Xu hướng doanh nghiệp bất động sản chuyển dự án về vùng sâu, vùng xa
Trong đó, với quỹ đất rộng chưa được khai thác xứng tầm, Tây Nguyên đang nổi lên là điểm đến sáng giá cho nhiều dự án.
Dự báo cho thị trường bất động sản năm 2020, công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định triển vọng phát triển sẽ nghiêng về những doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn, đầy đủ pháp lý ở những khu vực có tiềm năng phát triển.
Trong năm 2019, bất động sản đã chứng kiến “cuộc đua” mở rộng thị trường đầy sôi động của những doanh nghiệp, nhằm chuẩn bị sẵn sàng để bung hàng trong năm nay.
Các tập đoàn Vingroup, FLC Group, CEO, Novaland… đều không bỏ lỡ cơ hội để ghi dấu ấn tại Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bình Định, Đồng Nai... với đa dạng dự án. Thậm chí các khu vực “vùng sâu vùng xa” như Tây Nguyên, Tây Bắc… cũng đón nhận hàng loạt dự án mới.
Trong những địa phương đang được nhà đầu tư nhắm đến cho kế hoạch dài hạn, Tây Nguyên là cái tên nổi bật nhờ quỹ đất rộng lớn, đủ sức phát triển những dự án quy mô, chất lượng.
Tây Nguyên có diện tích tự nhiên hơn 54 nghìn km2, đứng thứ 3 trong 6 vùng kinh tế của cả nước. Tính đến năm 2018, số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy mật độ dân số trung bình của vùng đất này chỉ là 108 người/km2, thấp nhất so với các khu vực còn lại như Trung du và miền núi phía Bắc (109 người/km2), Tây Nam Bộ (436 người/km2)…
Tuy sở hữu tài nguyên đất dồi dào nhưng đến nay, Tây Nguyên vẫn chưa tận dụng hết lợi thế để xây dựng những công trình hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Chất lượng cơ sở hạ tầng, đô thị của vùng không đồng đều và hiện đang có dấu hiệu quá tải khi tốc độ đô thị hóa cũng như dân số tăng nhanh.
Theo Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, nhu cầu đất xây dựng đô thị của Tây Nguyên năm 2020 khoảng hơn 23,8 nghìn ha. Đồng thời, năm 2030, toàn Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị với 27 đô thị hình thành mới.
Những con số trên cho thấy Tây Nguyên còn dư địa rất lớn để phát triển BĐS. Và các nhà đầu tư địa ốc đã không bỏ lỡ cơ hội mở rộng thị trường mới bằng những dự án khủng, mang đến luồng gió mới góp phần dần thay đổi diện mạo vùng đất đại ngàn.
Với lợi thế nắm giữ diện tích tự nhiên hơn 15.000 km2, lớn nhất khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 2 cả nước, Gia Lai nhanh chóng lọt tầm ngắm của nhiều doanh nghiệp bất động sản như Vingroup, Tập đoàn FLC, VK Land, Sơn Hà…
Quỹ đất rộng lớn chưa khai thác là thế mạnh để các nhà đầu tư có thể thực hiện những dự án quy mô trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, du lịch, dịch vụ…
Đơn cử như Tập đoàn FLC từ cuối năm 2019 đã tiến vào Gia Lai với dự án Tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại FLC Hilltop Gia Lai tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku.
Bên cạnh đó, FLC cũng đang xúc tiến triển khai nhiều dự án trọng điểm khác tại địa phương, quỹ đất cho mỗi dự án dự kiến lên đến hàng trăm hecta.
Cộng hưởng cùng tiềm năng về đất đai, sự kiện Pleiku chính thức đạt đô thị loại I vào đầu năm 2020 tạo đà cho Gia Lai định hình dáng vóc một đô thị mới trên đà chuyển mình mạnh mẽ, hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển cho giới đầu tư bất động sản.
Cũng ở phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hấp dẫn của các doanh nghiệp nhờ chủ trương tích cực tạo quỹ đất sạch của UBND tỉnh và chính sách đầu tư cho hạ tầng đô thị, mở rộng không gian thành phố Kon Tum.
Đến nay, Kon Tum đã thu hút nhiều dự án BĐS cao cấp như Khu đô thị FLC Legacy Kontum, Khu đô thị Mega City Kon Tum, Tổ hợp Trung tâm thương mại - Shophouse Vincom Kon Tum…
Không chỉ có quỹ đất đầy tiềm năng như các địa phương kể trên, Đắk Lắk còn lọt vào “mắt xanh” của nhà đầu tư nhờ tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ bậc nhất Tây Nguyên.
Hiện TNG Holdings Vietnam đang tập trung vào các lĩnh vực phát triển du lịch, nhà ở đô thị, khu dân cư, khu đô thị mới… tại đây có tổng giá trị đầu tư khoảng hơn 1.700 tỷ đồng.
Vingroup cũng có kế hoạch xây dựng tổ hợp dịch vụ và trung tâm thương mại – khách sạn, shophouse với tổng vốn dự kiến 2.500 tỷ đồng.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận định với tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực của Tây Nguyên những năm gần đây, thị trường bất động sản phố núi sẽ còn phát triển hơn nữa do nhu cầu của chính người dân mong muốn tiếp cận các dịch vụ, tiện ích hiện đại.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư cần chú ý cần quy hoạch bài bản, đồng bộ và có tầm nhìn dài hạn để các dự án khớp nối được quy hoạch hạ tầng của tỉnh và phát triển lâu dài./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Vinhomes Ocean Park: “Điểm nóng” thị trường bất động sản 2020
12:41' - 21/02/2020
So với các dự án khác, Vinhomes Ocean Park có lợi thế vượt trội về vị trí khi nằm ngay cạnh đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và mạng lưới các Quốc lộ lớn như 1A, 5A,…
-
Bất động sản
“Nút thắt” condotel vẫn tiếp tục chờ tháo gỡ
17:24' - 19/02/2020
Sau một thời gian phân khúc condotel lao dốc, việc xác lập tính pháp lý cho loại hình condotel được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư mong ngóng.
-
Bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài
11:21' - 14/02/2020
Theo các chuyên gia, một số doanh nghiệp bất động sản trong nước đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội và đầu tự dự án tại nhiều thị trường thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Còn nhiều dư địa xuất khẩu nhựa vào thị trường Australia
17:56' - 23/05/2022
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu nhựa và các sản phẩm từ nhựa lớn thứ 11 tại Australia.
-
Thị trường
Hàn Quốc tham gia sáng kiến kinh tế mới nhằm đa dạng hóa và ổn định chuỗi cung ứng
08:47' - 23/05/2022
Hàn Quốc đã quyết định tham gia sáng kiến kinh tế mới do Mỹ dẫn dắt vì nó có thể giúp đa dạng hóa và ổn định chuỗi cung ứng của nước này.
-
Thị trường
Kết nối chuỗi giá trị nông sản Tây Nguyên
15:21' - 22/05/2022
"Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên" sẽ mở ra cơ hội để các tỉnh Tây Nguyên giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển nông nghiệp.
-
Thị trường
Sản xuất tiêu thụ nông sản qua liên kết, phân phối hài hòa lợi ích
15:12' - 22/05/2022
Sóc Trăng đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, ký các cam kết tiêu thụ nông sản cho người trồng lúa, người trồng cây ăn trái, tạo đầu ra ổn định cho nhà nông.
-
Thị trường
Sơn La: Quảng bá thương hiệu mận Mộc Châu đến du khách
13:19' - 22/05/2022
Ngày 22/5, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La diễn ra Ngày hội hái quả năm 2022. Đây là sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu thương hiệu mận hậu Mộc Châu đến người dân, du khách trong nước và quốc tế.
-
Thị trường
Chính phủ Indonesia cam kết tiêu thụ 54 tỷ USD sản phẩm trong nước
13:08' - 22/05/2022
Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu nâng tổng giá trị giao dịch các sản phẩm sản xuất trong nước được đặt hàng qua hệ thống e-catalog và thị trường trực tuyến lên mức 400.000 tỷ rupiah (27,2 tỷ USD).
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ổn định
13:06' - 22/05/2022
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ổn định so với tuần trước.
-
Thị trường
Sudan mở rộng diện tích trồng lúa mỳ do khủng hoảng lương thực toàn cầu
10:06' - 22/05/2022
Quyền Bộ trưởng Nội các Sudan Osman Hussein Osman cho biết, nước này đã mở rộng đất canh tác, giúp giảm thiểu thiệt hại do giá lúa mỳ toàn cầu tăng vọt.
-
Thị trường
Trung Quốc tăng nhập khẩu dầu thô từ Saudi Arabia
09:39' - 22/05/2022
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Saudi Arabia trong tháng 4/2022 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.