Xung đột Mỹ-Trung: Ảnh hưởng tại châu Á mới chỉ bắt đầu
Theo báo The Straits Times, các ngân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất một cách có trật tự, theo những cách thức thận trọng để đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất gây bất ngờ hôm 7/8 ở Thái Lan, Ấn Độ và New Zealand là những ví dụ điển hình cho thấy các nền kinh tế đổi hướng đột ngột, báo trước sự gián đoạn kinh tế sắp xuất hiện ở châu Á khi bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng.
Trước đây, đặc điểm của cuộc xung đột giữa Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể được mô tả là một cuộc chiến thương mại, song sau đó hai nước đã "bổ sung" thêm chiến trường tiền tệ.Ngày 5/8, Bắc Kinh đã để cho đồng NDT giảm giá và phá ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD lần đầu tiên kể từ năm 2008. Bộ Tài chính Mỹ đã phản ứng bằng việc đưa Trung Quốc vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ.
Ngày 7/8 - ngày mà các ngân hàng trung ương ở Bangkok, Mumbai và Wellington đồng loạt cắt giảm lãi suất, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đã lan sang mặt trận thứ ba - tiền tệ (bên cạnh lĩnh vực thương mại và công nghệ). Các biện pháp "ăn miếng trả miếng" giữa hai bên được nhận định là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế châu Á trong năm 2019. Xu hướng giảm tốc đã xuất hiện ở Singapore và Hàn Quốc. Cả hai quốc gia này đều là nền kinh tế mở, có quy mô, và thường được coi là những "chong chóng" định hướng gió trong những thời điểm bước ngoặt toàn cầu. Và cả hai nước này đang bị giáng một đòn khá mạnh khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xung đột. Ê-kíp của ông Trump dường như nhận ra rằng có lẽ sẽ không có thỏa thuận nào với Trung Quốc. Việc đưa Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 1994 là bằng chứng cho thấy điều đó. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải đối mặt với những thách thức vốn đã xuất hiện từ lâu trước khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại khi Bắc Kinh đưa ra các biện pháp để giảm nợ.Trong những năm sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc đã tung ra gói kích thích kinh tế mà đến đầu năm 2018, nợ công và tư của Trung Quốc đã tích lũy lên tới hơn 34.000 tỷ USD.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã bắt đầu hiệu chuẩn lại động lực tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, chuyển hướng từ xuất khẩu hàng hóa sang các biện pháp cải cách, đổi mới và dịch vụ.
Các biện pháp trừng phạt thuế quan của Tổng thống Trump xuất hiện vào thời điểm tồi tệ và ông Tập Cận Bình đã tiến hành "xoay trục" trở lại các dự án cơ sở hạ tầng lớn, cắt giảm thuế và cho vay có mục tiêu. Kết quả là rất hạn chế khi những cơn gió ngược của cuộc chiến thương mại thổi mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,2% trong quý I/2019 là mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc trong 27 năm qua.
Ảnh hưởng dây chuyền đang gia tăng. Có lẽ chưa bao giờ khu vực Đông Nam Á phải trải qua tình trạng hai khách hàng lớn nhất khu vực đấu đầu trong một trận chiến không khoan nhượng và kéo dài đến như vậy. Thái Lan tự nhận thấy nước này không còn là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư "yếu bóng vía". Nước này có thặng dư tài khoản vãng lai lớn, tương đương 6,4% GDP và dự trữ ngoại hối ở mức cao kỷ lục 219 tỷ USD. Điều này khiến cho đồng baht trở thành đồng tiền hàng đầu của châu Á.Việc Trung Quốc giảm giá đồng NDT là một đòn giáng mới đối với ngành du lịch vốn giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế Thái Lan. Các khu nghỉ dưỡng bên bờ biển và các khu mua sắm của nước này đang trở nên đắt đỏ hơn đối với khách du lịch Trung Quốc.
Trong khi đó, kể từ khi trở lại nắm quyền vào tháng 5/2018, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã lên kế hoạch giảm bớt nguồn thu từ xuất khẩu tài nguyên nhằm giảm gánh nặng nợ của chính phủ và tài trợ cho các dự án đầu tư vào đổi mới. Giá dầu thô giảm trên toàn cầu khiến thị trường chứng khoán đi xuống là bằng chứng cho thấy xung đột Mỹ - Trung đang tác động đến nhu cầu "vàng đen" toàn cầu như thế nào. Tại Indonesia, Tổng thống Joko Widodo tự nhận thấy mình ở trong thế bị ràng buộc tương tự. Do tình trạng bất ổn đang gia tăng trên toàn cầu, Indonesia cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút hàng trăm tỷ USD vốn nước ngoài để tài trợ cho các cảng biển, cầu đường và lưới điện. Philippines phải đối mặt với sự bất ổn trở lại trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung leo thang. Điều này có nghĩa là Manila có thể sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ một lần nữa. Ngân hàng trung ương Philippines đã hạ lãi suất thêm 25 điểm cơ bản hồi tháng Năm. Mới đây, Thống đốc ngân hàng trung ương Benjamin Diokno đã chỉ thị giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, và có thể hạ thêm khi đồng NDT tiếp tục giảm giá. Trong khi đó, Singapore vừa mới được đưa vào danh sách của hãng Fitch Solutions gồm các nền kinh tế Đông Nam Á có khả năng chịu rủi ro lớn nhất từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Khoảng 25% vận tải đường biển ra nước ngoài của Singapore liên quan đến Trung Quốc.Ngay cả trước khi Trung Quốc để cho đồng NDT mất giá, các nhà sản xuất chip điện tử ở Singapore đã thu hẹp và đang cân nhắc việc ngừng sản xuất. Rắc rối trong lĩnh vực vốn đóng góp gần 1/3 sản lượng ngành công nghiệp chế tạo của Singapore đang làm nhen nhóm những đồn đoán về nguy cơ suy thoái của quốc đảo này.
Tốc độ tăng trưởng của Singapore chỉ đạt 0,1% trong quý II/2019 - mức thấp nhất trong một thập kỷ. Diễn biến này được ghi nhận trước khi Tổng thống Trump áp mức thuế quan mới nhất đối với hàng hóa Trung Quốc và Bắc Kinh quyết định giảm giá đồng tiền của nước này, làm thúc đẩy một làn sóng cắt giảm lãi suất gây lo ngại trên khắp khu vực.
Tổng thống Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế 25% đối với ô tô và các linh kiện ô tô nhập khẩu. Điều đó có thể làm gián đoạn hơn nữa các chuỗi cung ứng của châu Á, và khiến cho các công ty ngần ngại đưa ra quyết định đầu tư, tuyển dụng mới hay tăng lương trong năm tới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hệ lụy khi Mỹ áp thuế bổ sung với hàng Trung Quốc
09:49' - 12/08/2019
Theo chuyên gia Eric Mangunyi, các mức thuế bổ sung được Mỹ áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ dần đẩy các nhà sản xuất của Mỹ vào thế bất lợi và làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Các nhà sản xuất thịt bò Mỹ muốn “thâm nhập” thị trường Trung Quốc
18:52' - 11/08/2019
Các nhà sản xuất thịt bò của Mỹ rất muốn gia nhập thị trường Trung Quốc sau nhiều năm vắng bóng do bệnh bò điên tại Mỹ.
-
Chứng khoán
Thương chiến Mỹ- Trung đẩy thị trường chứng khoán Mỹ vào một tuần đầy “thăng trầm”
13:42' - 10/08/2019
Tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến một tuần đầy “thăng trầm”, trước những diễn biến mới xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12' - 12/07/2025
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15' - 12/07/2025
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.