Xuất nhập khẩu của Nhật Bản tăng cao kỷ lục
Số liệu thống kê thương mại của Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 20/1 cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 12/2021 đều ghi nhận mức tăng cao kỷ lục kể từ năm 1979.
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 12/2021 đạt 7.881,4 tỷ yen (khoảng 69 tỷ USD), tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 8.463,8 tỷ yen tăng 41,1%.Lĩnh vực xuất khẩu của Nhật Bản được hỗ trợ bởi yếu tố phục hồi của lĩnh vực phụ tùng ô tô sau giai đoạn bị đình trệ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong khi đó, lĩnh vực nhập khẩu tăng cao do ảnh hưởng của giá tài nguyên lên cao.
Cán cân thương mại của Nhật Bản trong tháng 12/2021 thâm hụt 582,4 tỷ yen, ghi dấu tháng thâm hụt thứ năm liên tiếp.
Lĩnh vực xuất khẩu của Nhật Bản đã ghi nhận đà tăng trong 10 tháng liên tục, trong đó, lĩnh vực ô tô ghi nhận mức tăng 17,5%, thiết bị điện tử như chất bán dẫn cũng ghi nhận mức tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính theo vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục đối với thị trường châu Á, như thị trường Trung Quốc. Doanh số bán các linh kiện điện tử như chất bán dẫn và ô tô ghi nhận đà tăng tích cực tại thị trường Trung Quốc (tăng 10,8%), Mỹ (tăng 22,1%) và châu Âu (tăng 9,7%).Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng ghi nhận đà tăng tháng thứ 11 liên tục, do sự gia tăng nhanh chóng của giá dầu mỏ, khí thiên nhiên hóa lỏng và than đá.
Theo số liệu thống kê thương mại năm 2021 được công bố cùng thời điểm, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt 83.931,1 tỷ yen, tăng 21,5% so với năm 2020, kim ngạch nhập khẩu đạt 84.565,2 tỷ yen, tăng 24,3%.Mặc dù trong năm 2021, Nhật Bản ghi nhận những thời điểm khó khăn trong việc cung ứng các linh kiện hàng hóa. Tuy nhiên, với đà phục hồi của kinh tế thế giới sau thời gian ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19, lĩnh vực xuất khẩu của Nhật Bản đã được hưởng lợi từ các mặt hàng sắt, thép, xe ô tô và thiết bị chế tạo như chất bán dẫn.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu cũng gia tăng chủ yếu do giá tài nguyên tăng cao. Kim ngạch thương mại năm 2021 của Nhật Bản là 1.472,2 tỷ yen, mức thâm hụt đầu tiên trong hai năm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh liên kết ngành hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
16:39' - 18/01/2022
Tác động của dịch COVID-19 là một trong những nguyên nhân dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh chỉ đạt 44,9 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2020.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhật Bản nâng dự báo lạm phát
15:30' - 18/01/2022
BOJ cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong năm này sẽ đạt 3,8%, tăng 0,9% so với dự báo đưa hồi tháng 10/2021, bất chấp nhưng lo ngại gia tăng liên quan đến sự lây lan của biến thể Omicron.
-
DN cần biết
Lào Cai thiết lập “vùng xanh không COVID-19” cho xuất nhập khẩu
18:36' - 17/01/2022
Ngày 17/1, UBND tỉnh Lào Cai ban hành phương án thiết lập “vùng xanh không COVID-19” phục vụ hoạt động xuất, nhập khẩu tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành).
-
Ý kiến và Bình luận
Nhật Bản ưu tiên gì về chính sách ngoại giao?
15:53' - 17/01/2022
Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã nêu bật tầm nhìn và các ưu tiên chính sách đối ngoại của Chính phủ Nhật Bản trong thời gian tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản sẽ cho phép một số sinh viên nước ngoài nhập cảnh
14:58' - 17/01/2022
Ngày 17/1, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho hay Nhật Bản dự định cho phép 87 sinh viên nước ngoài đi học theo diện học bổng chính phủ được nhập cảnh nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội nghị Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững
17:48' - 20/05/2025
Ngày 22/5, sẽ diễn ra Hội nghị Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững. Hội nghị sẽ mổ xẻ các vấn đề nóng của ngành này mà nhà nước, doanh nghiệp, người chăn nuôi rất quan tâm.
-
Thị trường
Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát “bẫy phụ thuộc”
08:00' - 20/05/2025
Tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường, trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng sẽ giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu ổn định.
-
Thị trường
Thời điểm vàng để kích cầu nội địa
14:00' - 18/05/2025
Kích cầu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa được xác định là một trong ba động lực then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025.
-
Thị trường
Thị trường thép ASEAN và những thách thức
08:42' - 15/05/2025
Việc Trung Quốc gia tăng xuất khẩu thép sang ASEAN được thể hiện rõ qua số liệu xuất nhập khẩu thép vào khu vực này trong quý I/2025.
-
Thị trường
Cà phê Việt Nam bứt phá từ chất lượng và thị trường xuất khẩu
16:09' - 14/05/2025
Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.
-
Thị trường
Mỹ lên kế hoạch cải cách quy định xuất khẩu bán dẫn
14:33' - 14/05/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên kế hoạch cải cách quy định xuất khẩu bán dẫn sử dụng trong trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Thị trường
Giá tôm tiếp tục tăng thêm 3.000 - 5.000 đồng/kg
10:39' - 13/05/2025
Giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng thương phẩm ở thị trường tỉnh Trà Vinh hơn một tuần nay tiếp tục tăng thêm 3.000 - 5.000 đồng/kg.
-
Thị trường
Niên vụ vải thiều 2025: Sản lượng thu hoạch dự kiến tăng khoảng 30%
11:33' - 12/05/2025
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, niên vụ vải thiều 2025 được đánh giá trúng mùa với sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu giảm 20%
12:47' - 11/05/2025
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Song nhìn lại 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.