Ý nghĩa chiến lược trong những tham vọng của Trung Quốc
Theo bài viết của tác giả Rachman, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh là một bước ngoặt lớn. Khi thời đại Chủ tịch Tập Cận Bình bước vào nhiệm kỳ 2, thách thức của Trung Quốc đối với phương Tây ngày càng trở nên công khai hơn.
Sự tự tin công khai tại Bắc Kinh đã tiến gần đến ngưỡng kiêu ngạo với việc Trung Quốc đang đi lên trong khi phương Tây đang suy giảm. Theo ông Rachman, sự thách thức của Trung Quốc đối với phương Tây diễn ra tại ba mặt trận: hệ tư tưởng, kinh tế và địa chính trị.
Trên lĩnh vực tư tưởng, sự lãnh đạo đảng Cộng sản ngày càng công khai lên tiếng bác lại chủ nghĩa tự do phương Tây. Ông Tập và các cộng sự của ông lập luận rằng nguyên tắc độc đảng lãnh đạo thực sự hiệu quả tại Trung Quốc và điều này nên được tiếp tục duy trì dài lâu trong tương lai.
Ngày càng có nhiều thảo luận về "mô hình Trung Quốc", cho rằng mô hình này có thể nhân rộng phát triển ra toàn thế giới, một hình thức lựa chọn thay thế đối lại với sự cổ vũ dân chủ của Mỹ. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã ảnh hưởng tiêu cực đến độ tin cậy của những tư tưởng kinh tế phương Tây tại Trung Quốc.
Vì vậy, việc Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ và sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (EU) đã khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc dễ dàng hơn để coi thường và chỉ trích hệ thống chính trị phương Tây.
Nhiều trí thức Trung Quốc vẫn nhìn phương Tây như là một mô hình của tự do chính trị. Tuy nhiên, một trí thức Trung Quốc theo thuyết dân chủ tự do phương Tây cho biết "vấn đề thực sự của chúng tôi là nội bộ Trung Quốc thực sự nhìn nhận phương Tây là yếu kém".
Thay vì đi theo hướng dân chủ, Trung Quốc ngày càng tăng cường hạn chế tự do chính trị bằng việc trấn áp những người bất đồng chính kiến và các luật sư nhân quyền, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với báo chí và mở các chiến dịch công khai chống lại các ảnh hưởng và tư tưởng phương Tây. Các tập đoàn Internet của Mỹ như Google, Facebook và Twitter vẫn không thể truy cập được tại Trung Quốc do bị chặn bởi "tường lửa".
Nhận thức chung tại phương Tây thì cho rằng Trung Quốc sẽ phải trả một giá đắt về kinh tế vì hạn chế tự do bày tỏ chính kiến cá nhân, và cái giá này trở nên đắt hơn khi Trung Quốc nỗ lực chuyển dịch từ nền kinh tế sản xuất hàng hóa chi phí thấp sang nền kinh tế tri thức.
Trung Quốc ngày càng tự tin cho rằng họ có thể kết hợp giữa kiểm soát chính trị chặt chẽ với tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và sáng tạo công nghệ. Kinh tế Trung Quốc hiện tăng trưởng ở mức 6,9%/năm, một tốc độ ấn tượng đối với nền kinh tế có mức thu nhập trung bình và là nền kinh tế lớn bậc nhất, nhì trên thế giới.
Ấn tượng hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế là sự thành công của Trung Quốc trong nền kinh tế mới nổi và những công nghệ hiện đại nhất. Theo nhìn nhận của Trung Quốc, mà thực sự là đáng tự hào, thì họ đã vượt cả Mỹ và EU trong lĩnh vực công nghệ ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động.
Trung Quốc đã đạt được những bước tiến nhanh hơn hầu hết các nền kinh tế phát triển nhất của phương Tây trong việc tiến tới một "xã hội không dùng tiền mặt". Đó là cách người tiêu dùng Trung Quốc trả tiền cho những món hàng ít tiền, nhỏ lẻ như mua thức ăn trên đường phố, thanh toán trả qua điện thoại di động của mình.
Alipay và WeChat Pay là hai hệ thống thanh toán trên di động thông dụng nhất tại Trung Quốc, đã trở thành biểu tượng sự sáng tạo của Trung Quốc. Cả chính phủ và các thành phần kinh tế tư nhân đều tự tin rằng họ sẽ đạt được thêm nhiều bước đột phá mới trong thập kỷ tới trên các lĩnh vực như tự động hóa, máy bay không người lái, công nghệ xanh và trí tuệ nhân tạo.
Sự gia tăng mức độ tinh vi của nền kinh tế Trung Quốc sẽ thách thức sự giả định trước kia của phương Tây khi cho rằng Mỹ và các công ty của châu Âu có thể tiếp tục thống trị nền kinh tế công nghệ cao, còn Trung Quốc tập trung vào nấc thang thấp nhất trong chuỗi giá trị. Trung Quốc cũng đang nổi lên là một nước xuất khẩu vốn, tức là các công ty của nước này sẽ tăng cường sự hiện diện của họ như là các chủ sở hữu các tài sản trí tuệ hay vật chất tại các nước phương Tây.
Đầu tư toàn cầu của Trung Quốc cũng mang những hàm ý chiến lược, đó là nhằm thách thức sự áp đảo của phương Tây trong hệ thống chính trị quốc tế. Liên tiếp nhiều thế hệ lãnh đạo Mỹ đã cho triển khai hải quân Mỹ nhằm kiềm chế những tham vọng của Bắc Kinh trên vùng Biển Đông, còn Trung Quốc đang chú trọng phát triển hệ thống đường bộ ở phía Tây của mình.
Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ sáng kiến Vành đai và Con đường, một phần nỗ lực để phát triển các thị trường mới cho Trung Quốc chạy dọc từ châu Á sang châu Âu bằng hệ thống cơ sở hạ tầng nối liền Trung và Nam Á chạy sang cả châu Âu và châu Phi.
20 thành phố của Trung Quốc hiện nay đã có đường xe lửa nối thẳng đến châu Âu, số lượng tàu chở hàng đi theo đường xe lửa đã tăng gấp 5 lần kể từ năm 2013 đến nay, đó là những tuyến đường như từ Chengdu (Trung Quốc) đến Prague (Czech) và từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đến Lyon (Pháp).
Sự gia tăng mối quan tâm của Trung Quốc đến khu vực Á-Âu mang ý nghĩa quan trọng chiến lược to lớn. Chính phủ Ấn Độ đang lo ngại việc Trung Quốc bao vây mình bằng những dự án hạ tầng có những hàm ý quân sự rõ ràng, như những cảng mà Trung Quốc phát triển tại Pakistan và Sri Lanka. Những tuyến đường xe lửa và hàng hải của Trung Quốc cũng giúp Trung Quốc tiếp cận nguồn cung năng lượng của Trung Đông.
Mục đích cuối cùng của tham vọng sáng kiến Vành đai và Con đường là để biến vùng đất rộng lớn Á-Âu thành một khu vực kinh tế và chiến lược để đối trọng và cuối cùng là vượt qua khu vực Euro-Atlantic. Giới quan sát có thể thấy rằng Trung Quốc hiện đã là đối tác thương mại lớn nhất của Đức.
Với tất cả những hoa mỹ trong bài phát biểu khai mạc Đại hội đảng của ông Tập, những ẩn ý của người đứng đầu Trung Quốc vẫn còn khá khiêm tốn và thận trọng. Mặc dù Tổng thống Trump thường dùng những từ ngữ khoa trương, nhưng tầm nhìn của ông Trump vạch ra cho Mỹ bây giờ trở nên thật nhỏ bé và lỗi thời khi so sánh với những tham vọng mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã vạch ra cho Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Bốn ngân hàng nhà nước lớn nhất Trung Quốc công bố báo cáo lợi nhuận
18:32' - 31/10/2017
Bốn ngân hàng nhà nước lớn nhất Trung Quốc vừa đồng loạt công bố báo cáo lợi nhuận tích cực trong quý III/2017
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ thực hiện hệ thống tính toán GDP thống nhất vào năm 2019
16:02' - 31/10/2017
Trung Quốc sẽ thực hiện hệ thống tính toán GDP thống nhất vào năm 2019, trong đó Cơ quan Thống kê Quốc gia (NBS) sẽ chịu trách nhiệm thu thập số liệu từ các cơ quan ở địa phương.
-
Kinh tế Thế giới
Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Đánh dấu giai đoạn then chốt trong phát triển
11:10' - 28/10/2017
Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX (Đại hội XIX) vừa diễn ra là một sự kiện lớn trong đời sống chính trị của nhân dân Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Cải cách mở cửa là con đường để phát triển mạnh hơn
14:37' - 24/10/2017
Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX (Đại hội XIX) ngày 24/10 đã bế mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tác động tích cực quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
14:33' - 23/10/2017
Phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Vinh Quang, Cố vấn cao cấp Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quốc tế về quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam – Trung Quốc về vấn đề này.
-
Kinh tế Thế giới
Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Dự báo kinh tế Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng
19:14' - 21/10/2017
Nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2017 có thể tăng trưởng bằng hoặc vượt chỉ tiêu 6,5% hàng năm mà chính phủ đề ra.
-
Kinh tế Thế giới
Đại hội 19 định hình tương lai Trung Quốc
19:37' - 19/10/2017
Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 khai mạc ngày 18/10 là sự kiện chính trị quan trọng thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân Trung Quốc và dư luận quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.