Yếu tố nào thúc đẩy xu hướng tăng của giá vàng?
Theo trang tin The Conversation (Australia), giá vàng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới là trên 2.900 USD (4.544 AUD)/ounce trong tháng 2/2025. Giá kim loại quý này đã tăng 12% kể từ đầu năm 2025 và rõ ràng tăng mạnh hơn thị trường chứng khoán Mỹ và Australia. Chỉ số chứng khoán S&P500 tăng 4%, trong khi ASX 200 chỉ tăng 2% cùng thời gian đó.
Sự kiện này diễn ra sau đợt tăng giá mạnh mẽ vào năm 2024, khi giá loại kim loại quý này tăng vọt 27%, mức tăng cao nhất trong 14 năm.Động lực thúc đẩy sự gia tăng này bao gồm bất ổn leo thang và nỗi lo lạm phát bùng phát sau lời đe dọa áp thuế quan của Tổng thống Donald Trump, cùng với nhu cầu tăng từ các ngân hàng trung ương.
Điều gì giải thích cho đợt tăng giá gần đây của vàng?
Có nhiều yếu tố tác động. Nguồn cung vàng tương đối ổn định theo thời gian. Nhưng nhu cầu thay đổi nhiều hơn và xuất phát từ 4 nhân tố chính: đồ trang sức, công nghệ, đầu tư và ngân hàng trung ương. Vào năm 2024, đồ trang sức chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu, nhu cầu công nghệ hoặc công nghiệp là 5%, nhu cầu đầu tư là 25% và nhu cầu của ngân hàng trung ương là 20%. Nhu cầu đầu tư là việc các nhà đầu tư mua vàng như một tài sản. Các ngân hàng trung ương thường mua vàng để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của họ.Vì cả bốn lĩnh vực đều có nhu cầu thay đổi theo thời gian, nên biến động giá vàng đôi khi bị chi phối bởi nhu cầu trang sức, đôi khi bởi nhu cầu của nhà đầu tư và đôi khi – như đã xảy ra gần đây – bởi nhu cầu của ngân hàng trung ương. Trong khi đó, cả nguồn cung vàng và nhu cầu vàng đều mang tính toàn cầu. Nguồn cung đến từ các mỏ vàng trên toàn cầu, từ các nước mới nổi ở châu Phi và các nước công nghiệp như Australia và Canada.Nhu cầu cũng vậy. Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ thống trị nhu cầu trang sức, nhu cầu đến từ nhiều quốc gia, cũng như nhu cầu đầu tư.Tại sao lại có nhu cầu về vàng?Lý do chính khiến vàng trở nên phổ biến là vì nó được coi là một kho lưu trữ giá trị. Điều này có nghĩa là vàng tăng theo lạm phát và duy trì giá trị trong thời gian dài. Nói cách khác, một ounce vàng mua được cùng một giỏ hàng hóa (hoặc nhiều hơn) ngày nay so với 20 năm trước. Điều này không đúng với tiền tệ (hoặc tiền pháp định) như USD hay AUD. Do lạm phát, giá trị của tiền không phải là hằng số cố định mà mất giá theo thời gian. Vì vàng giữ giá trị, nên cũng được gọi là hàng rào chống lạm phát.Vàng được coi là nơi "trú ẩn an toàn" trong thời kỳ khó khănTính chất "trú ẩn an toàn" của vàng có nghĩa là giá tăng khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn để ứng phó với cú sốc hoặc khủng hoảng. Ví dụ, các nhà đầu tư đã mua vàng để phản ứng với vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và sự bùng phát của đại dịch COVID-19 năm 2020. Hiệu ứng "trú ẩn an toàn" của vàng thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, thường dẫn đến giá vàng giảm sau khoảng 15 ngày.Cuộc xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2/2022 và các lệnh trừng phạt tiếp theo đối với Nga - đặc biệt là việc đóng băng trái phiếu chính phủ nước ngoài của Nga ở nước ngoài - đã làm nổi bật rủi ro đối với các chính phủ khi mất quyền tiếp cận nguồn dự trữ ngoại tệ. Có vẻ như một số chính phủ hoặc ngân hàng trung ương đã phản ứng với điều này bằng cách tăng cường mua vàng. Điều này dẫn đến việc các ngân hàng trung ương mua vào mức cao kỷ lục là 1.082 tấn vàng trong năm 2022. Năm 2023 chứng kiến lượng mua hàng năm cao thứ hai trong lịch sử ở mức 1.051 tấn, tiếp theo là 1.041 tấn vào năm 2024. Phản ứng tiềm tàng của các ngân hàng trung ương trước xung đột Nga-Ukraine cũng giống như các nhà đầu tư tìm kiếm nơi "trú ẩn an toàn", nhưng lại là hiện tượng khá mới đối với các ngân hàng trung ương.Có một tác động thứ cấp khác từ việc các ngân hàng trung ương mua vào và tái cân bằng từ USD sang vàng. Bán USD để lấy vàng có nghĩa là đồng USD yếu đi, làm tăng giá vàng. Nếu đồng USD yếu đi, cần nhiều USD hơn để mua vàng. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá vàng và tiền tệ cũng khiến vàng trở thành một công cụ phòng ngừa rủi ro tiền tệ. Điều đó có nghĩa là vàng có thể bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những khoản lỗ tiềm ẩn do tỷ giá hối đoái biến động. Hiệu ứng này đặc biệt mạnh đối với các loại tiền tệ không ổn định như AUD. Ngược lại, với cú sốc do cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra, sự gia tăng giá vàng gần đây có thể tiếp tục kéo dài.Những lo ngại kinh tế rộng hơnViệc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống không chỉ làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn do thuế quan và chiến tranh thương mại, mà còn làm tăng rủi ro địa chính trị khi Chính phủ Mỹ đánh giá lại quan hệ liên minh với các quốc gia khác.Sự khó đoán của ông Trump so với những người tiền nhiệm và các chính trị gia nói chung có thể đã làm tăng xu hướng bất ổn cũng như giá vàng. Xu hướng giá vàng gần đây nhấn mạnh rằng “vàng ưa thích những thông tin tiêu cực”.Giá vàng có thể dự đoán các cú sốc địa chính trị hoặc khả năng lạm phát cao hơn. Giá vàng tăng mạnh trước khi lạm phát tăng sau đại dịch và bắt đầu giảm khi lạm phát đạt đỉnh vào năm 2022. Vẫn chưa rõ lý do chính xác tại sao giá vàng lại tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2025, nhưng có lẽ đây không phải là tin tốt cho nền kinh tế thế giới.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Siêu nhà máy AI – cỗ máy hút tiền hay đầu tư chiến lược?
06:30' - 23/07/2025
“AI chủ quyền” - một khái niệm mới vừa được CEO của Nvidia Jensen Huang quảng bá - đang là vấn đề được nhiều chính phủ quan tâm.
-
Phân tích - Dự báo
Những thông điệp đằng sau khoản phí thị thực mới của Mỹ
05:30' - 23/07/2025
Tổng thống Trump vừa ký ban hành quy định mới về “phí đảm bảo thị thực” 250USD, áp dụng với mọi công dân nước ngoài xin thị thực không định cư vào Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Tầm nhìn chiến lược về trí tuệ nhân tạo
06:30' - 22/07/2025
Tại sao chủ quyền AI lại quan trọng? Bởi khả năng kiểm soát hệ thống AI của một quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, chủ quyền dữ liệu, vị thế ngành công nghiệp và nền kinh tế...
-
Phân tích - Dự báo
Những hé lộ mới về mức thuế quan cơ bản 10% của Mỹ
05:30' - 22/07/2025
Với thời hạn 1/8/2025 đang đến gần, một số quốc gia và khu vực kinh tế lớn đang tích cực đàm phán với giới chức Mỹ nhằm tìm kiếm một thoả thuận thương mại, đi kèm mức thuế thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Đóng cửa eo biển Hormuz, chuỗi cung ứng toàn cầu có nguy cơ vỡ trận
05:30' - 21/07/2025
Trong mạng lưới thương mại toàn cầu phức tạp, hiếm có hành lang vận tải nào lại quan trọng và dễ bị tổn thương như eo biển Hormuz.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan của Mỹ: Ấn Độ có thể biến nguy thành cơ?
06:30' - 20/07/2025
Trang tin timesofindia bình luận việc Ấn Độ có hay không đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ không còn là vấn đề quan trọng.
-
Phân tích - Dự báo
Ứng phó với "bão" thuế quan: Thái Lan nâng tầm doanh nghiệp nội
05:30' - 20/07/2025
Kể từ khi Mỹ bắt đầu áp đặt thuế quan đối ứng, mối lo ngại của các nhà đầu tư đã gia tăng, đặc biệt là khi cạnh tranh trong thị trường nội địa ngày càng gay gắt.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc rung hồi chuông cảnh báo về stablecoin
06:30' - 19/07/2025
Stablecoin đã nhận được sự chú ý và giám sát chặt chẽ hơn trong những tuần gần đây sau sự sụp đổ của một nền tảng quản lý tài sản kỹ thuật số với hơn 2 triệu thành viên.
-
Phân tích - Dự báo
Tái định hình tài chính quốc tế: Cơ hội của vàng
05:30' - 19/07/2025
Rủi ro địa chính trị cùng với bất ổn kinh tế gia tăng và chính sách thương mại biến động của Mỹ đang thúc đẩy các ngân hàng trung ương mua vàng.