Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình làm chậm trong sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp
Việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp đã tạo việc làm cho người lao động ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội và phát triển nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới. Đây là nhận định tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, tổ chức sáng 18/11 tại Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị.
160/256 công ty nông, lâm nghiệp có mô hình mới
Trong phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tính đến ngày 30/6/2019 đã có 160/256 công ty nông, lâm nghiệp đã sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới.
Hiện nay, còn 27/256 công ty chưa thực hiện hiện sắp xếp, chiếm 10,54% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ phấn đấu năm 2020 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp.
Cũng theo báo cáo, trước sắp xếp, đổi mới: Vốn chủ sở hữu tại các công ty nông, lâm nghiệp là 24,8 nghìn tỷ đồng (bình quân 96,89 tỷ đồng/công ty), tổng doanh thu 21,98 nghìn tỷ đồng (bình quân 85,85 tỷ đồng/công ty), lợi nhuận sau thuế 3,52 nghìn tỷ đồng. Sau sắp xếp đổi mới, vốn chủ sở hữu tại các công ty nông, lâm nghiệp đã tăng lên là 27,84 nghìn tỷ đồng (bình quân 127,1 tỷ đồng/công ty), tuy nhiên tổng doanh thu giảm còn 14,97 nghìn tỷ đồng (bình quân 68,35 tỷ đồng/công ty), lợi nhuận sau thuế 2,27 nghìn tỷ đồng.
Đã có nhiều công ty nông, lâm nghiệp sau sắp xếp, đổi mới theo mô hình cổ phần hóa và hai thành viên trở lên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ, quản trị doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.
Việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp đã tạo việc làm cho người lao động ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội và phát triển nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới theo như mục tiêu của Nghị quyết số 30-NQ/TW đã đề ra.
Trước sắp xếp, các nông, lâm trường quản lý sử dụng hơn 4.6 triệu ha, trong đó, nông trường quốc doanh quản lý 567.675 ha, lâm trường quốc doanh quản lý gần 4,1 triệu ha. Sau sắp xếp (thời điểm 2012) các công ty nông, lâm nghiệp giữ lại quản lý, sử dụng hơn 2,85 triệu ha.
Diện tích đất các nông, lâm trường trả về địa phương 529.510 ha; diện tích các lâm trường chuyển sang Ban Quản lý rừng là hơn 1.45 triệu ha.
Dẫn dắt nông nghiệp Việt Nam phát triển
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trước đây chúng ta có 9 triệu ha đất nông, lâm trường, bây giờ chúng ta chỉ còn trên 1,8 triệu ha. “Vậy thì 1,8 triệu này, đóng góp gì cho quốc kế, dân sinh, cho phát triển nông nghiệp Việt Nam?” “Làm sao để nông lâm trường dẫn dắt nông nghiệp Việt Nam phát triển?”, Thủ tướng đặt câu hỏi.
Đề cao mục tiêu sử dụng có hiệu quả đất nông, lâm trường, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan hoàn thiện báo cáo, dự thảo Nghị quyết trình Bộ Chính trị sau hội nghị này một cách cụ thể; tháo gỡ các khó khăn đang chưa được khắc phục nhằm phát triển nông, lâm trường có hiệu quả hơn, nâng cao đời sống của nhân dân.
Thủ tướng ghi nhận những kết quả bước đầu của việc sắp xếp công ty lâm nông nghiệp và đánh giá, có một số mô hình tốt, có lợi nhuận sau sắp xếp lại. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ, những tồn tại chưa chưa được xử lý dứt điểm, đặc biệt là việc xác định giá trị thếu thuê đất trả tiền hàng năm. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng khai thác rừng tự nhiên. Sự chỉ đạo của các địa phương chưa đồng bộ, chặt chẽ, quyết liệt. Có dư luận về một số trường hợp cố tình làm chậm, làm trái, còn tình trạng lợi ích nhóm, gây thất thoát lãng phí lớn nguồn lực, tài nguyên đất đai, xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức và người dân. Đặc biệt, Thủ tướng chỉ rõ tồn tại phương án sử dụng đất các nông lâm trường theo Nghị quyết 30 là đến năm 2015 phải hoàn thành nhưng đến nay vẫn còn 13 địa phương làm chưa xong, đây là khuyết điểm cần khắc phục.
Thủ tướng nhấn mạnh đến việc hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng khơi thông, quản lý chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực đất đai, tài nguyên rừng, nguồn nhân lực tại chỗ.
Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc “đất đai và tài nguyên rừng phải được giao cho những chủ thể trực tiếp để quản lý sử dụng hiệu quả”. Nghiêm cấm tình trạng phát canh thu tô, hưởng lợi trung gian. Quan tâm đặc biệt đến tạo việc làm, đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương, nhất là đồng bào thiểu số, góp phần giải quyết tốt vấn đề tái định cư gắn với quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ phát triển rừng. Thu hút mạnh đầu tư, thúc đẩy sớm hình thành các vùng sản xuất nông lâm, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, thâm canh, ứng dụng công nghệ gắn với công nghiệp chế biến.
Hoàn thành việc sắp xếp các công ty nông lâm nghiệp trong năm 2020
Định hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tập trung chỉ đạo việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty nông lâm nghiệp theo Nghị quyết 30. Hoàn thành việc sắp xếp các công ty nông lâm nghiệp trong năm 2020.
Đối với các công ty nông lâm nghiệp đã hoàn thành việc sắp xếp thì hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng hiệu quả các doanh nghiệp.
Tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn tổ chức thực hiện, nhất là vấn đề sử dụng đất, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý các trường hợp cho thuê, mượn, lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh liên kết trái pháp luật.
Để thực hiện các nhiệm vụ này, Thủ tướng yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác tư tưởng nhận thức và thông tin tuyên truyền, nhất là cấp cơ sở.
Không còn tư tưởng bao cấp, tư tưởng dựa vào đất đai của Nhà nước để làm lợi cá nhân mà Nhà nước không quản lý được. Đặc biệt, phải có giải pháp cụ thể, thiết thực, tạo việc làm, sinh kế cho đồng bào, nhất là người dân địa phương; tránh tình trạng “đất do Nhà nước quản lý thì thừa nhưng người dân bị thiếu đất nghiêm trọng, phải đi làm thuê, làm mướn”.
Rà soát, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến sắp xếp, đổi mới công ty nông lâm nghiệp; ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy sớm hoàn thiện việc sắp xếp lại, nhất là giải quyết được những vướng mắc, bức xúc hiện nay.
Thủ tướng cũng yêu cầu các cấp các ngành, các công ty nông lâm nghiệp có chương trình kế hoạch hành động cụ thể thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ giải pháp đề ra.“Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo kết quả thực hiện những chủ trương này”, Thủ tướng nói và yêu cầu “kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình làm chậm, làm sai, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí”; đặc biệt là không để tình trạng chậm chạp, làm sai tiếp diễn như vừa qua.
Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo rà soát, đánh giá kỹ lại và thực hiện tốt nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới các Tổng công ty cà phê, cao su, lâm nghiệp vì đây là những doanh nghiệp rất lớn, quản lý nhiều đất đai, cần làm nghiêm túc, hiệu quả, bảo đảm an ninh trật tự, chăm lo đời sống, việc làm cho người dân trên địa bàn.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng một mặt đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp, bên cạnh đó các công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng cũng phải có phương án cải cách đổi mới quản lý; không để tình trạng thua lỗ như vừa qua./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đất đai cần được giao cho chủ thể trực tiếp quản lý, sử dụng có hiệu quả
15:47' - 18/11/2019
Sau 5 năm triển khai Nghị quyết 30-NQ/TW Bộ Chính trị, hầu hết các địa phương đã xử lý dứt điểm việc cắm mốc, xác định ranh giới, diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nâng cao tính dự báo, nắm bắt nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp
16:36' - 16/11/2019
Thủ tướng định hướng đặc biệt nâng cao tính dự báo, cần hiểu nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu nhân lực, kỹ năng cao của doanh nghiệp và nền kinh tế để định hướng hợp tác doanh nghiệp và nhà trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng giao kế hoạch đầu tư vốn cho hai Bộ
06:01' - 16/11/2019
Thủ tướng vừa giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2019 cho Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17'
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41'
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.