Yêu cầu cấp thiết trong đánh giá lại quy mô GDP
Thông tin với báo chí về việc đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP). Ảnh: Thúy Hiền/BNEWS/TTXVN
Phát biểu tại buổi thông tin với báo chí về việc đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP), sáng 16/8, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, hiện nay, Tổng cục Thống kê đang tiến hành đánh giá lại quy mô GDP.
“Đánh giá lại quy mô GDP không phải là cách tính mới mà nhằm tính đúng, tính đủ và tính so sánh theo các năm. Cách tính GDP của Việt Nam hiện nay theo thông lệ quốc tế.”, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm khẳng định.
Ông Lâm cho biết, đây không phải là lần đầu tiên Tổng cục Thống kê tiến hành đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam. Năm 2013, Tổng cục Thống kê đã thực hiện đánh giá lại quy mô GDP cho giai đoạn 2008-2012.
Theo đó, ngành thống kê tập trung đánh giá lại ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản (hoạt động nhà ở tự ở, tự có); thay đổi phân ngành kinh tế từ hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân năm 1993 sang hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam 2007.
Đánh giá lại quy mô GDP là nhiệm vụ cần thiết để đảm bảo theo thông lệ quốc tế; nguồn thông tin đầu vào phục vụ biên soạn chỉ tiêu GDP hàng năm chưa đầy đủ. Việc đánh giá lại quy mô GDP lúc này là đúng thời điểm. Bởi GDP là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng và việc đánh giá lại quy mô GDP nhằm phản ánh xác thực quy mô, năng lực của nền kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế của đất nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ giúp đưa ra những định hướng đúng cho phát triển đất nước trong 10 năm tới và cụ thể hoá cho giai đoạn 5 năm 2021-2025.
Phạm vi đánh giá lại quy mô GDP là thực hiện đánh giá lại quy mô GDP chỉ xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp.
Nguồn thông tin sử dụng đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào tổng điều tra và hồ sơ hành chính của các Bộ, ngành, địa phương.
Trong giai đoạn 2010-2017, Tổng cục Thống kê thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 và năm 2016, tổng điều tra kinh tế năm 2012 và năm 2017; đồng thời, việc chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê với các Bộ, ngành ngày càng tốt hơn đã giúp thu thập được thông tin từ nguồn dữ liệu hành chính của các bộ, ngành.
Theo Tổng cục Thống kê, tác động của đánh giá lại quy mô GDP đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế cũng sẽ tạo ra mức tăng đáng kể trong tổng giá trị GDP và GDP bình quân đầu người. Từ đó, tác động đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong các giai đoạn tiếp theo.
Sự gia tăng GDP bình quân đầu người có thể dẫn đến sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng hộ gia đình do ước tính mức sống cao hơn hoặc đạt nhanh hơn đến mức quốc gia có thu nhập trung bình cao. Việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ không tác động đến mục tiêu tăng trưởng GDP trong kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm có sự thay đổi rất nhỏ.
Đánh giá lại quy mô GDP sẽ làm thay đổi cơ cấu GDP. Đó là, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
“Quy mô GDP và GDP bình quân đầu người tăng lên có thể làm tăng đóng góp của Việt Nam cho các tổ chức quốc tế mà hiện nay Việt Nam đang là thành viên.”, ông Lâm cho biết.
Trao đổi với phóng viên về sự cần thiết phải đánh giá lại quy mô GDP trong quá trình sản xuất thông tin thống kê, ông Robert Dippelsman, Phó trưởng Phòng Thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, IMF có một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các quốc gia thành viên có được các số liệu tốt nhất về kinh tế, trên cơ sở đó xây dựng được những chính sách và quản lý kinh tế tốt nhất.
Ông Robert cũng cho rằng, hiện nay việc rà soát, cập nhật số liệu thống kê về GDP là một việc làm bình thường. Đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển và có tốc độ thay đổi nhanh như Việt Nam thì việc thống kê và rà soát lại GDP là rất cần thiết.
“Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần phải rà soát đánh giá lại tốc độ tăng trưởng GDP của mình. Đối với một quốc gia có tốc độ thay đổi nhanh như Việt Nam thì việc này sẽ khó khăn hơn. Tổng cục Thống kê hiện nay có một nhiệm vụ rất khó khăn, đó là phải phối hợp được với tất cả các bộ, ngành, cơ quan để làm sao rà soát, đánh giá và đảm bảo độ bao phủ 100% như mong muốn của mình trong lần rà soát này…”, ông Robert cho hay./.
- Từ khóa :
- tổng cục thống kê
- quy mô GDP
- động lực tăng trưởng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
GDP năm 2019 có thể đạt 6,8% nếu không có yếu tố bất thường
11:36' - 04/07/2019
Quý II ước tăng 6,71%, tuy thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2018 nhưng là mức tăng tích cực so với đầu nhiệm kỳ Chính phủ, cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm 2011-2017.
-
Kinh tế Việt Nam
WB dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng 6,6% trong năm 2019
19:54' - 01/07/2019
Theo WB, tăng trưởng GDP năm 2019 theo giá so sánh được dự báo sẽ giảm còn 6,6% là do sức cầu bên ngoài yếu đi và chính sách tài khóa, tín dụng bị thắt chặt.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Tìm động lực cho mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8%
17:49' - 28/06/2019
Kinh tế 6 tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Tăng trưởng GDP 6,8% có trở thành thách thức?
15:56' - 28/06/2019
Kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2019 là một thành công của kinh tế Việt Nam trước bối cảnh kinh tế thế giới phải đối mặt với thời kỳ bất trắc cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
9 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng hơn 16%
11:16'
Lũy kế 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt hơn 578 tỷ USD, tăng trưởng trên 16% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý III/2024, CPI của cả nước tăng 3,48%
10:50'
Theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với quý III/2023. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý III/2024, GDP của cả nước đạt mức tăng trưởng 7,4%
10:01'
GDP quý III/2024 ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng của nền kinh tế với tốc độ tăng 11,41%, cao nhất trong 6 năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt
09:48'
Kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh sau bão lụt, đạt tốc độ tăng trưởng cao trong quý III, tính chung 9 tháng tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 7/10, khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
08:49'
Theo Văn phòng Quốc hội,Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10/10/2024 và ngày 14/10/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Airbus và Tập đoàn Safran
08:03'
Chiều 5/10 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Thương mại Toàn cầu, Phó Chủ tịch cấp cao, Thành viên Ban điều hành Tập đoàn Airbus và lãnh đạo Tập đoàn Safran.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động cuộc thi Smart City 2024 - Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh
22:06' - 05/10/2024
Chiều 5/10, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phát động cuộc thi Smart City 2024 - Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp Hồ Chí Minh và Diễn đàn Kinh tế Thế giới thúc đẩy hợp tác vì phát triển bền vững
21:47' - 05/10/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với Giáo sư Klaus Schwab - Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum – WEF).
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong học sinh, sinh viên
20:30' - 05/10/2024
Trong bối cảnh công nghệ 4.0, sự chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số đã và đang mang lại những chuyển biến tích cực trên mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội.