Nhật Bản ưu tiên gì về chính sách ngoại giao?
Trong bài phát biểu khai mạc phiên họp thường kỳ của quốc hội, Ngoại trưởng Hayashi nêu rõ Nhật Bản sẽ tăng cường năng lực phòng thủ và ứng phó của liên minh Nhật-Mỹ và để đảm bảo điều này, Tokyo cơ bản cần đẩy mạnh các năng lực phòng thủ.
Theo ông, liên minh Nhật-Mỹ là nền tảng của hòa bình và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhằm thực hiện hóa khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh nỗ lực thông qua việc phối hợp với các đồng minh và các đối tác, bao gồm Australia, Ấn Độ, các thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước châu Âu.
Liên quan đến Trung Quốc, Nhật Bản sẽ nỗ lực thiết lập mối quan hệ song phương mang tính xây dựng và ổn định thông qua hợp tác giải quyết các thách thức chung trong bối cảnh năm nay đánh dấu 50 năm hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng phản đối việc Trung Quốc "đơn phương thay đổi" hiện trạng Biển Hoa Đông, đồng thời cho biết Tokyo sẽ có cách tiếp cận bình tĩnh và kiên quyết về vấn đề này.
Để ứng phó với môi trường an ninh nghiêm trọng, Ngoại trưởng Hayashi đã nêu bật tầm quan trọng của việc Nhật Bản cần xem xét lại Chiến lược An ninh quốc gia, cùng với 2 tài liệu quan trọng khác về việc xây dựng năng lực quốc phòng là Định hướng Chương trình quốc phòng và Chương trình Phòng vệ trung hạn.
Về vấn đề Triều Tiên, Ngoại trưởng Hayashi nêu rõ Nhật Bản sẽ nỗ lực đạt được giải pháp toàn diện cho các vấn đề như công dân Nhật Bản bị bắt cóc trước đây cũng như các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Thông qua hợp tác với Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ đặt mục tiêu hoàn tất phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên với việc đảm bảo thực thi các nghị quyết của Liên hợp quốc nhằm cấm Bình Nhưỡng phát triển các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.
Trong quan hệ với Hàn Quốc, Ngoại trưởng Hayashi cho biết Tokyo mong muốn Seoul hoàn tất các cam kết trong hiệp ước song phương năm 1965 về việc giải quyết bồi thường liên quan giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945 và thỏa thuận năm 2015 về việc giải quyết vấn đề phụ nữ mua vui.
Ông Hayashi đánh giá quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc đang rất xấu và cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục hối thúc Hàn Quốc có hành động phù hợp.
Quan hệ song phương Nhật Bản - Hàn Quốc đã xuống mức thấp lịch sử, khi tòa án Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu Nhật Bản bồi thường cho các công dân Hàn Quốc bị phát xít Nhật cưỡng ép lao động trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Phía Nhật Bản vẫn giữ quan điểm rằng các phán quyết này đã vi phạm các hiệp ước song phương trong quá khứ và quyền miễn trừ quốc gia theo luật quốc tế - nguyên tắc cho phép một quốc gia không chịu sự xét xử của các tòa án nước khác./.
Ngày 17/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã nêu bật tầm nhìn và các ưu tiên chính sách đối ngoại của Chính phủ Nhật Bản trong thời gian tới, bao gồm cam kết tăng cường liên minh Nhật-Mỹ, đồng thời nâng cấp năng lực phòng thủ nhằm đảm bảo hòa bình tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản sẽ cho phép một số sinh viên nước ngoài nhập cảnh
14:58' - 17/01/2022
Ngày 17/1, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho hay Nhật Bản dự định cho phép 87 sinh viên nước ngoài đi học theo diện học bổng chính phủ được nhập cảnh nước này.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản cân nhắc đưa Tokyo và 3 tỉnh vào khu vực phòng dịch trọng điểm
11:02' - 17/01/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc khả năng đưa thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận, gồm Saitama, Chiba và Kanagawa, vào danh sách khu vực phòng dịch trọng điểm.
-
DN cần biết
Thiếu hụt lao động- mối lo “kép” của các doanh nghiệp Nhật Bản
08:18' - 17/01/2022
Từ các nhà máy ô tô, viện dưỡng lão đến các nhà ga xe lửa, các cơ sở làm việc ở Nhật Bản phải đối mặt với nguy cơ biến thể Omicron lây lan nhanh khiến họ không có đủ nhân viên để duy trì hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản phát hiện sóng thần sau khi núi lửa ở Tonga phun trào
08:00' - 16/01/2022
Một trận sóng thần cao khoảng 1 mét có thể đã ập vào các khu vực thuộc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Hiện chưa có thông tin về thương vong hoặc thiệt hại về tài sản do trận sóng thần gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.