Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi tiếp tục tăng
Theo ông Hoàng Đức Nhuận - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria, kiêm các thị trường Mali, Niger, Senegal và Gambia, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi đang tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2020 và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những tháng tới và ngay cả trong năm 2021.
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Algiers, châu Phi hiện là thị trường có nhu cầu tiêu thụ gạo cao, đặc biệt là khu vực Tây Phi do sản xuất lúa không đủ, nhất là trong những năm xảy ra tình trạng thiên tai, mất mùa, bất ổn chính trị hay dịch bệnh.
Trung bình mỗi năm, châu Phi nhập khẩu từ 12 đến 13 triệu tấn gạo các loại. Năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 35 trên tổng số 55 quốc gia châu Phi với kim ngạch gần 630 triệu USD, trong đó các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất gồm Cote d'Ivoire, Ghana, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania, Ai Cập….
Riêng xuất khẩu sang các thị trường mà Thương vụ Việt Nam tại Algeria phụ trách gồm Senegal đạt 32,6 triệu USD, sang Algeria 6,3 triệu USD…
Năm 2020, nạn châu chấu bùng phát tại Đông Phi, đại dịch COVID-19, tình trạng tăng trưởng dân số cao và giá gạo quốc tế cạnh tranh là những nguyên nhân dẫn đến việc các chính phủ và người dân châu Phi tăng cường tích trữ lương thực và thực phẩm, trong đó có gạo.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu gạo của toàn châu Phi năm 2020 ước khoảng 15,7 triệu tấn, trong đó Senegal phải nhập khẩu 1,250 triệu tấn, tăng 13,6%, Mali nhập khẩu 350.000 tấn, tăng 16,6%,... Đến năm 2021, dự báo, nhập khẩu gạo của khu vực này sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa.
Đáng chú ý là trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Senegal đã đạt 41.149 tấn, kim ngạch đạt 14,58 triệu USD, tăng 28,5 lần về lượng và 19,5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Gạo là thức ăn cơ bản của người dân Senegal. Do luôn bị hạn hán đe dọa nên sản xuất lương thực của quốc gia Tây Phi này chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong nước.
Mỗi năm, Senegal vẫn phải nhập khẩu từ 800.000 đến 900.000 tấn gạo, trong đó hơn 90% là gạo tấm. Tháng 4 vừa qua, Chính phủ Senegal đã triển khai chiến dịch phân phát lương thực cứu trợ tới những người dân gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Khoảng 1 triệu hộ gia đình trên cả nước, tương đương khoảng 8-10 triệu người được cứu trợ, trong đó mỗi hộ gia đình được nhận 1 khẩu phần gồm dầu ăn, đường, xà phòng, mỳ và gạo, trị giá khoảng 109 USD.
Thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã và đang theo dõi những thay đổi về chính sách thương mại, nghiên cứu, cập nhật nhu cầu nhập khẩu gạo của các địa bàn phụ trách, những quy định nhập khẩu, những lưu ý về khâu thanh toán nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thông tin kịp thời trên các trang tin chính thức của Bộ Công Thương cũng như giới thiệu cơ hội kinh doanh, danh sách các nhà nhập khẩu gạo của Algeria, Senegal… cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong năm nay, Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ Công Thương cũng đã chủ trì, phối hợp với các Thương vụ khu vực tổ chức các hội thảo giới thiệu tiềm năng thị trường Châu Phi-Trung Đông theo hình thức trực tuyến thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh mặt hàng gạo, còn có những sản phẩm thế mạnh khác của Việt nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này. Chẳng hạn như hàng nông sản và thực phẩm, như cà phê, hạt tiêu, điều nhân, rau quả, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, thủy sản như cá tra, ba sa, cá ngừ, hàng công nghiệp như dệt may, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm chất dẻo, phân bón, hoá chất, phương tiện vận tải như linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, cùng vật tư y tế.
Theo chiều ngược lại, Việt Nam có thể tiếp tục mua các mặt hàng nguyên liệu như bông, điều thô, thức ăn gia súc, hải sản với giá cả hợp lý từ những nước này để phục vụ ngành công nghiệp sản xuất, chế biến trong nước.
Từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8/2020, các quốc gia như Mali, Niger và Senegal đã mở lại biên giới trên không, trên bộ sau khi kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Đây là những tín hiệu tích cực giúp những nước này khôi phục hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư với bên ngoài, trong đó có Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Reuters: Việt Nam có cơ hội tăng xuất khẩu gạo trong ngắn hạn
16:05' - 28/07/2020
Theo Reuters, tình trạng chậm giao hàng từ Ấn Độ do COVID sẽ cho phép Thái Lan và Việt Nam tăng nguồn cung trong ngắn hạn và cũng có khả năng sẽ đẩy giá gạo trên thế giới lên cao.
-
Thị trường
Việt Nam có thể vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo
16:32' - 27/07/2020
Thái Lan hiện xếp vị trí thứ 3 sau Ấn Độ và Việt Nam. Nhóm các thị trường nhập khẩu gạo hàng đầu của Thái Lan bao gồm Mỹ, Nam Phi, Angola, Trung Quốc và Nhật Bản.
-
Thị trường
Việt Nam sắp vượt Thái Lan trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới
10:01' - 23/07/2020
Thái Lan dự kiến mất vị trí số hai thế giới về xuất khẩu gạo trong năm 2020, do hạn hán và đồng bath mạnh khiến gạo xuất khẩu của Thái Lan đắt hơn các nước xuất khẩu khác, nhất là Việt Nam và Ấn Độ.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2020 dự kiến đạt mức thấp nhất trong 20 năm
20:30' - 22/07/2020
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã hạ dự báo lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan năm 2020 xuống còn 6,5 triệu tấn, mức thấp nhất trong 20 năm qua, do tình trạng hạn hán và đồng baht tăng giá.
-
Thị trường
Xuất khẩu gạo Thái Lan dự báo giảm mức thấp nhất trong vòng 10 năm
07:27' - 22/07/2020
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan hiện được báo giá 520 USD/tấn, trong khi giá gạo từ Việt Nam và Ấn Độ dao động ở mức 440-450 USD/tấn và từ Myanmar là 360 USD/tấn.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Israel hủy bỏ thuế đồ uống có đường
18:10' - 29/03/2023
Israel đã quyết định hủy bỏ loại thuế mới được áp dụng gần đây với đồ uống có đường nhằm giảm chi phí hộ gia đình. Tuy nhiên, quyết định này gây lo ngại đối với các chuyên gia y tế.
-
Thị trường
Italy thông qua dự luật cấm các loại thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nhân tạo
12:34' - 29/03/2023
Ngày 28/3, Chính phủ Italy đã thông qua dự luật cấm sử dụng các loại thực phẩm và thức ăn chăn nuôi được sản xuất trong phòng thí nghiệm, trong đó có cả thịt nhân tạo.
-
Thị trường
Doanh thu bán lẻ của Canada tăng 1,4% trong tháng 1/2023
07:18' - 29/03/2023
Doanh thu bán lẻ của Canada trong tháng 1/2023 đã tăng 1,4% lên tới 66,4 tỷ CAD, nhờ vào việc buôn bán thuận lợi tại các đại lý xe hơi và các hãng phụ tùng cũng như các đại lý xăng dầu.
-
Thị trường
Duy trì kim ngạch xuất khẩu lương thực thực phẩm trên 30 tỷ USD/năm đến năm 2030
20:57' - 28/03/2023
Việt Nam đặt mục tiêu duy trì kim ngạch xuất khẩu lương thực thực phẩm trên 30 tỷ USD mỗi năm theo Kế hoạch hành động quốc gia về lương thực.
-
Thị trường
Sắp diễn ra chuỗi triển lãm quốc tế chuyên ngành sơn, giấy, cao su và nhựa
20:38' - 28/03/2023
Chuỗi triển lãm thương mại quốc tế 4 chuyên ngành công nghiệp, bao gồm sơn, giấy, cao su và nhựa sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 14-16/6 tới đây.
-
Thị trường
Doanh thu xuất khẩu dầu của Nga sang Ấn Độ tăng 22 lần trong năm 2022
17:50' - 28/03/2023
Xuất khẩu dầu sang Ấn Độ trong năm 2022 đã tăng 22 lần còn xuất khẩu dầu sang Trung Quốc cũng tăng mạnh.
-
Thị trường
"Bão giá" gây khó cho các cặp đôi sắp kết hôn tại Hungary
08:19' - 28/03/2023
Lạm phát leo thang gần đây đã khiến số cặp đôi kết hôn tại Hungary đầu năm nay giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm.
-
Thị trường
Khắc phục “thẻ vàng” IUU: Quản lý chặt các thiết bị giám sát hành trình
18:13' - 27/03/2023
Việc hoàn thành 100% việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và giám sát 24/7 qua hệ thống giám sát tàu cá là một trong những giải pháp quan trọng để gỡ “thẻ vàng" IUU.
-
Thị trường
Nga có thể gia hạn việc hạn chế xuất khẩu phân bón thêm 6 tháng
07:33' - 27/03/2023
Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết, Nga có thể gia hạn việc hạn chế xuất khẩu phân bón trong 6 tháng cho đến tháng 11/2023 để giúp hỗ trợ thị trường trong nước.