Xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam đối mặt với khó khăn chồng chất
Mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn này đã kéo giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chưa bao giờ giảm mạnh như trong thời gian vừa qua.
Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng gần đây chỉ tăng khoảng 1% trong khi cùng kỳ các năm trước tăng từ 7-8%.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ Việt Nam, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn gỗ dăm, nhưng trong 6 tháng đầu năm chỉ xuất khẩu được gần 1,8 triệu tấn.
Điển hình là thị trường chính Trung Quốc giảm mạnh, mỗi năm xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 4 triệu tấn nhưng trong 6 tháng đầu năm chỉ xuất được 1 triệu tấn.
Ngoài yếu tố lớn là thị trường Trung Quốc giảm mua, giá giảm, ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết, dăm gỗ Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt.
Là một quốc gia xuất khẩu dăm gỗ đứng đầu thế giới nhưng chất lượng dăm của Việt Nam không đáp ứng yêu cầu của các nước.
Trước đây, nếu Nhật Bản nhập khẩu dăm gỗ của Việt Nam giờ lại quay sang nhập khẩu từ Australia .
“Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu. Bản thân doanh nghiệp phải nâng cao trình độ, trách nhiệm đưa sản phẩm tốt lên nhưng đồng thời cũng có vấn đề là chính sách quản lý nhà nước”, ông Nguyễn Tôn Quyền cho hay.
Ngoài chất lượng sản phẩm, ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết, có hai yếu tố từ quản lý nhà nước tác động đến xuất khẩu dăm gỗ giảm.
Một là từ 1/1/2016, dăm gỗ xuất khẩu phải chịu thuế suất 2% và quan trọng hơn là Bộ Giao thông Vận tải đưa ra quy định yêu cầu khi vận chuyển đổi với đường bộ là ô tô không được cơi nới, trong khi sản phẩm dăm rất nhẹ.
Nếu vận chuyển bằng đường thủy thì chỉ được để hàng ở dưới hầm, không được đưa lên boong tàu. Như vậy, giá thành vận chuyển đã tăng lên 3 lần.
“Thuế và phí vận tải đã khiến dăm Việt Nam không thể cạnh tranh được với dăm gỗ từ Australia xuất sang Trung Quốc”. - ông Quyền nói.
Khó khăn trong xuất khẩu đã khiến lượng dăm tồn, không xuất khẩu được tại Việt Nam rất lớn.
Theo các doanh nghiệp, sự sụt giảm nghiêm trọng lượng dăm gỗ xuất khẩu đang và sẽ tiếp tục đem lại những tác động tiêu cực không phải chỉ riêng cho các doanh nghiệp mà còn tác động đến hàng trăm nghìn hộ gia đình tham gia các khâu của chuỗi cung ứng.
Ông Lưu Văn Chánh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH liên doanh Cát Phú Nha Trang cho rằng, mức thuế 2% đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến người trồng rừng.
Thực tế, từ sau khi chính sách thuế có hiệu lực, giá trị rừng trồng đã giảm, tâm huyết phát triển rừng của người dân có phần nao núng.
Đặc biệt, vấn đề là thuế thu được từ mặt hàng này nhỏ hơn so với sự hỗ trợ mà Chính phủ bỏ ra đề đầu tư trồng rừng.
Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng, chi phí phát sinh từ việc áp thuế được doanh nghiệp xuất khẩu chia sẻ cho tất cả các khâu trên chuỗi cung, nhưng chủ yếu là dồn xuống các hộ trồng rừng.
2% thuế được “đẩy” hết cho người trồng rừng, trong khi đó hộ trồng rừng là các hộ nghèo, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
Điều này có nghĩa rằng nguồn thu từ nguồn gỗ rừng trồng của các hộ bị suy giảm.
Theo ông Nguyễn Nị, Chủ tịch Hiệp hội dăm gỗ xuất khẩu Quảng Nam - Quảng Ngãi, các chính sách quản lý cần tạo đầu ra cho dăm gỗ, vì xuất khẩu dăm gỗ giống như “người đỡ đầu” cho các hộ trồng rừng.
Trước sự phát triển nóng, phát triển ngoài quy hoạch, chạy theo thị trường và không kiểm soát về chất lượng, đặc biệt sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở chế biến quy mô nhỏ ở vùng Bắc Trung bộ, nhằm hạn chế tình trạng này, thuế xuất khẩu 2% được áp dụng.
Tuy nhiên, áp dụng mức thuế này trong bối cảnh nguồn cung dư thừa và cầu tiêu thụ co hẹp phần nào làm cho ngành chế biến dăm xuất khẩu của Việt Nam đã khó khăn lại càng trở lên khó khăn hơn.
Mức thuế xuất khẩu 2% tương đương với mức tăng 2,5-2,8 USD/tấn dăm trong cơ cấu giá thành dăm xuất khẩu đã khiến dăm Việt Nam khó cạnh tranh hơn so với của các nước như Australia, Braxin, New Zealand…
Mặc dù đánh giá cao đóng góp của xuất khẩu dăm gỗ trong việc duy trì tăng trưởng xuất khẩu ngành lâm sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng, chúng ta không nên tự hào với danh hiệu xuất khẩu dăm gỗ đứng đầu thế giới.
Việc trở thành nhà xuất khẩu dăm gỗ hàng đầu của thế giới nhưng vẫn còn nhiều điều phải suy ngẫm.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn so sánh, năm 2015, xuất khẩu dăm trên 8 triệu tấn, sử dụng khoảng 16 triệu m3 nguyên liệu gỗ, đạt kim ngạch gần 1,2 tỷ USD.
Trong khi đó, đồ mộc xuất khẩu chỉ sử dụng khoảng 10 triệu m2 gỗ nguyên liệu, nhưng đã tạo ra tổng giá trị xuất khẩu xấp xỉ 6 tỷ USD.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, việc làm cần thiết hiện nay là phải tái cấu trúc ngành công nghiệp gỗ theo hướng chế biến chiều sâu, tạo ra giá trị gia tăng cao.
Vì vậy, cần thúc đẩy sản xuất dăm gỗ. Tuy nhiên, cần phải thống kê lượng gỗ chỉ sử dụng cho sản xuất dăm và sản phẩm bị khai thác non để chế biến dăm từ đó có chính sách hỗ trợ cho sản phẩm này./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu dăm gỗ đối mặt với khó khăn kép
14:49' - 15/07/2016
Đa số các doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng xuất khẩu dăm gỗ sụt giảm mạnh bởi ngành này đang phải đối mặt với những khó khăn kép.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau đợt bán tháo
16:58'
Trong phiên 26/11 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 15 xu Mỹ, hay 0,21%, lên 73,16 USD/thùng, trong khi giá ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 15 xu Mỹ, hay 0,22%, lên 69,09 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gỗ hứa hẹn vượt mục tiêu
16:07'
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 14,6 tỷ USD, dần tiến gần mục tiêu được điều chỉnh từ hồi giữa năm 2024 là 15,2 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc chưa "mặn mà" với dầu thô Mỹ
11:21'
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tập hợp đội ngũ năng lượng của mình với mục tiêu mở rộng sản xuất dầu khí trong nhiệm kỳ thứ hai, các đồng minh có thể sẽ phải chịu áp lực nhập khẩu dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12'
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54'
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.