Xử lý tồn tại thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Cục An toàn Vệ sinh lao động (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) dẫn ra trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghề nghiệp trong khoảng thời gian đơn vị sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc theo quy định. Sau đó, đơn vị sử dụng lao động đã thực hiện truy đóng đầy đủ (bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định), cần xác định rõ việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho các trường hợp này.
Các phương án giải quyết được đưa ra là: Kiến nghị xem xét, giải quyết cho những trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa đóng nhưng đã khai trình bảo hiểm hoặc chưa kịp khai trình bảo hiểm trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hoặc tuyển dụng; Kiến nghị chỉ xem xét, giải quyết cho những trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa kịp đóng nhưng đã khai trình bảo hiểm.
Phân tích về từng phương án, bà Nguyễn Thị Thu Hường nhận định, phương án 1 có ưu điểm thể hiện sự chia sẻ rủi ro cao đối với người sử dụng lao động; thu hút, hấp dẫn người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do việc đóng bảo hiểm là do người sử dụng lao động đóng. Song phương án này có nhược điểm là có thể dẫn đến việc lạm dụng quỹ, trốn đóng, khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động mới tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động.
Phương án 2 có ưu điểm là nâng cao ý thức người sử dụng lao động trong việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tránh việc trốn đóng và lạm dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động song có nhược điểm là hạn chế sự chia sẻ rủi ro với người sử dụng lao động và chưa phù hợp với thực tiễn khai trình tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2015 thì phương thức đóng bảo hiểm xã hội là hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần. Khoản 1 Điều 99 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng hoặc tuyển dụng. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động đóng theo quỹ lương, để quỹ bảo hiểm xã hội đứng ra thực hiện việc giải quyết hậu quả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thay cho người sử dụng người lao động.
Nếu việc quản lý Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tốt và chặt chẽ, thông qua giám sát quỹ tiền lương và hệ thống thuế thì người sử dụng lao động rất khó trốn đóng và khó có thể lạm dụng được quỹ bảo hiểm. Tuy nhiên, trình độ quản lý hiện tại chưa phát triển, nên đề nghị chọn phương án 2.
Bà Hường đề nghị tham vấn thêm kinh nghiệm của các nước như Đức, Nhật bản, Hàn quốc trong vẫn đề giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các trường hợp này.
Thực tế cũng cho thấy có phát sinh việc giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho các trường hợp tồn đọng trước đây, đã nghỉ việc nhưng chưa làm thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm. Về phương án giải quyết với tình huống này, bà Hường kiến nghị xem xét, bổ sung quy định về thủ tục hồ sơ đối với trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã nghỉ việc nhưng chưa làm thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm, tồn đọng trước đây tương tự theo thủ tục, trình tự quy định hiện hành để giảm thiểu các thủ tục hành chính hoặc có nhưng điều khoản riêng.
Hiện nay, không có quy định ràng buộc trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra công tác điều tra, kết luận các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể. Đoàn điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không phải chịu bất kỳ một trách nhiệm pháp lý gì khi kết luận điều tra không đúng, không kịp thời.
Với trường hợp này, đề xuất được đưa ra là xem xét, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ kèm theo các chế tài nghiêm khắc như: trách nhiệm bồi thường cho đơn vị, quỹ bảo hiểm xã hội trong trường hợp kết luận không đúng… đối với việc điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giám định tỷ lệ thương tật sai để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực này. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ của cấp trên đối với cấp dưới./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Long An thiếu khoảng hơn 30.000 lao động, chủ yếu các ngành may mặc, giày da
21:45' - 24/06/2022
Đến nay, các doanh nghiệp ở Long An đã tuyển dụng được trên 20.000 lao động, từ nay đến cuối năm còn thiếu khoảng hơn 30.000 lao động.
-
Doanh nghiệp
TP.HCM giải đáp vướng mắc về lao động cho doanh nghiệp Hàn Quốc
20:45' - 24/06/2022
Tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc phàn nàn về khó khăn trong việc xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
-
Kinh tế & Xã hội
Phong trào thi đua lao động sáng tạo của PVN làm lợi hơn 707.000 tỷ đồng
12:11' - 24/06/2022
Phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” do Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động trong 5 năm qua đã thu được những thành quả góp phần vào sự phát triển bền vững của PVN.
-
Ý kiến và Bình luận
Sẽ sửa đổi chính sách về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
07:00' - 11/04/2022
Trong thời gian tới, các ngành chức năng sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách về an toàn vệ sinh lao động, tập trung vào sửa đổi chính sách về quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm: Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ
07:53'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 3/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4, sáng mai 4/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Thủ tướng Thái Lan thăm gia đình công nhân của vụ sập tòa nhà 30 tầng
21:42' - 02/04/2025
Các nguồn tin cho biết tính đến nay vẫn còn 72 công nhân đang mất tích và đã có thêm một thi thể được tìm thấy vào đêm muộn 1/4.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Chính quyền quân sự phân bổ khoảng 240 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ
21:25' - 02/04/2025
Người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết chính phủ nước này sẽ phân bổ 500 tỷ kyat (gần 240 triệu USD) cho các nỗ lực cứu trợ và phục hồi sau động đất.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: EU triển khai cầu hàng không nhân đạo
21:20' - 02/04/2025
Sau trận động đất mạnh có độ lớn 7,7 tấn công Myanmar và khu vực lân cận hôm 28/3, Liên minh châu Âu (EU) đã nhanh chóng triển khai viện trợ bổ sung nhằm hỗ trợ công tác cứu trợ và khắc phục hậu quả.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre phấn đấu 50% công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà
21:12' - 02/04/2025
Theo thống kê, trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, ý thức về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm hiệu quả trong cộng đồng dân cư Bến Tre đã được nâng lên rõ rệt.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhà Vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ thăm Hải Phòng
21:08' - 02/04/2025
Chiều 2/4, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, Nhà Vua, Hoàng hậu cùng đoàn đại biểu cấp cao của Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng.
-
Kinh tế & Xã hội
WB hỗ trợ Cần Thơ triển khai các dự án phát triển mới
20:47' - 02/04/2025
Dự án phát triển Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (Dự án 3), có tổng mức đầu tư gần 9.200 tỷ đồng (tương đương hơn 402 triệu USD); trong đó, vốn vay WB hơn 5.697 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
20:23' - 02/04/2025
Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau