Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
Thị trường xuất khẩu nông sản được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều thách thức từ nhiều thay đổi của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
*Đối diện nhiều vấn đềXuất khẩu nông sản năm 2024 có nhiều điểm sáng, mang về nguồn kim ngạch vượt chỉ tiêu đề ra của Chính phủ. Điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của các đơn vị, chuỗi mắt xích trong toàn ngành: thuỷ sản, lúa gạo, trái cây, gỗ, tiêu, điều,… Đồng thời, những thành tích này cũng khẳng định vai trò của tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, dù có nhiều thành tích xuất khẩu tươi sáng, nhưng ngành nông sản vẫn còn đối diện với nhiều thách thức lớn. Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông sản Việt Nam đang đối diện với 5 thách thức lớn. Đó là giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, chi phí vận tải, logistics chưa có dấu hiệu giảm, chính sách nhập khẩu của các nước liên tục thay đổi và lãi suất ngân hàng có biến động. Không những vừa phải đối diện với các tiêu chí sản xuất, người sản xuất nông nghiệp còn phải đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng nông sản ngày càng tăng. Người tiêu dùng nước ngoài có xu hướng thắt chặt chi tiêu do áp lực lạm phát.Đối với ngành thuỷ sản, hiện nay ngành thuỷ sản Việt Nam cũng đang nỗ lực gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU để khơi thông lại đường đi cho các sản phẩm khai thác, đánh bắt. Ông Hoàng Trọng Thuỷ, Chuyên gia nông nghiệp chia sẻ, đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản, vẫn còn nhiều khó khăn về biến đổi khí hậu hiện nay. Cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản chưa phát triển vượt trội, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Chất lượng con giống thuỷ sản cũng phải cải thiện hơn để tạo sản phẩm chất lượng và đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng.
Chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam cũng không nằm ngoài những thách thức của thị trường trong năm 2024. Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới từ thị trường quốc tế trong năm 2024. Đáng chú ý là nhu cầu tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng, khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.Nhiều đơn hàng từ các thị trường này sụt giảm đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành gỗ. Cùng với đó, các yêu cầu về nguồn gốc gỗ và sản xuất bền vững càng tăng áp lực lên các nhà xuất khẩu Việt Nam. Tại Mỹ, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang đối diện với khả năng bị điều tra chống bán phá giá, đặc biệt với các sản phẩm có nguồn gốc từ nước thứ ba, chẳng hạn như gỗ nhập từ Trung Quốc. Việc điều tra có thể dẫn đến biện pháp trừng phạt thuế suất cao nếu bị kết luận vi phạm, đe dọa đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Mỹ.
*Tìm kiếm từng cơ hộiMặc dù thách thức từ thị trường luôn tác động mạnh đến các ngành hàng của ngành nông nghiệp, nhưng mỗi ngành hàng đều có những nỗ lực riêng để giữ vững thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chắt chiu từng cơ hội xuất khẩu để đảm bảo hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp.
Theo bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chia sẻ, trước những yêu cầu của người tiêu dùng, cũng như rào cản kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản vừa khắc phục những khó khăn nội tại như vấn đề truy xuất nguồn gốc, các vấn đề liên quan đến chính sách xuất khẩu vừa nỗ lực đầu tư công nghệ để năng cao năng lực sản xuất.Chẳng hạn như, thuỷ sản Việt Nam đối diện với các rào cản kĩ thuật về thuế chống bán phá giá hay thẻ vàng IUU, nhưng cơ hội mới xuất hiện là như cầu lớn từ thị trường Halal, các doanh nghiệp thuỷ sản cũng sẽ nỗ lực đầu tư để có thể khai thác thị trường này, hay yêu cầu về sản xuất xanh, bảo vệ môi trường cũng đang được các doanh nghiệp ráo riết thực hiện để hoàn thành tiến độ cho đến năm 2035.
Nhìn thấy khó khăn trước mắt nhưng cũng chứa nhiều cơ hội từ thị trường Mỹ, ông Trần Ngọc Liêm chia sẻ, thị trường Mỹ hiện chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam. Trong nhiệm kỳ trước, Tổng thống Donald Trump từng áp dụng nhiều biện pháp đối với xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, đòi hỏi cân bằng thương mại.Tới đây, khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, ngành gỗ có thể phải đối mặt với các biện pháp điều chỉnh nhưng cũng có thể hưởng lợi từ cơ hội thu hút đầu tư và phát triển. Bên cạnh thị trường Mỹ, các thị trường khác cũng đang tạo cơ hội cho ngành gỗ. Đơn cử, các hiệp định thương mại tự do đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường mới, thị trường Trung Quốc đúng khôi phục sức tiêu dùng, hay thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đang tích cực chuẩn bị hàng hoá phục vụ cho các lễ hội truyền thống sắp tới.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của chuỗi giá trị nông sản. Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp bền vững phải đi đôi với bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Các biện pháp như sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước, bảo vệ đất đai và đa dạng sinh học cần được áp dụng rộng rãi sẽ tăng cơ hội cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi xanh trong xuất khẩu nông sản sang EU
17:27' - 13/11/2024
Để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng với các đối tác EU, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam cần thích ứng với xu thế chuyển đổi xanh.
-
Phân tích - Dự báo
Tin vui mới cho những nhà xuất khẩu nông sản vào EU
06:30' - 03/10/2024
Quy định không phá rừng là một điều khoản gây tranh cãi nhất trong Thỏa thuận Xanh của châu Âu vì mức độ nghiêm trọng từ tác động của nó đối với các quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào lục địa này
-
Hàng hoá
Lào Cai: Xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu tăng 212%
14:41' - 30/08/2024
Theo thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai, xuất nhập nhập hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai từ đầu năm 2024 đến nay tăng khá mạnh; trong đó, chủ yếu là các mặt hàng nông sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.