Xung quanh chính sách nhập cư của CH Czech
Trong bài phân tích gần đây trên báo Lidove noviny (LN), chuyên gia Tomas Vlach cho rằng các luận điểm mà CH Czech và các nước trong Nhóm Visegrad (V4) đã và đang sử dụng để phản đối cơ chế phân bổ người nhập cư theo hạn ngạch bắt buộc của Liên minh châu Âu (EU) là không có cơ sở.
Theo ông Vlach, khi hạn ngạch nhập cư bắt buộc bắt đầu được đưa ra thảo luận hồi đầu năm 2015, không ai nghĩ rằng vấn đề này lại ngày càng phức tạp và trở thành nhân tố chia rẽ EU. Cuối cùng, thực trạng này đã xảy ra trong EU.
Tuy nhiên, nguyên nhân không phải do Brussels mà bắt nguồn từ việc Nhóm V4 - gồm CH Czech, Slovakia, Ba Lan và Hungary - kiên quyết phản đối cơ chế này.
Trong khi EU khuyến khích các nước V4 chấp nhập việc tiếp nhận người nhập cư từ các trung tâm ở Italy và Hy Lạp thì các nước thành viên nhóm này lại nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ biên giới ngoài của EU và giải quyết vấn đề di cư ngay từ quốc gia “gốc”.
Đầu tháng 12/2017, V4 đã nhất trí sẽ khởi động một dự án chung nhằm tăng cường bảo vệ biên giới Libya và cải thiện tình hình người tị nạn tại đây. Trước đó, V4 cũng đóng góp tài chính vào quỹ của EU dành cho châu Phi cũng như trực tiếp viện trợ phát triển cho các nước khu vực này.
Các động thái gần đây cho thấy chính sách nhập cư của tân Thủ tướng Andrej Babis không khác nhiều so với người tiền nhiệm Bohuslav Sobotka. Ngay từ giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng nhập cư châu Âu, Praha đã theo đuổi chính sách phản đối cơ chế tiếp nhận người nhập cư theo hạn ngạch bắt buộc.
Chính sách này có thể xuất phát từ tâm lý phản đối người nhập cư gia tăng trong xã hội Czech. Theo kết quả thăm dò dư luận tháng 12/2017 của hãng CVVM, có tới 80% người Czech phản đối việc tiếp nhận người nhập cư.
Quan điểm mà Chính phủ Czech và các nước V4 đưa ra là hệ thống phân bổ người nhập cư theo hạn ngạch bắt buộc không hiệu quả. Trong một tuyên bố đưa ra hồi tháng 4/2017, cựu Thủ tướng Czech Sobotka khẳng định: “Chúng tôi tin rằng cơ chế phân bổ người nhập cư theo hạn ngạch sẽ không có tác dụng. Cho dù được tái định cư ở các nước khác nhau, nhưng người nhập cư sẽ không sinh sống ở đó mà di chuyển khắp EU”.
Mặc dù vậy, quan điểm “cơ chế phân bổ người nhập cư theo hạn ngạch chắc chắn không có hiệu quả” mà Czech và các nước V4 lặp đi lặp lại không có cơ sở. Đến nay, các nước V4 vẫn chưa phải đối mặt với thực trạng đa số người nhập cư sau khi được tái định cư theo cơ chế trên tìm cách sang Đức hoặc di chuyển khắp châu Âu.
CH Czech đã từng tiếp nhận 12 người nhập cư từ Hy Lạp. Một quan chức giấu tên của Bộ Nội vụ Czech khẳng định rằng những người này hiện vẫn ở Czech và không có ư định di cư sang các nước Tây Âu. Một số đang sinh sống ở thủ đô Praha, có việc làm ổn định với mức lương khá tốt.
Slovakia cũng đã tự nguyện tiếp nhận 16 người nhập cư và cho đến nay, chưa phát sinh vấn đề gì đối với số này. Trong khi đó, Hungary từng chấp nhập người nhập cư từ khu vực Đông Nam Âu và Ba Lan cũng tiếp nhận những người Chechnya đến từ Nga. Hiện không có thông tin về bất cứ vấn đề nào mà hệ thống di trú các nước V4 phải đối mặt liên quan đến việc tiếp nhận người nhập cư nêu trên.
Một số báo chí đã đề cập đến nỗ lực thất bại của Czech trong việc tái định cư 153 người Thiên chúa giáo đến từ miền Bắc Iraq. Trong tổng số 89 người Iraq đã tới Czech, có 25 người sang Đức và 8 người quay trở lại Iraq. Sau đó, Bộ Nội vụ Czech đã hủy bỏ chương trình tái định cư này trong năm 2016.
Mặc dù vậy, chuyên gia Vlach cho rằng việc tái định cư một cộng đồng khác với tái định cư người tị nạn tại các trung tâm ở Hy Lạp và Italy.
Tại miền Bắc Iraq, mức sống thường cao hơn so với ở Czech. Những người Thiên chúa giáo ở đây khá sung túc và họ hy vọng sẽ tìm kiếm được cuộc sống tốt hơn các điều kiện mà Czech có thể đáp ứng. Cũng không loại trừ khả năng những người này đã thống nhất từ trước về đích đến cuối cùng là Đức.
Gần đây, Nghị sỹ đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Czech (KDU-CSL) Ondrej Benesik khẳng định “tôi đã thăm các trung tâm tiếp nhập người nhập cư ở Bavaria (Đức) và nhiều lần trao đổi với đại diện Văn phòng hỗ trợ người nhập cư châu Âu (EASO) ở Malta. Người nhập cư không mong muốn tới Czech”.
Ông Vlach cho rằng luận điệu trên đã và đang được sử dụng khá thường xuyên tại Czech. Điều này cũng có thể được nghe thấy từ những người từng sinh sống tại các trung tâm tiếp nhận người nhập cư Idomeni (Hy Lạp) hay ở biên giới Serbia-Croatia.
Tuy nhiên, đó là thời điểm năm 2016. Hiện nay, sau hơn hai năm bị kẹt trong các trại tiếp nhận tại Italia là Hy Lap, đa phần người nhập cư sẽ chấp nhận bất cứ giải pháp nào nhằm thoát khỏi thực trạng này. Trong khi đó, Czech đủ khả năng để triển khai một dự án “tiên phong” tái định cư khoảng 200 người nhập cư từ Hy Lạp và Italy.
Chuyên gia Vlach cho rằng việc điều chỉnh chính sách nhập cư theo hướng này sẽ mang lại lợi ích cho CH Czech.
Thứ nhất, nếu dự án trên phát huy hiệu quả, nhiều khả năng Ủy ban châu Âu sẽ rút đơn kiện Czech (gồm cả Ba Lan và Hungary) lên Tòa án Công lý châu Âu về việc không tuân thủ quy định phân bổ nhập cư theo hạn ngạch trong EU. Xã hội Czech sẽ trở nên cởi mở hơn, xóa đi “nỗi lo sợ vô hình” tồn tại bấy lâu nay.
Người dân Czech sẽ thấy những người nhập cư Hồi giáo không phải là những kẻ giết người manh động và việc chung sống bình thường với họ là hoàn toàn có thể. Các nguy cơ phát sinh liên quan đến việc tiếp nhận người nhập cư, chẳng hạn như mối đe dọa khủng bố, có thể bị loại bỏ thông qua việc kiểm tra kỹ những người nhập cư được tiếp nhận.
Thứ hai, nếu người nhập cư sau khi được tái định cư ở Czech thực sự rời sang Đức, Praha sẽ có cơ sở vững chắc để tiếp tục phản đối cơ chế phân bổ người nhập cư theo hạn ngạch bất chấp sức ép từ EU./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ba Lan, Hungary và CH Séc phản ứng về nhập cư khi bị kiện lên Tòa án châu Âu
15:25' - 05/01/2018
Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức nộp đơn kiện Ba Lan, Hungary và CH Séc tại Tòa án châu Âu do 3 nước này không tiếp nhận người nhập cư theo hạn ngạch mà Liên minh châu Âu (EU) phân bổ.
-
Kinh tế Thế giới
Séc: Chính phủ mới ưu tiên chống tham nhũng và giải quyết vấn đề nhập cư
11:35' - 14/12/2017
Ngày 13/12, Tổng thống CH Séc Milos Zeman đã bổ nhiệm chính phủ mới gồm 14 thành viên do Thủ tướng Andrej Babis, lãnh đạo phong trào ANO, đứng đầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh EU - AU: Cần nhanh chóng chấm dứt tình trạng buôn bán nô lệ nhập cư
07:58' - 30/11/2017
Ngày 29/11, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh châu Phi (AU) đã khai mạc tại thủ đô Abidjan của Côte d’Ivoire.
-
Kinh tế Thế giới
Giải quyết vấn đề người nhập cư tại Hội nghị thượng đỉnh EU-châu Phi
16:20' - 28/11/2017
Dự kiến trong các cuộc gặp song phương với lãnh đạo các nước châu Phi, Thủ tướng Merkel sẽ yêu cầu những nước này chấp nhận sự hồi hương của những công dân không được cấp phép tị nạn tại châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Nga và CH Czech thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực kinh tế
10:20' - 22/11/2017
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nga, ngày 21/11, Tổng thống Cộng hoà Czech (Séc) Milos Zeman đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Vladimir Putin tại Sochi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
IAEA: Nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
16:20' - 14/02/2025
Ngày 14/2, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết một vụ nổ đã xảy ra trong đêm tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine.