Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản thu về hơn 62 tỷ USD
Đây là nội dung được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin tại Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thuỷ sản, tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16/12.
Ông Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Năm 2024 là một năm phát triển ấn tượng của ngành nông nghiệp Việt Nam cả về sản xuất và xuất khẩu. Giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản ước đạt trên 62 tỷ USD tăng trên 18% so năm 2023.
Trong đó, có 11 mặt hàng tiếp tục duy trì giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ ước 16,1 tỷ USD, rau quả ước 7,1 tỷ USD, gạo ước 5,8 tỷ USD, cà phê ước 5,4 tỷ USD, hạt điều 4,3 tỷ USD, tôm 3,8 tỷ USD, cao su ước 3,2 tỷ USD). Xét về tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu rau quả, gạo, cà phê, hạt điều và hạt tiêu đều đạt hai con số: cà phê tăng 56,9%, hồ tiêu tăng 53,3%, cao su tăng 24,6%, gạo tăng 10,6%.
Về thị trường, Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu nông lâm thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 12,3 tỷ USD (11 tháng 2024); Trung Quốc đứng thứ hai với 12, 2 tỷ USD; tiếp đến EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Theo ông Lê Thanh Hoà, mục tiêu đặt ra cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2025 là 55 tỷ USD. Tuy nhiên tính đến nay, giá trị xuất khẩu đã vượt xa mục tiêu đề ra, đạt hơn 62 tỷ USD; trong đó, giá trị thặng dư thương mại đạt trên 6 tỷ USD. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), mở cửa thị trường, đưa thuế quan nhiều mặt hàng xuống thấp hoặc về 0%. Song song đó, công tác đàm phát mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại cũng được các bộ, ngành tích cực triển khai, giúp nông sản, đặc biệt là trái cây Việt Nam ngày càng vươn xa.
Ông Nguyễn Anh Phong - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhận định: Sản xuất nông nghiệp trong nước duy trì ổn định, xuất khẩu các nhóm hàng nông sản có thể tăng trưởng tốt trong quý I/2025. Bối cảnh đưa ra là nhu cầu nhập khẩu lương thực, thực phẩm của thế giới dự báo có thể tăng do nguồn cung bị đứt gãy ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang, cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn...
Đánh giá về thị trường, ông Phong cho rằng Hoa Kỳ là địa bàn có dân số đông và nhu cầu tiêu dùng cao nên các mặt hàng còn nhiều dư địa tăng trưởng, nhất là thuỷ sản, đồ gỗ, cà phê, tiêu và dặc biệt là những loại trái cây nhiệt đới. Nhu cầu tiêu thụ rau quả và thủy sản ở Trung Quốc cũng được dự đoán tăng mạnh, rau quả tăng 6,64%/năm và thủy sản tăng 7,56%/năm trong giai đoạn 2024-2029.
Với vị trí địa lý thuận lợi, các nông sản của Việt Nam như rau, trái cây, thủy sản... vận chuyển đến Trung Quốc vẫn giữ được chất lượng tự nhiên và độ tươi ngon với giá cả hợp lý. Trung Quốc cũng có nhu cầu nhập khẩu lượng lớn cao su, sắn do nguồn cung trong nước hạn chế. Bên cạnh đó, dối với các thị trường xuất khẩu truyền thống, những năm tới nông sản Việt Nam cũng có thêm cơ hội trong mở rộng thị trường xuất khẩu sang những khu vực tiềm năng như Trung Đông và cả một số nước châu Phi.
Dư địa tăng trưởng còn nhiều, song ông Ngô Hồng Phong - Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản cũng còn không ít thách thức phía trước khi sản xuất đối mặt với diễn biến khó lường từ thiên tai, biến đổi khí hậu. Trong khi thị trường liên tục biến động thì các quy định kỹ thuật cũng ngày càng cao với yêu cầu về phát triển xanh bền vững.
Để triển khai đồng bộ giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 và những năm tới, các cơ quan ban ngành, địa phương, cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ưu tiên thúc đẩy ngành hàng như lúa gạo, thủy sản và rau quả theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; đảm bảo sản xuất, nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào để góp phần kiểm soát lạm phát.
Ông Ngô Hồng Phong nhấn mạnh: Để xuất khẩu hiệu quả, bền vững cần bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển chế biến, phát triển các vùng nguyên liệu lớn, cụm liên kết sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản, nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh cho nông sản tại thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics.
Doanh nghiệp, ngành hàng tiếp tục khai thác tối đa những ưu đãi từ các hiệp định thương mại, mở rộng thị phần tại những thị trường tiềm năng như các nước Hồi giáo Halal, Trung Đông, châu Phi...; tích cực thực hiện các giải pháp đề nghị EU gỡ thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam. Về phía nông dân cần nâng cao kỹ năng, năng lực sản xuất kinh doanh trong tiếp cận thông tin thị trường, sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững
16:20' - 09/12/2024
Mô hình này vừa giúp nông dân thu nhập bền vững, vừa góp phần tích cực tăng độ che phủ của rừng, phát triển tốt hệ sinh thái vùng ngập mặn tỉnh Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác
20:40' - 06/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 127/CĐ-TTg chấn chỉnh công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, giấy chứng nhận thủy sản khai thác tại địa phương.
-
Kinh tế & Xã hội
Sóc Trăng tăng chuỗi giá trị thủy sản nước ngọt
10:15' - 06/12/2024
Tại Sóc Trăng, những ngày này nhiều mô hình nuôi cá đăng quầng, cá lúa trong mùa nước của nông dân ở các vùng trũng đang vào vụ thu hoạch rộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc
09:29' - 04/12/2024
Đây là dịp để doanh nghiệp, người sản xuất, xuất khẩu trao đổi, kiến nghị với các bộ, ngành, cơ quan quản lý của Việt Nam - Trung Quốc những giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời
16:30'
Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.
-
Hàng hoá
Dệt may Việt Nam hướng đến mục tiêu 48 tỷ USD năm 2025
11:04'
Kết quả đạt được trong năm 2024 và những tín hiệu khá tích cực của thị trường là cơ sở để ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cao hơn trong năm 2025 ở mức 47 - 48 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Giá dầu tại châu Á giảm từ mức cao nhất trong nhiều tuần
10:22'
Trong phiên sáng 16/12 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 21 xu Mỹ, tương đương 0,3%, xuống 74,28 USD/thùng, sau khi chốt phiên 13/12 ở mức cao nhất kể từ ngày 22/11.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ
13:10' - 15/12/2024
Thương mại lúa gạo toàn cầu trong năm 2025 ước đạt kỷ lục 57,2 triệu tấn, tăng 910.000 tấn so với dự báo trước đó.
-
Hàng hoá
Nestlé khởi động chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết Chất Lượng Trong Tay”
19:40' - 14/12/2024
Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Nestlé Việt Nam khởi động chương trình đặc biệt mang tên “Cùng Nestlé, Cầu Tết Chất Lượng Trong Tay”.
-
Hàng hoá
Giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á biến động trái chiều
19:02' - 14/12/2024
Giá gạo đồ xuất khẩu từ Ấn Độ ổn định trong tuần này nhờ nhu cầu mạnh từ châu Phi, dù nguồn cung gia tăng từ sản lượng vụ mới đã phần nào gây áp lực giảm giá.
-
Hàng hoá
Không để thiếu hàng trong dịp Tết Ất Tỵ
10:04' - 14/12/2024
Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành công thương và doanh nghiệp cả nước dữ trữ lượng hàng hóa, dồi dào, giá cả bình ổn, đặc biệt trong dịp Tết.
-
Hàng hoá
Giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm
08:01' - 14/12/2024
Sở Công Thương Bắc Ninh vừa ban hành Kế hoạch số 1702/KH-SCT thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
-
Hàng hoá
Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024
17:21' - 13/12/2024
Giá dầu tăng nhẹ phiên chiều 13/12, hướng đến mức tăng hàng tuần đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024 khi các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran và Nga khiến thị trường càng thêm lo ngại về nguồn cung.