Xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc đạt mức kỷ lục
Cục Hải quan Hàn Quốc cho biết xuất khẩu mì ăn liền (ramyeon) của Hàn Quốc trong giai đoạn từ tháng 1-10/2023 đạt tổng trị giá 785,2 triệu USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chính thức vượt cột mốc 1.000 tỷ won (khoảng 776 triệu USD).
Năm 2023 cũng là năm đánh dấu kỷ niệm 60 năm gói mì ăn liền đầu tiên của Hàn Quốc được sản xuất năm 1963.
Số liệu thống kê cho biết nếu tỷ giá hối đoái won/đô la là 1.300 won được áp dụng cho xuất khẩu mì ăn liền trong giai đoạn từ tháng 1-10/2023, con số này sẽ lên tới 1.020,8 tỷ won, đánh dấu lần đầu tiên xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc vượt quá 1.000 tỷ won. Ước chung cả năm nay, giá trị xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc sẽ lên tới 1.200 tỷ won đến 1.300 tỷ won.Quốc gia nhập khẩu mì ăn liền Hàn Quốc lớn nhất là Trung Quốc với giá trị khoảng 174,4 triệu USD. Mỹ đứng thứ hai với 107 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản với 48,66 triệu USD và Hà Lan với 48,64 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu sang Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ghi nhận 12,24 triệu USD, đứng thứ 15, cao nhất trong các quốc gia Trung Đông. Saudi Arabia (A-rập Xê-út) xếp thứ 18 với 8,99 triệu USD. Nếu tính theo tỷ giá hối đoái won/đô la là 1.300 won thì xuất khẩu mì ăn liền năm 2022 của Hàn Quốc cũng đã đạt gần 1.000 tỷ won. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng số lượng xuất khẩu ở đây chỉ xem xét những sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc và xuất khẩu ra nước ngoài.Trong trường hợp phản ánh cả số lượng sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các nhà máy ở nước ngoài và bán ra ở thị trường địa phương thì kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền toàn cầu của Hàn Quốc còn lớn hơn nhiều.
Một lãnh đạo của Nongshim, công ty sản xuất mì ăn liền hàng đầu Hàn Quốc, cho biết năm 2022, chỉ tính riêng sản phẩm mì ăn liền được bán qua các nhà máy ở Mỹ và Trung Quốc đã lên tới khoảng 900 tỷ won.Nếu tính cả kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm mì gói được sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài thì sẽ là khoảng 1.000 tỷ won. Trên thực tế, quy mô xuất khẩu mì ăn liền trong nước ước tính vào khoảng 2.000 tỷ won. Công ty Nongshim không chỉ sản xuất trong nước mà còn có các nhà máy sản xuất mì ăn liền ở Mỹ, Trung Quốc để bán trực tiếp tại địa phương.
Một trong những lý do khiến mì ăn liền Hàn Quốc trở nên phổ biến ở nước ngoài là trong thời kỳ dịch COVID-19, mì ăn liền đã trở thành thực phẩm thiết yếu được người dân tích trữ tại nhà.Đồng thời, sức ảnh hưởng của Làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) ngày càng mở rộng, với sự phổ biến của các tác phẩm điện ảnh, truyền hình Hàn Quốc như "Ký sinh trùng", "Squid Game", mì ăn liền Hàn Quốc càng nhận được nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng khắp thế giới. Theo đó, doanh số dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trưởng tích cực trong tương lai.
- Từ khóa :
- mì ăn liền hàn quốc
- hàn quốc
- xuất khẩu mì ăn liền
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Nhật Bản sẵn sàng đối phó với vụ phóng vệ tinh từ Triều Tiên
08:05' - 21/11/2023
Ngày 21/11, Hàn Quốc ban bố khuyến cáo đi lại đối với tàu thuyền, sau khi Triều Tiên thông báo kế hoạch phóng vệ tinh trong thời gian từ ngày 22/11 đến ngày 1/12.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF khuyến nghị Hàn Quốc cần duy trì chính sách lãi suất cao
14:34' - 19/11/2023
IMF dự đoán tốc độ tăng giá sẽ tiếp tục chậm lại và Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) sẽ đạt được mục tiêu ổn định giá ở mức 2% vào cuối năm tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc linh hoạt áp dụng tuần làm việc 52 giờ đối với một số lĩnh vực
07:02' - 14/11/2023
Ngày 13/11, các quan chức Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này sẽ nới lỏng thời gian tuần làm việc tối đa 52 giờ đối với một số lĩnh vực kinh doanh có khối lượng công việc nặng nhọc.
-
Công nghệ
Samsung chiếm hơn 80% doanh số Smartphone tại thị trường Hàn Quốc
08:43' - 13/11/2023
Công ty Điện tử Samsung Electronics Co. chiếm hơn 80% doanh số bán điện thoại thông minh (smartphone) của Hàn Quốc trong quý III/2023, giữa bối cảnh nhu cầu đối với các thiết bị cao cấp giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Dầu thô tiếp đà giảm giá
10:16'
Sau phiên phục hồi, giá dầu suy giảm trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và quan hệ Mỹ - Iran cho thấy có dấu hiệu hạ nhiệt. Giá dầu Brent còn 61,12 USD/thùng, giảm 1,66%
-
Hàng hoá
Dự báo về đàm phán thương mại Mỹ-Trung kéo giá dầu đi xuống
07:32'
Giá dầu thế giới giảm hơn 1 USD mỗi thùng trong phiên giao dịch 7/5 khi các nhà đầu tư đưa ra những dự báo khác nhau về cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Lá chắn đẩy lùi hàng giả, hàng nhái
16:15' - 07/05/2025
Liên tiếp những vụ sản xuất hàng giả, từ sữa, thực phẩm, mỹ phẩm… bị phanh phui mới đây khiến người tiêu dùng hoang mang trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường.
-
Hàng hoá
Sản lượng dầu Mỹ giảm, "vàng đen" thoát đáy
15:46' - 07/05/2025
Chiều 7/5, giá dầu tại thị trường châu Á đi lên, khi các nhà đầu tư tập trung vào cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và các dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu của Mỹ giảm.
-
Hàng hoá
Mập mờ nguồn gốc sữa qua những kênh bán hàng online
13:19' - 07/05/2025
Qua những kênh bán hàng online, các loại sữa có dấu hiệu "mập mờ" về nhãn mác, địa chỉ sản xuất vẫn đang được chào bán đến người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
MXV: Kim loại tăng giá trước lo ngại thiếu nguồn cung
11:16' - 07/05/2025
Thị trường kim loại trải qua phiên giao dịch ngày 6/5 với những diễn biến tích cực, 8 trên 10 mặt hàng tăng giá, chủ yếu nhờ nhu cầu trú ẩn gia tăng và lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm tới 4,6% trong kỳ điều hành 8/5
09:14' - 07/05/2025
Tại kỳ điều hành ngày mai 8/5, giá xăng dầu có thể giảm từ 3,2 - 4,6% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng hơn 3%
07:55' - 07/05/2025
Giá dầu thế giới đã tăng khoảng 3% trong phiên giao dịch ngày 6/5 nhờ một loạt dấu hiệu tích cực cho thị trường.
-
Hàng hoá
Phát hiện kho đông lạnh chứa hơn 7 tấn trứng non, tràng gà, nầm lợn không rõ nguồn gốc
16:50' - 06/05/2025
Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hơn 7 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tại kho đông lạnh.