vọng và giao cho nó gánh vác nhiệm vụ đa mục tiêu. Chúng ta muốn phải tính đúng, tính đủ, bảo đảm bù đắp chi phí nhưng phải khuyến khích thu hút đầu tư, phải đảm bảo an sinh xã hội, phải bảo đảm an ninh năng lượng, kiểm soát lạm phát… Có những mục tiêu ngược chiều nhau. Xử lý các mục tiêu đó rất khó hài hòa, không đảm bảo được mong muốn mà chúng ta đặt ra. Cho nên chúng ta phải có tính toán hợp lý vai trò của giá điện, cái nào là mũi nhọn", ông Thỏa nói về bất cập thứ hai.
Theo ông, phải dùng những biện pháp như thuế, phí, các quỹ điều tiết các thị trường để điều tiết thị trường điện, chứ không chỉ trông cậy vào việc kiềm chế giá thấp để đảm bảo được mục tiêu kiểm soát lạm phát. Phải tính toán lại chính sách phát điện từ chính sách thị trường này.
Ngoài ra, ông cũng nêu bất cập trong cơ chế bù chéo giá điện, để kéo quá dài và lộ trình xử lý không rõ ràng; giá điện chưa tách bạch giữa giá với chính sách an sinh xã hội, không bảo đảm đúng nguyên lý về giá cả để bảo đảm mục tiêu khuyến khích ngành điện phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Đánh giá trong 5 năm trở lại đây, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam có sự đột biến và rất ngoạn mục, góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, song, đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đặt vấn đề "có vẻ chính sách của chúng ta ổn định quá", trong khi "thực tế ngành điện thay đổi rất nhanh chóng, nên sự ổn định là chậm thay đổi".
Theo ông, đầu tư ngành điện rất lớn, đứng từ góc độ các nhà đầu tư thì hệ thống chính sách phải có khả năng tiên lượng và đồng bộ. Chúng ta cải cách rất mạnh về thu hút đầu tư thị trường phát điện, mua điện bán buôn nhưng chậm cải cách về bán lẻ, là không đồng bộ. Về cơ sở pháp lý, nhà đầu tư cần sự vững chắc thì chúng ta đang điều hành khá nhiều ở quyết định. Hệ thống chính sách còn thiếu tính thị trường, rất khó để có công cụ thúc đẩy bền vững. Nhấn mạnh những điểm hàm ý này, ông Hiếu cho rằng, tới đây, cần phải hoàn thiện về cơ chế.
Nêu quan điểm, nếu giá điện thấp thì EVN lỗ, Nhà nước mất vốn, không có lợi nhuận thì không có tái đầu tư mở rộng, ảnh hưởng đến đầu tư nguồn điện và lưới điện, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Xuân Hồi, chuyên gia kinh tế năng lượng nhận định, Quy hoạch Điện VIII rất đồ sộ, tham vọng, nhưng nếu tiếp tục điều hành giá như hiện nay sẽ rất khó triển khai.
Xóa bỏ rào cản, thúc đẩy bán điện cạnh tranh
Các ý kiến tại Tọa đàm cho rằng, cần phải sửa Luật Điện lực và cải cách căn bản về giá. Sửa đổi Luật Điện lực lần này là một cơ hội, phải tận dụng cơ hội này. Nhìn từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tuấn, Giám đốc Công ty Nhiệt điện Sơn Động đề xuất liên thông điều chỉnh từ giá nhiên liệu đầu vào đến giá điện, có một hệ thống truyền tải đủ và thông minh để có thể cân được nguồn từ các vùng, miền, các thời điểm; xây dựng hệ thống hành lang pháp lý để các đơn vị, tổ chức lớn có thể mua trực tiếp từ các nhà máy; đầu tư thêm các hệ thống dự trữ năng lượng cho các nhà máy năng lượng tái tạo.
Để giảm giá thành điện, theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu, phải nghĩ đến các thể chế, chính sách khác có giúp cho việc sản xuất điện tiết kiệm hơn không. Nếu cải cách được cả quy trình đầu tư để phát triển một dự án điện; quy trình, thủ tục về tham gia bán buôn, bán lẻ điện… giảm đi, sẽ tạo cơ hội để giảm giá.
Giá điện có tác động đến đời sống kinh tế, xã hội, vì vậy phải rà soát chính sách hỗ trợ về bán điện cho các đối tượng. Việc này phải thực hiện luôn, nhưng vẫn trên nguyên tắc cơ chế tài chính tách bạch, Nhà nước tách bạch giữa việc hỗ trợ với việc kinh doanh. Đồng thời, thúc đẩy bán điện cạnh tranh, để có sự tham gia của nhiều bên hơn. Cần tìm mọi cách để có giá điện tốt nhất với phương hướng tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất.
Cho rằng rào cản hiện nay vẫn đang xuất hiện nhiều chính là các thủ tục hành chính, chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa chỉ ra, "Luật Điện lực cũ có 17 thủ tục hành chính đối với đầu tư điện. Tất cả những rào cản hành chính như Nghị quyết 55 đã đề cập, kể cả về đầu tư, về giá,... phải xóa bỏ để hướng đến tính thị trường nhiều hơn".
"Hãy làm Luật Điện lực một cách chất lượng, tạo ra một dự thảo tốt trình lên Quốc hội. Hãy đưa tất cả những vấn đề thật sự trọng tâm, trọng điểm của ngành vào để làm sao sau này dưới luật là những văn bản pháp quy khác làm cho ngành vận hành tốt. Thứ hai, chúng ta quyết liệt cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện", chuyên gia Bùi Xuân Hồi nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hồi, cần phải nghiên cứu sớm sửa Quyết định 28/2014/QĐ-TTg (quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện) song song với quá trình tu chỉnh Luật Điện lực. Cơ cấu biểu giá phải phản ánh một biểu giá phù hợp. Và điểm quan trọng nhất là cơ chế điều hành giá, khi có cơ cấu biểu giá phù hợp rồi thì điều hành như thế nào?
"Những vấn đề về cơ cấu biểu giá và cơ chế điều hành giá nên luật hóa ở mức độ cao hơn, ví dụ như Nghị định của Chính phủ. Xăng dầu chúng ta thậm chí 1 tuần điều chỉnh 1 lần. Chúng ta không làm được như thế với điện, thì từ quyết định của Thủ tướng trở thành nghị định của Chính phủ để 3 tháng chúng ta điều chỉnh 1 lần, "đến hẹn lại lên" chúng ta điều chỉnh được không? Như thế, tôi cho rằng ngành điện sẽ dần dần ổn định và đảm bảo được các mục tiêu mà Chính phủ đề ra một cách hợp lý nhất", vị chuyên gia kinh tế năng lượng này nói.
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Đề xuất cơ chế hỗ trợ giá điện đối với trạm sạc phục vụ phương tiện giao thông xanh
11:27' - 11/08/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo về chính sách phát triển phương tiện giao thông xanh và chính sách phát triển trạm sạc điện cho phương tiện giao thông xanh.
-
Hàng hoá
Giá điện bán buôn âm khi năng lượng tái tạo dư thừa
07:43' - 29/07/2024
Với sự gia tăng nhanh lượng năng lượng Mặt Trời và gió, một hiện tượng bất thường đang trở nên ngày càng thường xuyên hơn là giá điện bán buôn ở mức âm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương: Việc điều chỉnh giá điện phải trên cơ sở quy định có giảm, có tăng
20:33' - 19/06/2024
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, việc điều chỉnh giá điện thực hiện theo Quyết định 05/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng trên cơ sở có giảm, có tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tách bạch câu chuyện giá điện
07:34' - 15/05/2024
Tổng giám đốc EVN cho hay, theo tính toán, chi phí bình quân các khâu phát điện, truyền tải và phân phối là 2.092,78 đồng/kWh nhưng giá bán điện bình quân là 1.950,32 đồng/kWh.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Bắt khối lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại Thanh Hóa
16:11' - 21/05/2025
Đội quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện, thu giữ gần 1 tạ thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu.
-
Hàng hoá
Phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc
15:16' - 21/05/2025
Lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lý nhiều vụ việc kinh doanh, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng hơn 1% do lo ngại Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran
14:56' - 21/05/2025
Giá dầu châu Á tăng hơn 1% trong phiên ngày 21/5 sau khi có thông tin Israel đang chuẩn bị một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
-
Hàng hoá
Nông sản đồng loạt tăng giá trên thị trường
14:02' - 21/05/2025
Trên thị trường nông sản, giá ngô ghi nhận phiên phục hồi thứ hai trước lo ngại về tình trạng mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng đến hoạt động gieo trồng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu điện thoại thông minh của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh
12:03' - 21/05/2025
Các lô hàng điện thoại iPhone của hãng Apple và điện thoại thông minh khác từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đạt tổng cộng 688,5 triệu USD vào tháng 4, đánh dấu mức thấp nhất kể từ năm 2011.
-
Hàng hoá
Giá dầu gần như đi ngang do bất ổn địa chính trị
07:56' - 21/05/2025
Giá dầu gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 20/5, do thị trường lo ngại về tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran, cũng như triển vọng hòa bình giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Đồng USD suy yếu, giá vàng thế giới tăng hơn 1%
07:55' - 21/05/2025
Giá vàng tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày 20/5, khi đồng USD tiếp tục suy yếu và thị trường chứng khoán đi xuống.
-
Hàng hoá
Kịp thời triển khai chiến lược về xuất khẩu gạo đến năm 2030
18:10' - 20/05/2025
Xuất khẩu gạo có những thời cơ, thách thức đang xen, Bộ Công Thương đã đưa ra các nhóm giải pháp để kịp thời triển khai chiến lược về xuất khẩu gạo đến năm 2030.
-
Hàng hoá
Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất
16:38' - 20/05/2025
Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên 20/5, trong bối cảnh tâm lý thị trường được cải thiện sau khi Trung Quốc cắt giảm lãi suất xuống mức thấp lịch sử.