Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng gấp 2 lần
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 74,7 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu ước khoảng 40,8 tỷ USD, tăng 15,2%; nhập khẩu ước khoảng 33,9 tỷ USD, tăng 5,7%. Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6,9 tỷ USD, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước trên 4,2 tỷ USD, tăng 28,7% so với tháng 9/2021, nhưng giảm 8,8% so với tháng 8/2022; trong đó, nhóm nông sản chính trên 1,8 tỷ USD, lâm sản chính trên 1,3 tỷ USD, thủy sản 900 triệu USD và chăn nuôi 26,5 triệu USD… Tính chung 9 tháng, xuất khẩu nhóm nông sản chính trên 16,8 tỷ USD, tăng 7,5%; lâm sản chính khoảng 13,3 tỷ USD, tăng 10,8%; thủy sản trên 8,5 tỷ USD, tăng 38%; đầu vào sản xuất gần 1,9 tỷ USD, tăng 49,6%; riêng chăn nuôi 265,5 triệu USD, giảm 18,4%. Đến nay, có toàn ngành nông nghiệp có 7 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD là cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, sản phẩm gỗ. Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước, như: cà phê gần 3,1 tỷ USD (tăng 37,6%); cao su trên 2,3 tỷ USD (tăng 7,8%); gạo trên 2,6 tỷ USD (tăng 9,3%); hồ tiêu khoảng 774 triệu USD (tăng 7,7%); sắn và sản phẩm sắn trên 1 tỷ USD (tăng 21%), cá tra trên 1,9 tỷ USD (tăng 83,3%), tôm gần 3,5 tỷ USD (tăng 24,8%), gỗ và sản phẩm gỗ trên 12,4 tỷ USD (tăng 11,4%)... Trong số các mặt hàng trên, một số sản phẩm có sự tăng trưởng trong xuất khẩu nhờ giá tăng cao như cà phê tăng gần 22%, hạt tiêu tăng trên 30%... Tuy nhiên, cũng có những mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm như: rau quả gần 2,5 tỷ USD (giảm 11,1%), hạt điều gần 2,3 tỷ USD (giảm 14%), sản phẩm chăn nuôi 265,5 triệu USD (giảm 18,4%)... Về thị trường xuất khẩu, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt trên 10,5 tỷ USD (chiếm 25,8% thị phần); đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc khoảng 7,4 tỷ USD (chiếm 18,2% thị phần); thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị đạt trên 3,1 tỷ USD (chiếm 7,6%); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với trên 1,9 tỷ USD (chiếm 4,7%). Trước những khó khăn về thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Đại sứ quán, Tham tán Thương mại, Tham tán Nông nghiệp tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tiếp và trực tuyến (online) đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường gắn liền với các hoạt động ngoại giao của Chính phủ và của Bộ vào các thị trường lớn như: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nga, Brazil và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, New Zealand, Trung Đông. Gần nhất đã có 2 Nghị định thư về xuất khẩu chanh dây và sầu riêng đã được ký giữa Việt Nam - Trung Quốc; đã có 25 mã số cơ sở đóng gói và 51 vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc phê duyệt và trong tháng 9 đã xuất khẩu lô sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang thị trường Trung Quốc. Đến nay, đã có 4.597 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu được cấp tại 54 tỉnh, thành phố; 1.419 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cho các loại quả tươi như: thanh long, xoài, vú sữa, chuối, bưởi, chanh không hạt, nhãn, vải, ớt, thạch đen... được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản… Cùng với đó, các đơn vị của Bộ đã tiếp nhận và xử lý 777 thông báo về quy định kiểm dịch động thực vật (SPS) của các nước thành viên thuộc tổ chức Thương mại thế giới (WTO); xử lý 58 cảnh báo của EU; hướng dẫn và hỗ trợ 80 doanh nghiệp đăng ký theo Lệnh 248 và Lệnh 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đàm phán mở cửa thị trường đối với các sản phẩm gồm: nhãn xuất khẩu đi Nhật Bản; chanh leo, dừa xuất khẩu đi Mỹ, bưởi xuất khẩu sang Hàn Quốc, chanh leo sang Australia, cây có múi xuất khẩu đi New Zealand; chuẩn hóa lại các quy định liên quan đến các loại quả tươi truyền thống (chuối, thanh long, xoài, dưa hấu) xuất khẩu sang Trung Quốc. Các đơn vị chức năng tiếp tục trao đổi, hoàn thiện và thống nhất với Tổng Cục Hải quan Trung Quốc các Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với chuối, thanh long, xoài, dưa hấu xuất khẩu; thúc đẩy việc đàm phán xây dựng Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với ớt, khoai lang. Để triển khai có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc đáp ứng các quy định về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại nông sản; đăng ký mã cơ sở đóng gói, mã số doanh nghiệp./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2022 tăng 38%
14:03' - 03/10/2022
Tính chung 9 tháng năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chạm mốc 8,5 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Thị trường
Thị trường gạo thế giới: Bấp bênh sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
09:06' - 01/10/2022
Trong lúc áp lực giá lương thực trên toàn cầu vốn đã tăng vì hạn hán và xung đột Nga-Ukraine, việc Ấn Độ thông báo lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm hồi đầu tháng Chín đã gây thêm lo ngại.
-
Thị trường
Nhu cầu giảm gây khó cho xuất khẩu cao su
08:50' - 30/09/2022
Hoạt động xuất nhập khẩu cao su của doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng do nhu cầu giảm và lãi suất liên tục tăng tại các nước châu Âu và Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu hướng tới mức sụt giảm hàng tháng lớn nhất trong hơn ba năm
17:16'
Cuộc chiến thương mại toàn cầu làm nhu cầu nhiên liệu giảm sút và nỗi lo dư thừa nguồn cung cũng gây áp lực lên thị trường, khiến giá dầu sụt giảm hàng tháng lớn nhất trong hơn ba năm.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong hai tuần
10:09'
Kết thúc phiên ngày 29/4, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn giảm 1,61 USD (2,4%), chốt phiên ở mức 64,25 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm do lo ngại triển vọng nhu cầu yếu
17:04' - 29/04/2025
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch chiều 29/4 khi các nhà đầu tư hạ triển vọng nhu cầu do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Hàng hoá
Thái Nguyên thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm là thực phẩm nhập lậu
14:25' - 29/04/2025
Tại thời điểm kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh bày bán 2.400 gói chân gà, 2.000 gói xúc xích que, 7.000 gói xúc xích, 5.750 gói cánh gà, 350 gói ớt bột có tổng trị giá gần 30 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 11 tấn thịt và nội tạng bò không rõ nguồn gốc trong 3 kho lạnh tại Hà Nội
11:50' - 29/04/2025
Đoàn kiểm tra phát hiện gần 11 tấn gồm lòng bò, gân bò, bì bò, họng bò, xách bò, xương bò, mép bò, óc bò, dạ dày bò, gan, phổi bò đông lạnh chưa qua sử dụng được để trong túi nilon không có nhãn mác.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương thay đổi thời gian điều hành giá xăng dầu
11:27' - 29/04/2025
Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 24 tháng 4 năm 2025 sẽ được thực hiện vào thứ hai ngày 5 tháng 5 năm 2025 (ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ).
-
Hàng hoá
MXV: Thị trường nông sản phục hồi trong bối cảnh nhiều bất ổn
11:02' - 29/04/2025
Trước nhiều sức ép ngay khi mở cửa, giá đậu tương đã hồi phục nhờ tâm lý thị trường ổn định. Song song đó, giá cà phê Arabica có phiên thứ 5 liên tiếp tăng trong bối cảnh thị trường còn nhiều bất ổn.
-
Hàng hoá
Giám sát thị trường hàng hóa trong dịp Lễ 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5
10:48' - 29/04/2025
Tại thời điểm giám sát, các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt quy định, hàng hóa ghi nhãn, niêm yết giá đầy đủ, rõ ràng, bán đúng giá niêm yết, có hóa đơn chứng từ, tài liệu chứng minh nguồn gốc.
-
Hàng hoá
Nguy cơ nhu cầu giảm đè nặng lên giá dầu thế giới
07:19' - 29/04/2025
Giá dầu Brent đã giảm hơn 1 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 28/4, do những lo ngại về tác động kinh tế từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang gây áp lực lên nhu cầu dầu.