Xu hướng nào của ngành bán lẻ Việt Nam giữa dịch COVID-19?
Trong tháng cuối cùng của năm 2020, dịch COVID-19 lại có diễn biến bất thường ở Hải Dương và Quảng Ninh, rồi lây lan ra diện rộng ở nhiều tỉnh thành phố trên khắp cả nước. Mặc dù doanh thu mua sắm trực tiếp giảm nhưng ngành bán lẻ Việt Nam vẫn ghi nhận những dấu hiệu tích cực từ thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng.
Kết quả khảo sát của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bán lẻ cho hay, gần 42% doanh nghiệp chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19; 50% doanh nghiệp đánh giá tác động nghiêm trọng vừa phải và hơn 8% doanh nghiệp bị tác động ít, không đáng kể.
Với việc cắt giảm chi tiêu của số đông người lao động khi họ phải nghỉ việc làm do dịch bệnh bùng phát dẫn tới thu nhập bị giảm sút chính là nguyên nhân tác động và ảnh hưởng tới ngành bán lẻ. Cộng với đó là những khó khăn nội tại của từng doanh nghiệp như thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng khi đa số nguồn hàng, nguồn nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất đều có xuất xứ từ Trung Quốc... khiến cho không ít doanh nghiệp ngành bán lẻ rơi vào tình trạng khó khăn.
Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng xét về mặt dài hạn, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp trong ngành này đánh giá lạc quan về triển vọng phát triển với một số xu hướng chủ đạo.
Đầu tiên là xu hướng đẩy mạnh bán hàng đa kênh, tích hợp chặt chẽ từ trực tuyến đến trực tiếp. Theo kết quả khảo sát hành vi tiêu dùng cũng do Vietnam Report tiến hành cho thấy, trong bối cảnh dịch COVID-19, mọi người phải hạn chế đi lại, tụ tập đến những nơi đông người để phòng chống dịch bệnh, người tiêu dùng dã chuyển đổi kênh mua sắm đối với nhóm các sản phẩm nhu cầu thiết yếu và không thiết yếu.
Với các nhu yếu phẩm, nếu trước khi có đại dịch, người dân sẽ lựa chọn đi chợ theo các thứ tự ưu tiên lần lượt là chợ truyền thống, trung tâm thương mại và siêu thị rồi mới tới các cửa hàng tiện lợi; thì nay họ sẽ chọn trước tiên là các cửa hàng online, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại và siêu thị.
Trong khi đó, nhóm mặt hàng không phải thiết yếu lại được ghi nhận sự tăng trưởng đột biến qua các kênh bán hàng online thông qua một số nền tảng thương mại điện tử như shopee, tiki, chotot... hay thậm chí là đặt hàng trên điện thoại, qua hotline. Chính vì nắm bắt được hành vi tiêu dùng này, các nhà bán lẻ tại Việt Nam đang tập trung khai thác sâu các kênh trực tuyến, các tiện ích (app) bán hàng; đồng thời, tận dụng các kênh giao hàng và thúc đẩy việc tích hợp đa kênh phương tiện trong thương mại điện tử.
Nhờ sự chuyển đổi kịp thời, nhiều doanh nghiệp bán lẻ; trong đó, có cả Lottemart đã tăng trưởng dược doanh số bán hàng qua kênh online từ 100%-200%, nhất là ở thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Một xu hướng khác của ngành bán lẻ là mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, có thể cũng là lĩnh vực sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới đây.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hơn 60% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ; năng lực quản trị và khả năng cạnh tranh kém, có nhu cầu vốn lớn. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng liên kết với các đối tác cùng ngành nghề để tiếp cận nguồn vốn đầu tư, công nghệ quản lý tiên tiến từ các nước thuộc Liên minh châu Âu.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế về tài chính, hệ thống và kinh nghiệm thương trường nên dễ dành thị phần thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Mặc dù, hoạt động mua bán - sáp nhập có thể sẽ giúp hai bên tham gia đều thu về lợi ích. Song, lợi thế có thể sẽ nghiêng về các doanh nghiệp nước ngoài khi họ dễ dàng và nhanh chóng sở hữu được thị phần; cũng như chuỗi cung ứng bán lẻ và lượng khách hàng hiện có của các doanh nghiệp trong nước.
Công nghệ không chạm và thanh toán linh hoạt (không dùng tiền mặt) đã và đang trở thành xu hướng và một phần quan trọng của ngành bán lẻ hiện đại. Kết quả khảo sát hành vi tiêu dùng của Vietnam Report đã chỉ ra, hơn 60% người được hỏi cho biết đã giảm dần việc lựa chọn sử dụng tiền mặt trong thanh toán; đồng thời tăng các hình thức thanh toán qua Internet Banking hay sử dụng ví điện tử.
Các nhà bán lẻ đã cố gắng và chủ động tiếp cận nhu cầu của người tiêu dùng đối với các phương thức thanh toán dựa trên ứng dụng nhằm tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và phù hợp với xu thế thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Phát triển các mô hình siêu thị mini cũng là một xu hướng của ngành bán lẻ hiện đại. Theo nhiều chuyên gia, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, mô hình siêu thị mini đang thể hiện ưu thế là giúp người tiêu dùng hạn chế tập trung đông người như các siêu thị lớn hay trung tâm thương mại.
Chính nhờ vào việc di chuyển thuận lợi, khả năng đáp ứng tốt sự đa dạng về sản phẩm hàng hóa đối với các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu nên đa số người tiêu dùng đang giảm dần thói quen mua sắm ở chợ truyền thống; đồng thời, lựa chọn tới các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị mini. Đây chính là xu hướng mà các nhà bán lẻ đang nghiên cứu, nắm bắt để tập trung đầu tư; cũng như, tiếp tục đổi mới để tạo trải nghiệm phù hợp hơn cho khách hàng trong tương lai gần./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Không khí bán buôn tại hầu hết chợ bán lẻ đã bắt đầu nhộn nhịp
11:25' - 15/02/2021
Ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh ngày 15/2 (mùng 4 Tết) có hơn 50% tiểu thương, thương nhân và đơn vị bán buôn ở mạng lưới truyền thống đã trở lại hoạt động kinh doanh.
-
Hàng hoá
Chuyển động thị trường bán lẻ - Bài 1: Tăng trưởng kênh phân phối hiện đại
15:14' - 14/02/2021
Hơn thế nữa, sự chuyển dịch trong cơ cấu bán lẻ Việt Nam từ loại hình thương mại truyền thống sang kênh bán lẻ hiện đại đang diễn ra sâu sắc.
-
Thị trường
5 xu hướng chính trên thị trường bán lẻ châu Á năm 2021
09:12' - 14/02/2021
Doanh số bán lẻ tại khu vực châu Á trong năm 2021 có thể phục hồi về mức của năm 2019 với mức tăng trưởng ước đạt 6%.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đơn hàng dồi dào, doanh nghiệp dệt may vẫn gặp khó
18:17' - 16/05/2022
Các doanh nghiệp dệt may lo ngại, bên cạnh tín hiệu tích cực thì vẫn còn đó những thách thức, đặc biệt là về nguồn cung nguyên phụ liệu.
-
Doanh nghiệp
Nga đạt thỏa thuận quốc hữu hóa tài sản của Renault
16:05' - 16/05/2022
Ngày 16/5, cơ quan chức năng Nga và Renault, hãng chế tạo ô tô của Pháp, đều đã xác nhận đã ký kết thỏa thuận về việc mua - bán tài sản của tập đoàn này tại Nga.
-
Doanh nghiệp
EVNNPT hướng về người lao động
10:27' - 16/05/2022
EVNNPT tổ chức thăm hỏi, tặng quà, trao “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19...
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cùng 15 hãng hàng không quốc tế tham gia “thử thách” chuyến bay bền vững
09:39' - 16/05/2022
Vietnam Airlines vừa chính thức tham gia “Thử thách chuyến bay bền vững” của Liên minh Hàng không toàn cầu Skyteam, với chuyến bay đầu tiên mang số hiệu VN416 từ Hà Nội đến Seoul (Hàn Quốc).
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của Aramco tăng 82% nhờ giá dầu tăng phi mã
07:03' - 16/05/2022
Tập đoàn năng lượng Aramco của Saudi Arabia đã công bố mức lợi nhuận tăng chóng mặt - tới 82% trong quý I/2022 do giá dầu mỏ trên thị trường thế giới tăng phi mã.
-
Doanh nghiệp
EVNNPC đảm bảo cấp điện đúng tiến độ cho Khu công nghiệp Sông Khoai
21:09' - 15/05/2022
Công ty Điện lực Quảng Ninh cho biết đã đảm bảo đúng tiến độ cấp điện cho Khu công nghiệp Sông Khoai (Quảng Ninh).
-
Doanh nghiệp
Chevron thăm dò đầu tư vào lĩnh vực carbon thấp tại Indonesia
16:58' - 15/05/2022
Công ty năng lượng Chevron Corporation của Mỹ và công ty dầu khí PT Pertamina thuộc sở hữu của nhà nước Indonesia đã ký kết thỏa thuận nhằm thăm dò các cơ hội đầu tư vào lĩnh vực carbon thấp.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích kép từ công nghệ thu hồi khí hydrocarbon của Vietsovpetro
16:38' - 15/05/2022
Việc nghiên cứu thành công giải pháp thu hồi khí hydrocacbon của Vietsovpetro không chỉ giúp giảm ô nhiễm mà còn tận thu được nguồn nguyên liệu thay thế dầu cho hệ thống nồi hơi trên tàu FSO.
-
Doanh nghiệp
Air Products & Chemicals của Mỹ đầu tư 7 tỷ USD vào Indonesia
15:20' - 15/05/2022
Air Products & Chemicals - nhà sản xuất hóa chất và khí công nghiệp đa quốc gia có trụ sở chính tại Mỹ đã thực hiện giai đoạn đầu tư ban đầu vào các dự án ở Indonesia với tổng trị giá 7 tỷ USD.