Xử lý kịp thời vi phạm về dược, thiết bị y tế
Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 18, chiều 28/9, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho ý kiến về tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, giai đoạn 2016 – 2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; dự kiến đề xuất các kế hoạch, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2021, giai đoạn 2021 – 2025 thuộc lĩnh vực y tế - dân số.
Báo cáo tại Phiên họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, các chỉ tiêu Quốc hội giao cho ngành Y tế năm 2020 và giai đoạn 2016 – 2020 đều đạt và vượt kế hoạch. Cụ thể, ước đến hết năm 2020, số giường bệnh trên 1 vạn dân là 28 giường; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2020 ước đạt 90,7%. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân đạt được nhiều kết quả. Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện. Ngành Y tế đã thực hiện quyết liệt, bài bản, sáng tạo để kiềm chế, kiểm soát dịch COVID-19; chủ động phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác, không để xảy ra “dịch chồng dịch”. Giai đoạn 2016 – 2020, ngân sách nhà nước chi cho y tế năm sau cao hơn năm trước, tổng chi ngân sách nhà nước ước tính từ 95.455 tỷ đồng năm 2016 tăng lên 124.755 tỷ đồng vào năm 2020.Ngân sách nhà nước đã được ưu tiên cho đầu tư phát triển các lĩnh vực, các vùng, khu vực khó thu hút được nguồn xã hội hóa.
Thảo luận tại phiên họp, cơ bản đồng tình với Báo cáo của Bộ Y tế, các đại biểu cũng chỉ rõ một số vấn đề cần quan tâm, khắc phục trong thời gian tới. Theo đó, điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và khả năng cung ứng dịch vụ tại y tế cơ sở, nhất là trạm y tế xã chưa đồng đều ở các địa phương.Nhân lực ngành Y tế phân bố không đồng đều giữa các vùng, tuyến y tế; giữa điều trị và dự phòng; chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút nhân lực y tế tại vùng sâu, vùng xa. Việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm bộc lộ một số hạn chế, bất cập.
Việc đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đem lại nhiều kết quả tích cực, song cơ chế hợp tác công – tư chưa toàn diện; hình thức liên doanh, liên kết tài sản chưa đa dạng, chủ yếu là trang thiết bị y tế; giá dịch vụ y tế chưa kết cấu đủ chi phí gây ra những khó khăn nhất định khi thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, thậm chí đã xảy ra tình trạng sai phạm trong công tác quản lý gây hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị làm rõ nguyên nhân những sai phạm trong tình trạng mua bán thiết bị y tế vừa qua và cho rằng ngành Y tế cần tăng cường kiểm tra, rà soát vấn đề này. Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) băn khoăn, phải chăng có lỗ hổng trong cơ chế kiểm tra, kiểm soát, thanh tra vấn đề tự chủ của các cơ sở y tế. “Nhiều năm qua, cơ chế kiểm tra, thanh tra như thế nào? Đây là câu chuyện ngành nên nhìn lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thực hiện tự chủ, nhưng đồng thời đảm bảo cơ chế giám sát và hạn chế tối đa tiêu cực”, đại biểu nêu quan điểm. Các đại biểu cũng đề nghị Bộ Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về dược và trang thiết bị y tế; đặc biệt trong công tác đấu thầu, mua sắm; nghiên cứu xây dựng chính sách phân bổ nhân lực y tế nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngành một cách toàn diện; đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…Ngoài ra, Bộ Y tế đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy y tế cơ sở phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế cùng các bộ, ngành liên quan khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án y tế để đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm tiến độ các dự án, trong đó chú trọng dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức.
Trong phiên họp chiều 28/9, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho ý kiến về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, giai đoạn 2016 – 2020; kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và 5 năm 2021 – 2025 thuộc lĩnh vực lao động – người có công và xã hội./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Điều tra mở rộng vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Bệnh viện Bạch Mai
22:06' - 27/09/2020
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra mở rộng vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Cổ phần công nghệ y tế BMS và các đơn vị có liên quan.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội
20:13' - 25/09/2020
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cũng khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Hiền, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và bà Trịnh Thị Thuận, nguyên kế toán trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.