Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2018
Chiều ngày 26/7, tại Diễn đàn Kinh doanh Forbes Việt Nam 2018 với chủ đề “Tạo dựng tăng trưởng bền vững” do Forbes Việt Nam tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, một số chuyên gia dự báo 6 tháng cuối năm 2018, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trên 6,8%.
Tuy nhiên, tình hình chung của nền kinh tế có nhiều thách thức và cơ hội từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, biến động tỷ giá…
*Nền tảng tăng trưởng tốt
Đánh giá về diễn biến của nền kinh tế Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc Vietjet Air cho rằng, sự biến động thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong xu hướng toàn cầu và dự đoán của các chuyên gia; đồng thời đây cũng là những tín hiệu tuân thủ quy luật chung của thị trường.
Bên cạnh các thách thức, nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội dựa trên mức tăng trưởng GDP của năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, tạo nền tảng vững chắc để doanh nghiệp đầu tư cải tiến sản xuất kinh doanh, vượt qua thách thức cũng như vươn lên.
Vấn đề quan trọng là cần có những giải pháp thúc đẩy khai thác tiềm năng khu vực kinh tế tư nhân để phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng.
Đặc biệt, tận dụng sự đóng góp của những đầu tàu kinh tế tư nhân với tinh thần đổi mới sáng tạo sẽ tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, đây là thời điểm cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung, khu vực doanh nghiệp tư nhân nói riêng cần phát huy nội lực trong quá trình Chính phủ đã và đang nỗ lực khơi thông cơ chế chính sách hỗ trợ; trong đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân phải chủ động củng cố hoạt động sản xuất kinh doanh trên tinh thần đổi mới sáng tạo, hội nhập như: tận dụng hiệu quả cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường…
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đặc biệt những tác động từ bên ngoài cũng được dự báo, nhưng khó biết trước được mức độ tác động nhiều hay ít.
Với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra, nếu dừng lại với mức độ hiện nay thì tác động không lớn đến nền kinh tế Việt Nam, song nếu tiếp tục leo thang thì tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực.
Bởi Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam, còn Trung Quốc là nước mà Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu chi phí sản xuất tăng lên và áp lực cạnh tranh với hàng giá rẻ từ Trung Quốc khi không xuất khẩu sang Mỹ.
Liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc và Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fullbright nhấn mạnh, hiện nay doanh nghiệp có thể có chủ động cập nhật danh sách ngành hàng bị ảnh hưởng như: máy móc, thiết bị, sản phẩm cơ khí…
Còn dự báo quan ngại leo thang cuộc chiến thương mại và những mối đe dọa sau khi Mỹ áp thuế 34 tỷ USD và sau đó là 200 tỷ USD với hàng hóa Trung Quốc (chịu thêm 10% thuế suất đối với khoảng 5.900 dòng hàng), doanh nghiệp cần lưu ý trong đó có thêm lĩnh vực đồ nội thất, thủy sản, nông sản…
Điều này đẩy áp lực cạnh tranh sang thị trường châu Á khi lượng hàng này của Trung Quốc không nhập khẩu được vào Mỹ.
Riêng trong trường hợp tiến đến con số 500 tỷ USD mà Mỹ áp thuế với hàng hóa Trung Quốc thì sẽ tác động đến tất cả các dòng hàng và ảnh hưởng rất lớn đến những sản phẩm như giày dép, may mặc…
*Chủ động kiểm soát rủi ro
Cùng với nguy cơ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể leo thang trong thời gian tới, vấn đề biến động tỷ giá cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2018 và trong thời gian tới.
Mặc dù chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước ngày càng linh hoạt và bám sát thị trường, nhưng việc kiểm soát những rủi ro từ việc biến động tỷ giá đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng cũng là vấn đề đặt ra.
Theo ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ và các Bộ, ngành cần cải cách và tạo động lực cải cách hơn nữa để từ đó đảm bảo kiểm soát các rủi ro về áp lực gian lận thương mại thông qua sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
Đồng thời, thúc đẩy các hoạt động hướng đến xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh, có thể thích nghi tốt với những biến động nền kinh tế trong nước và thế giới.
Đặc biệt, cần tạo môi trường sản xuất kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp khẩn trương thích ứng với những biến đổi, hình thành năng lực quản lý rủi ro cũng như bám sát thị trường.
Một số vấn đề quan trọng khác cần quan tâm có thể kể đến là biến động trong lĩnh vực xăng dầu, xuất khẩu hàng hóa… sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Ngoài ra, xu hướng dòng đầu tư FDI rút khỏi các thị trường mới nổi, doanh nghiệp trên toàn cầu thu nguồn vốn tại các thị trường trọng điểm đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải tăng tốc cải cách thể chế.
Riêng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt với nguy cơ lạc hậu về công nghệ ứng dụng trong quản lý, sản xuất kinh doanh…, nếu không sẵn sàng tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Để nền kinh tế Việt Nam cũng như doanh nghiệp phát triển bền vững, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần đảm bảo yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường.
Hiện nay, Việt Nam có năng suất lao động thấp trong khu vực, năng lực cạnh tranh thấp…, nhưng điều này cũng cho thấy dư địa cải cách của Việt Nam còn lớn và đây là chìa khóa cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Do đó, chìa khóa thúc đẩy sự phát triển vẫn là cải cách thể chế và tinh thần của Chính phủ phải trở thành hành vi của từng cơ quan quản lý mới thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.
Vấn đề trước tiên là giải bài toán về điều kiện sản xuất kinh doanh và tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Tiếp theo là đảm bảo cộng đồng doanh nghiệp được tiếp cận nguồn lực như: chính sách hỗ trợ, tài chính, đất đai… để phục vụ nhu cầu phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước; đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các cộng đồng doanh nghiệp./.
- Từ khóa :
- kinh tế việt nam
- nền kinh tế việt nam
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Kịch bản nào cho điều hành tỷ giá những tháng cuối năm?
18:35' - 18/07/2018
Tỷ giá giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sẽ được điều hành ra sao trong những tháng còn lại của năm dường như đang là một bài toán đầy cân não.
-
DN cần biết
Thuỷ sản "dồn sức" cho cuối năm
13:52' - 14/07/2018
Mặc dù xuất khẩu thuỷ sản có sự tăng trưởng khá 12,9% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng mới chỉ đạt hơn 40% kế hoạch đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá những tháng cuối năm
11:25' - 02/07/2018
Với bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đang duy trì xu hướng thuận lợi, dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2018 có thể đạt 236,6 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.