Xuất khẩu nông sản – Bài 1: Dấu chân trên bản đồ thế giới
Là một nước nông nghiệp nhiệt đới với đa dạng các loại nông sản, xuất khẩu nông sản nói chung, hoa quả nói riêng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện nông sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 160 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có được chỗ đứng tại một số thị trường "khó tính" như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu..., đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.
Chùm bài “Xuất khẩu nông sản Việt” của các phóng viên TTXVN tại nước ngoài sẽ cung cấp bức tranh chung về hành trình khó khăn để đưa nông sản Việt Nam “vươn ra biển lớn”, cũng như những cơ hội để sản phẩm Việt Nam từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.
Chùm gồm 4 bài: Bài 1 - Dấu chân trên bản đồ thế giới; Bài 2 - Tận dụng tối đa cơ hội; Bài 3 - Nhận diện thách thức; Bài 4 - Cầu nối hiệu quả cho doanh nghiệp.
Bài 1: Dấu chân trên bản đồ thế giới Nói đến các thị trường tiêu thụ, Nhật Bản đang trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của hoa quả Việt Nam. Sau thanh long, xoài và chuối, vải thiều là loại hoa quả tươi thứ tư của Việt Nam đã thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản. Ngày 22/6 vừa qua, lô vải thiều tươi đầu tiên nhập khẩu từ Việt Nam đã chính thức lên kệ tại các siêu thị trên khắp Nhật Bản.Mặc dù có giá bán khá cao, gần 120.000 đồng cho một hộp 9 quả, nhưng đặc sản Việt Nam vẫn được thị trường Nhật Bản đón nhận tích cực. Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản Tạ Đức Minh bày tỏ lạc quan việc thâm nhập thành công vào một thị trường có tiêu chuẩn cao như Nhật Bản sẽ giúp mở ra “những cánh cửa xuất khẩu” mới cho vải thiều của Việt Nam. Nhiều người cũng hy vọng sau vải thiều, nhiều hoa quả nhiệt đới khác của Việt Nam sẽ tiếp tục “Đông tiến” thành công vào thị trường khó tính này.
Tại Singapore, thị trường ở Đông Nam Á, với sự hỗ trợ tích cực của Cơ quan Thương vụ Việt Nam, nhiều nông sản Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc. Về sản phẩm cây cảnh và hoa tươi, Việt Nam là một trong 5 đối tác hàng đầu cung cấp cho thị trường Singapore. Về hoa quả, bên cạnh một số mặt hàng truyền thống đã vào thị trường từ nhiều năm như thanh long trắng, dừa xiêm, ba năm trở lại đây, nhiều sản phẩm mới của Việt Nam như hồng xiêm, bưởi Năm roi, chanh leo, thanh long đỏ và gần đây là vải thiều cũng đã chinh phục thị trường này. Dự kiến cuối năm nay, một số mặt hàng khác như trái bơ, đu đủ, nhãn, vú sữa… sẽ sớm vào thị trường Singapore.
Về rau củ, ngoài ớt chuông, ớt chỉ thiên, sau nhiều lần tới thực địa tại Việt Nam, tận mắt thăm các trang trại và dự Hội chợ Hortex, các nhà nhập khẩu Singapore đã dần yên tâm về chất lượng và khả năng cung ứng của Việt Nam và bày tỏ sự quan tâm đối với một số mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như cà chua, rau cải, măng tây, củ năng, ngô ngọt…
Về thực phẩm chế biến, người dân Singapore ngày càng quen thuộc với các sản phẩm bánh tráng, bánh phồng tôm, cà phê, các loại hạt điều, nước mắm, trứng muối…
Bên cạnh đó, tín hiệu đáng mừng là thị trường Singapore bắt đầu chấp nhận các mặt hàng nông sản chế biến có giá trị cao của Việt Nam như: sữa hữu cơ, thức uống dinh dưỡng và trà thực phẩm chức năng, bánh kẹo, dầu dừa hữu cơ...
Trong thời gian dịch bệnh COVID-19, một số sản phẩm chế biến khác của Việt Nam mà Singapore chưa từng nhập khẩu như rau quả đóng hộp, thực phẩm đóng hộp, bột mỳ và các sản phẩm bột xay xát, đã xuất hiện…Các sản phẩm xuất thô của Việt Nam như gạo, thủy sản đông lạnh tiếp tục giữ thị phần ổn định tại thị trường.
Tham tán Thương mại Việt Nam tại Singapore Trần Thu Quỳnh nhấn manh điều đáng mừng là các sản phẩm Việt Nam tại Singapore không những gia tăng về số lượng, kim ngạch mà cơ cấu mặt hàng cũng có nhiều thay đổi, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, chú trọng vào nhóm các sản phẩm hữu cơ và chế biến sâu.
Hoa quả Việt Nam cũng đã xuất hiện tại châu Đại dương với điểm đến Australia. Theo số liệu từ Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, trong tháng 5 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu nói chung của Australia giảm 11% so với tháng trước đó. Tuy nhiên, nhập khẩu rau quả từ Việt Nam đạt hơn 22,6 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm năm ngoái, bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra cho các doanh nghiệp và hoạt động vận chuyển giữa hai nước.
Australia là quốc gia hàng đầu thế giới về nông nghiệp, với hơn 123.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi gia súc, quản lý và khai thác gần 384,6 triệu hécta đất. Đây cũng là một thị trường có tiêu chuẩn sống cao, nông sản phong phú “cái gì cũng có”, từ táo, nho, đến xoài, sầu riêng, thanh long, nhãn, vải, đu đủ, chuối, dứa...
Trong những năm gần đây, xuất khẩu nông nghiệp của Australia luôn đạt trên 40 tỷ USD và sản phẩm nông nghiệp của nước này ngày càng được ưa chuộng, do không chỉ ngon mà quan trọng là chính sách kiểm soát chất lượng và môi trường tốt của chính phủ làm cho nông sản của Australia có giá trị cao trong mắt người tiêu dùng.
Chính vì thế, theo ông Nguyễn Phú Hòa, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, sự hiện diện của các mặt hàng nông sản Việt Nam tại Australia, trong đó có 4 loại quả tươi gồm vải (từ tháng 5/2015), xoài (từ tháng 9/2016), thanh long (từ tháng 7/2017) và nhãn (từ tháng 9/2019) là một điều rất đáng tự hào và là một thành công lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc chỉ đạo kiểm soát chất lượng và phát triển thị trường.
Ông Nguyễn Phú Hòa nhận định mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Australia chưa thể so sánh với Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc… và mới chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng quy mô thị trường Australia, song danh tiếng và thương hiệu của nông sản Việt Nam đã được khẳng định nhờ những nỗ lực không ngừng của chính phủ, doanh nghiệp và nông dân Việt Nam để có thể “sống chung được với người khổng lồ” này.
Trong khi đó, các nước Liên minh châu Âu (EU) cũng là đối tác đầy tiềm năng. Đây là thị trường rộng lớn, với quy mô dân số trên 500 triệu người. Tham tán Nông nghiệp tại EU và Bỉ, ông Trần Văn Công cho biết, về tổng thể, hàng nông - lâm - thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu của EU, nên dư địa cho xuất khẩu sang EU còn rất lớn.
Bên cạnh đó, hàng nông - lâm - thủy sản của Việt Nam và EU có tính bổ trợ cho nhau và không cạnh tranh trực tiếp. Nông sản Việt Nam là bộ phận quan trọng trong chuỗi cung ứng giúp cho ngành chế biến thực phẩm EU phát triển phục vụ cho nội khối và xuất khẩu.
Việc EU cam kết dành cho Việt Nam trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản sẽ mở rộng cánh cửa để nông sản Việt Nam bứt phá xuất khẩu vào thị trường này.
Dù cách Việt Nam nửa vòng Trái Đất, Mỹ hiện là một trong những đối tác nhập khẩu nhiều loại nông sản Việt, trong đó phải kể tới cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè, gạo, nông sản chế biến và quả tươi. Đến nay, phía Mỹ đã chính thức cấp phép nhập khẩu 6 loại hoa quả tươi của Việt Nam gồm vú sữa, xoài, vải, nhãn, thanh long và chôm chôm.
Nông sản Việt, trong đó có hoa quả, đang từng bước chinh phục thị trường thế giới, mở ra cơ hội to lớn cho các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trên toàn cầu./.
- Từ khóa :
- nông sản việt
- xuất khẩu trái cây
- trái cây việt nam
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn
14:30'
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu là những yếu tố then chốt để đưa nông sản Khánh Hòa vươn xa
-
Thị trường
Giá dầu thế giới tăng vọt
08:34'
Thị trường năng lượng chứng kiến tuần tăng điểm ấn tượng khi tất cả các mặt hàng đều khởi sắc, trong đó dầu thô là điểm nhấn chính với mức tăng 6%,.
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09' - 24/11/2024
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Thị trường
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
09:06' - 24/11/2024
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.