Xuất khẩu Việt Nam đang tiến về đích
Đặc biệt, suốt trong một quá trình dài vừa qua, doanh nghiệp 100% vốn trong nước đã tích cực, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước tăng trưởng cao.
Tuy nhiên, để xuất khẩu chạm mốc 300 tỷ USD, ngành công thương vẫn đang nỗ lực phấn đấu và áp dụng nhiều giải pháp tổng thể để chèo lái con thuyền về đích đúng hạn.
Điểm sáng là khu vực trong nước
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 9 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt gần 27,1 tỷ USD, giảm 2,2% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt gần 9,9 tỷ USD, giảm 3,7%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 17,2 tỷ USD, giảm 1,4%.
So với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9 tăng 16,3%; trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 40,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 5,8%.
Tuy nhiên, trong quý III/2020, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 79,7 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 33,8% so với quý II năm nay và tăng 26,0% so với quý I.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu cho biết, trong quý III có 10 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 74,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó, mặt hàng điện thoại và linh kiện dẫn đầu với 14,7 tỷ USD, chiếm 18,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước; điện tử máy tính và linh kiện đạt 12,8 tỷ USD, tăng 26,4%; hàng dệt may đạt 8,9 tỷ USD, giảm 6,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 7,8 tỷ USD, tăng 62,8%.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong 9 tháng đạt 202,4 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là động lực cho sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu cả nước khi kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 71,4 tỷ USD, tăng mạnh 19,5%, chiếm gần 35,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài kể cả dầu thô đạt 131,03 tỷ USD, giảm 2,9%, chiếm 64,7%.
Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh: Sau khi đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2018, 2019, khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng năm 2020 với mức tăng 19,5%, cao hơn 4 lần so với tốc độ tăng trưởng chung cả nước và đặt trong bối cảnh xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng trưởng âm giảm 2,9%.
Không dừng lại ở đó, trong 9 tháng có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ngoài ra, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 59,8%. Đặc biệt, Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết để mở rộng các thị trường xuất khẩu mới.
Động lực thúc đẩy tăng trưởng
Việc tham gia các FTA nhất là Hiệp định Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực và đi vào thực thi từ ngày 1/8 với các cam kết cắt giảm thuế quan của các đối tác với hàng có xuất xứ Việt Nam đã làm tăng khả năng cạnh tranh và giúp mở rộng thị phần tại các thị trường đối tác cũng như tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Chỉ tính riêng tháng 8, khi Hiệp định EVFTA thực thi được một tháng, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7.
Tiếp đến tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này duy trì đà tăng mạnh, khi tăng 14,4% so với cùng kỳ.
Mặt khác, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường này.
Chẳng hạn như từ đầu tháng 8 đến nay, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7 và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài mặt hàng thủy sản, gạo Việt xuất khẩu sang châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200 USD/tấn, tùy loại so với thời điểm trước khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Cùng với đó, nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, cà phê… cũng đang được nhận định kỳ vọng lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thời gian tới.
Ông Trần Thanh Hải cho biết thêm, ngoài thị trường EU, trong 9 tháng năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 54,73 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 9 đạt 24 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10,6 tỷ USD, tăng 5,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,4 tỷ USD, tăng 5,9%.
So với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 9 tăng 11,6%; trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 22,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,3%.
Trong quý III/2020, kim ngạch nhập khẩu đạt 68,54 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019; tăng 18,5% so với quý II năm nay và tăng 15,2% so với quý I. Điều này cho thấy sản xuất bắt đầu phục hồi và nhu cầu nhập khẩu có xu hướng tăng lên.
Tính chung 9 tháng năm 2020, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt gần 185,87 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 82,34 tỷ USD, tăng 4,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 103,52 tỷ USD, giảm 4,8%. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tiếp theo lần lượt là các thị trường Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản ,EU, Hoa Kỳ…
Cũng theo Cục Xuất Nhập khẩu, tháng 9 xuất siêu đạt 3,09 tỷ USD và tính chung 9 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 16,58 tỷ USD; trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,92 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài kể cả dầu thô xuất siêu 27,51 tỷ USD.
Theo nhận định từ các chuyên gia, trong bối cảnh xuất khẩu của nhiều quốc gia trong khu vực tiếp tục giảm hoặc tăng trưởng chậm lại thì kết quả tăng trưởng xuất khẩu ở mức 4,0% và duy trì cán cân thương mại thặng dư trong 9 tháng qua của Việt Nam là sự nỗ lực rất lớn.
Tận dụng cơ hội
Đại diện Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho rằng, Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam được cắt giảm thuế cao như như nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, da giày, điện tử…
Do đó, để duy trì những kết quả đạt được, từ nay đến cuối năm Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đôn đốc, tổng hợp Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA của các bộ, ngành, địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, triển khai các Kế hoạch này.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, nhằm nỗ lực chạm mục tiêu xuất khẩu 300 tỷ USD trong năm nay, Bộ Công Thương đã xây dựng Kế hoạch hoạt động Xúc tiến thương mại giai đoạn 2020-2025 góp phần phát triển xuất khẩu bền vững với mục tiêu rà soát, chọn lọc một số ngành hàng cùng các mặt hàng có tiềm năng, còn dư địa phát triển tại thị trường các nước đối tác đã ký kết FTA với Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt tại các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc; đồng thời, tiếp tục triển khai hình thức kết nối giao thương trực tuyến và nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến.
Hơn nữa, Bộ Công Thương còn thiết lập cơ chế liên kết bảo đảm trao đổi thông tin thông suốt với các Tham tán thương mại, các Vụ Thị trường nước ngoài, Cục Xuất Nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Hiệp hội ngành hàng, Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương và các doanh nghiệp trên cả nước trên các ứng dụng Internet.
Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng chia sẻ quyền truy cập hệ thống cho hệ thống các Thương vụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cùng khai thác, sử dụng để tăng cường khả năng kết nối cơ hội kinh doanh, đầu tư thúc đẩy xuất khẩu.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân và doanh nghiệp về các cam kết của Hiệp định, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, phương án cam kết cắt giảm, xóa bỏ thuế nhập khẩu hàng hóa và các cam kết về tiếp cận thị trường của Hiệp định EVFTA.
Ngoài ra, mới đây Cục Xuất Nhập khẩu đã phối hợp với Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) xây dựng xong phần mềm để triển khai thực hiện dịch vụ công cấp độ 3 đối với 24 thủ tục hành chính nhằm giảm thiểu số lượng chứng từ và dữ liệu khai báo, thời gian, số lượng hồ sơ phải nộp cũng như dễ dàng tra cứu thông tin để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 9 tháng tăng 1,6%
15:26' - 02/10/2020
9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản đạt gần 52,8 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 30,05 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu khoảng 22,8 tỷ USD, giảm 2,2%.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Tận dụng ưu đãi gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU
14:49' - 02/10/2020
Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, chỉ một tháng sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã có 7.200 bộ chứng nhận quy tắc xuất xứ được cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu vào EU.
-
Kinh tế Việt Nam
5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD
13:44' - 30/09/2020
Trong 9 tháng năm 2020, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 59,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Nguyễn Huy Tăng: Chuyến thăm của Quốc vương Norodom Sihamoni góp phần tăng cường tin cậy chính trị Việt Nam-Campuchia
15:45'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia tới Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành động kịp thời để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn
14:26'
Các ngành công nghiệp công nghệ cao; trong đó, có công nghiệp bán dẫn đang ngày càng có vai trò quan trọng và đang trở thành trụ cột kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.