Ý nghĩa đằng sau Hội chợ Nhập khẩu quốc tế của Trung Quốc
Theo tờ Economic Journal, bài phát biểu khai mạc hội chợ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho thấy Bắc Kinh sẽ thực hiện nhiều biện pháp cải cách mới, thể hiện thành ý chấm dứt chiến tranh thương mại, nhưng thị trường đầu tư lại không mấy quan tâm. Tại sao vậy?
Ngày 5/11, tại lễ khai mạc Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất tổ chức ở thành phố Thượng Hải, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu khai mạc dài gần 40 phút, trọng điểm đề cập tới việc Trung Quốc sẽ chủ động mở rộng nhập khẩu, tiếp tục giảm thuế và cam kết Trung Quốc sẽ tăng cường nới lỏng điều kiện gia nhập thị trường, thúc đẩy mở cửa trong các lĩnh vực viễn thông, giáo dục, y tế, văn hóa…, trừng phạt hành vi xâm hại quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là hành vi xâm hại bản quyền tri thức.
Thậm chí, ông Tập còn đề cập đến mục tiêu mở rộng nhập khẩu khi nhấn mạnh: “Dự kiến trong 15 năm tới, lượng hàng hóa và dịch vụ mà Trung Quốc nhập khẩu sẽ lần lượt vượt mức 30.000 tỷ USD và 10.000 tỷ USD”.
Phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại phiên khai mạc hội chợ rõ ràng là muốn đáp lại toàn diện những mâu thuẫn thương mại giữa Trung Quốc và thế giới phương Tây. Phát biểu này đồng thời phát đi thành ý với phía Mỹ, nhằm tạo bầu không khí tốt đẹp, đặt nền móng cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề Hội nghị G20 tổ chức tại Argentina, dự kiến diễn ra vào cuối tháng này.
Thậm chí, có bình luận cho rằng sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành điện đàm, Bắc Kinh đang “cúi mình”, hy vọng phá vỡ thế bế tắc, tìm biện pháp kết thúc chiến tranh thương mại.
Vấn đề là thị trường đầu tư dường như không cho rằng phát biểu của ông Tập có thể trở thành nhân tố có lợi, đóng vai trò giảm căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Một trong những bằng chứng là thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) ngày 5/11 đã giảm tới 551 điểm, tương đương 2,1% và mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng là 26.000 điểm.
Cùng ngày, thị trường chứng khoán Thượng Hải cũng giảm 0,41%, kết thúc chuỗi 4 ngày tăng điểm liên tiếp. Tại châu Á, thị trường chứng khoán lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc… cũng trong tình trạng giảm điểm.
Thực tế này hoàn toàn trái ngược với phản ứng của thị trường sau phát biểu của ông Tập tại Diễn đàn Bác Ngao hồi tháng 4/2018. Khi đó, ông Tập Cận Bình cũng tái khẳng định Trung Quốc kiên trì cải cách mở cửa, nhấn mạnh với “mong muốn mở rộng nhập khẩu”, khiến thị trường chứng khoán thế giới “bùng nổ”. Tại sao vậy?
Dù sao chăng nữa, vẫn như trước đây, một số nước phàn nàn về hàng rào phi thuế quan đối với doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc. Tuần trước, các đại sứ của Pháp và Đức tại Trung Quốc đã công bố thư ngỏ bày tỏ sự lo ngại về những khó khăn mà các công ty châu Âu phải đối mặt khi muốn sát nhập đối tác Trung Quốc. Các nhà ngoại giao lưu ý rằng về phần mình thị trường châu Âu luôn mở cửa dành cho hoạt động sáp nhập và mua lại của Trung Quốc, và kêu gọi đáp ứng tương hỗ từ phía Bắc Kinh.
Về nguyên tắc, Mỹ không gửi bất kỳ quan chức cấp cao nào đến Hội chợ Thượng Hải. Washington nhận định rằng nếu không có thay đổi cơ bản trong chính sách công nghiệp và thương mại của Trung Quốc, thì việc hóa giải những mâu thuẫn thương mại hiện tại cũng sẽ không dễ dàng.
Tờ Economic Journal dẫn lời các nhà quan sát cho rằng nguyên nhân chủ yếu là mức độ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hiện nay gay gắt hơn nhiều so với hồi tháng 4/2018. Khi đó, dư luận phổ biến cho rằng Trung Quốc chỉ cần cam kết, căng thẳng Mỹ-Trung có thể lắng dịu.
Nhưng tới nay, phía Mỹ ngày càng mất niềm tin vào Trung Quốc bởi Bắc Kinh chỉ đơn thuần nhắc lại cam kết mà không có biện pháp để Washington nhìn thấy thành quả. Do vậy, điều mà Washington cần là Bắc Kinh phải đưa ra được lộ trình, thậm chí là thời gian biểu thực hiện cam kết.
Trong một bài viết phát đi từ Thượng Hải, phóng viên Robin Brant của hãng tin BBC chỉ rõ phát biểu của ông Tập hôm 5/11 dù đưa ra rất nhiều cam kết, nhưng lại thiếu thời gian biểu thực hiện cụ thể. Chủ tịch Trung Quốc cũng không đưa ra giải pháp xóa bỏ sự bất mãn của Mỹ về việc Trung Quốc trợ cấp ngành nghề. Do vậy, phía Mỹ chắc chắn sẽ không chấp nhận cam kết “sáo rỗng” của phía Trung Quốc.
Trên thực tế, trong gần 1 tháng trở lại đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ một lần đề cập tới kỳ vọng Trung Quốc đưa ra phương án giải quyết căng thẳng thực chất. Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cũng biểu thị hy vọng Trung Quốc có thể đưa ra một phương án khiến người ta hài lòng, bao gồm thời gian biểu giải quyết mâu thuẫn thương mại, chứ không phải là những lời hô khẩu hiệu “rỗng tuyếch”.
Do vậy, phát biểu của ông Tập tại phiên khai mạc Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất vào hôm 5/11 không thể làm lắng dịu mâu thuẫn thương mại Trung-Mỹ, cũng không thể tạo ra niềm tin và đáp ứng sự mong đợi của thị trường.
Điều này còn cho thấy cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Mỹ-Trung vào cuối tháng này bên lề Hội nghị G20 sẽ rất khó khăn với phía Trung Quốc vì phía Mỹ sẽ “ra giá” rất cao và cũng rất cụ thể. Làm sao phía Trung Quốc có thể làm lắng dịu sự đối lập Trung-Mỹ với tiền đề bảo vệ được lợi ích quốc gia sẽ là bài toán khảo nhiệm trí tuệ và tài thao lược chính trị của ông Tập Cận Bình./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chỉ trích Mỹ phá vỡ các quy tắc của WTO
07:32' - 14/11/2018
Việc Mỹ cấm xuất khẩu linh kiện, phần mềm và sản phẩm công nghệ Trung Quốc đã phá vỡ quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và nhằm duy trì thế độc quyền của Mỹ trong ngành công nghiệp này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc, Canada lần đầu tiên tổ chức đối thoại tài chính-kinh tế
08:29' - 13/11/2018
Vòng Đối thoại Chiến lược Tài chính và Kinh tế Trung Quốc - Canada lần đầu tiên chính thức khai mạc ngày 12/11 trong bối cảnh Bắc Kinh và Ottawa đang tìm cách tăng cường hợp tác mang tính toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Singapore ký 11 bản ghi nhớ hợp tác song phương
07:41' - 13/11/2018
Bắc Kinh và Singapore đã ký 11 bản ghi nhớ trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Singapore, đồng thời nâng cấp Thỏa thuận thương mại tự do Trung Quốc-Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Singapore tìm cách mở rộng hợp tác kinh tế
19:15' - 11/11/2018
Trung Quốc và Singapore đang cùng nhau mở rộng tìm kiếm và khai thác tiềm năng hợp tác hơn nữa, với nhiều động thái trong thời gian gần đây để tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại song phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.