Yếu tố quyết định trong kỷ nguyên 4.0
Đây là lo ngại của nhiều chuyên gia kinh tế trước thực trạng năng suất lao động hiện nay của Việt Nam.
Đặc biệt, sự lo ngại này lại dấy lên trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, khi nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào vốn đầu tư, tài nguyên khoáng sản và lực lượng lao động giá rẻ mà năng suất lao động lại trở thành yếu tố quyết định.
* Mới chỉ tăng chiều rộng Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, năng suất lao động của Việt Nam đã cải thiện đáng kể. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.166 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm.Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN.
Tính chung giai đoạn 10 năm 2007-2016, năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2011 (PPP 2011) của Việt Nam tăng trung bình hàng năm 4,2%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Singapore (1,5%/năm); Malaysia (1,9%/năm); Thái Lan (2,5%/năm); Indonesia (3,5%/năm); Philippins (2,8%/năm).
Mặc dù có tốc độ tăng cao, nhưng mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Tính theo giá so sánh năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7,0% mức năng suất của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia và bằng 56,7% năng suất lao động của Philippins.Đáng chú ý là chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất lao động của các nước trong khu vực là rất lớn.
Các chuyên gia cho rằng, thành tích tăng năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu do phần lớn vẫn dựa vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, mà chưa phải là sự cải thiện năng suất lao động trong nội tại từng ngành kinh tế. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, với chính sách đổi mới, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam gần đây có xu hướng tăng cao hơn các nước khu vực nhưng mặt khác, do xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp nên tốc độ tăng cao. Chia sẻ tại Diễn đàn CEO năm 2018 với chủ đề "Nâng cao năng suất lao động, đòn bẩy tăng trưởng kinh tế", mới đây, ông Ngô Văn Tuấn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng lo ngại năng suất lao động của Việt Nam đang rất thấp so với nhu cầu phát triển. Theo ông Tuấn, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tụt lại phía sau, khi tốc độ tăng năng suất đang thấp hơn tốc độ tăng bình quân của GDP khoảng 6,21% cùng thời kỳ và cũng thấp hơn tốc độ tăng lương thực tế bình quân khoảng 12,59%/năm. Ông Tuấn lý giải, chi phí sản xuất ở Việt Nam đang trở nên đắt đỏ hơn và điều này tác động trực tiếp tới tính cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ sụt giảm đà công nghiệp hoá khi nhiều doanh nghiệp FDI sẽ chuyển địa điểm sản xuất sang nước có chi phí rẻ hơn, tạo áp lực lớn lên tăng trưởng kinh tế. Lý giải nguyên nhân năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực, ông Lê Quang Huy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, nguyên nhân lớn nhất là do cơ cấu của nền kinh tế. Khu vực có năng suất cao như: ngân hàng, dịch vụ, tài chính, cung cấp dịch vụ công nghệ cao… nhưng đóng góp vào GDP lại không lớn. Thứ hai, khu vực nông lâm ngư nghiệp, lực lượng lao động tham gia đông nhưng năng suất của khu vực đó lại thấp, chỉ gần 1/3 năng suất khu vực chung của cả nền kinh tế và bằng 1/4 năng suất của khối dịch vụ. Bên cạnh đó, yếu tố được xem là ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động là khoa học và công nghệ. Việt Nam đang đứng trước một cuộc cách mạng mới, nhưng việc ứng dụng thành tựu hiện nay trong khoa học và công nghệ vào nền kinh tế, vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, theo ông Lê Quang Huy, doanh nghiệp là khu vực tạo ra của cải, vật chất và năng suất lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam có đến trên 98% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, quy mô, nguồn nhân lực và nguồn lực dành cho công nghệ là rất hạn chế. Điều này dẫn đến năng suất của nền kinh tế không cao. * Song hành yếu tố công nghệ và lao động Xu hướng phát triển khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là những thách thức lớn trong quá trình cải thiện năng suất lao động của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, yếu tố năng suất lao động và yếu tố công nghệ được coi là 2 yếu tố quan trọng song hành hỗ trợ tăng trưởng. Theo các chuyên gia, công nghệ, nguồn lực lao động cũng là những yếu tố đầu vào ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Hiện nay, những yếu tố này của Việt Nam còn hạn chế và cần có sự thay đổi. Nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia cho thấy, đối với một quốc gia, với lực lượng lao động chưa thực sự được đảm bảo về mặt chất lượng thì tăng trưởng kinh tế, tiến bộ của khoa học kỹ thuật có thể làm giảm tăng trưởng việc làm.Nguyên nhân cơ bản là khi bắt đầu chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng theo chiều sâu, tập trung vào tích lũy vốn và phát triển công nghệ sẽ làm cho năng suất lao động tăng. Điều này đồng nghĩa là tiết kiệm hao phí lao động làm cho tổng sản lượng tăng lên, nhưng do công nghệ hiện đại nên không cần bổ sung nhiều lao động, đôi khi lại cắt giảm lao động.
Kết quả là việc làm mới không được tạo ra. Vì vậy, để tăng trưởng kinh tế luôn song hành với tăng trưởng việc làm thì nhân tố chất lượng nguồn nhân lực (lực lượng lao động trong nền kinh tế) luôn phải được chú trọng. Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Viện phó Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, xét về nguồn lực lao động, cần tăng chất lượng lao động để giảm chi phí đào tạo cho doanh nghiệp và cân bằng giữa hiệu quả lao động với chi phí tiền lương. Còn về công nghệ, bản thân doanh nghiệp cần phải tự đầu tư nâng cấp. Nhà nước cũng cần đưa ra chính sách hỗ trợ để thúc đẩy quá trình tự nâng cấp này của doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cũng cần tạo dựng các trung tâm nghiên cứu quy mô quốc gia để nâng cao chất lượng nghiên cứu, góp phần hỗ trợ kết nối công nghệ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, để nâng cao năng suất lao động, Nhà nước với vai trò là “bà đỡ” cần có chính sách tập trung phát triển nhóm ngành có năng suất lao động cao và tạo ra nhiều công ăn việc làm như công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, các ngành dịch vụ để từ đó tạo tác động lan tỏa mạnh, kéo theo việc gia tăng năng suất cho cả nền kinh tế. Ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng, trong thời gian tới, Nhà nước cần tập trung tạo lập và thực thi chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động.Cụ thể, cần sớm thành lập Ủy ban Năng suất Quốc gia có nhiệm vụ phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam; Xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất lao động của Việt Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn để năng suất lao động của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực; Nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị trường, phù hợp giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động.
Đặc biệt, Chính phủ cần nghiên cứu thấu đáo nội hàm, phương thức vận hành của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó đề xuất thực hiện cụ thể vào một số lĩnh vực, một số địa phương để Việt Nam hòa chung vào dòng chảy của cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo TS Đặng Đức Anh, Trưởng ban Phân tích và Dự báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia, Chính phủ Việt Nam cần tích cực đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, tăng nhanh năng suất lao động xã hội, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần có bước đi phù hợp với quá trình đổi mới công nghệ, chuyển đổi cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cùng quan điểm trên, theo ông Lê Quang Huy, trước mắt, Việt Nam phải đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng vì các dư địa như vốn, tư liệu sản xuất, tài nguyên đã cạn kiệt. Cần chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ vì nơi đó có năng suất lao động cao hơn.Tuy nhiên, khi đưa ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dựng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa thì lực lượng lao động mất việc, dôi dư sẽ ngày càng nhiều. Do đó, lực lượng lao động bị dôi dư ra phải chuyển đổi, đào tạo cho họ kỹ năng để có kỹ năng mới mà máy móc không thể thay thế.
Quan trọng là Nhà nước phải tạo dựng thể chế chính sách ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp, vì đó là nơi tạo động lực năng suất lao động cho nền kinh tế. Khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần đưa năng suất lao động tăng lên. Ở góc độ khác, các chuyên gia cho rằng, điều cốt yếu nhất của tăng năng suất vẫn nằm ở khối doanh nghiệp trong đó ổn định chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, áp dụng khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ cần cụ thể hóa. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cho rằng, rủi ro chính sách chính là yếu tố lớn nhất tác động trực tiếp tới năng suất lao động. Lý giải điều này, ông Mạc Quốc Anh, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho rằng, chính sách không ổn định về dài hạn dẫn tới các hướng dẫn thực thi cho doanh nghiệp luôn thay đổi nên doanh nghiệp không có thời gian và nguồn lực để thích ứng. Khu vực doanh nghiệp cùng những yếu tố tác động tới phát triển doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, do đó nâng cao chất lượng doanh nghiệp thông qua gia tăng năng suất lao động khu vực này sẽ đóng vai trò quyết định tới việc nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế. Ngoài ra, người lao động trong tương lai cần kết hợp được nhiều yếu tố như giao tiếp đa phương tiện, trí tuệ nhân tạo và máy móc điện tử, kết nối quốc tế, phát triển bền vững... Do đó, Việt Nam cần ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao khả năng cho lao động./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bài học từ nâng cao năng suất lao động của Nhật Bản
12:35' - 16/08/2018
Gần 20 năm đã thay đổi hoàn toàn vị thế của Nhật Bản trên thế giới, đưa nước này thành một quốc gia phát triển, có thu nhập cao, là một quốc gia thịnh vượng.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng năng suất lao động - Động lực cho sự phát triển bền vững
10:19' - 15/08/2018
Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển bền vững của hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu.
-
Đời sống
Tăng lương tối thiểu vùng năm 2019: Bài 1 - Người lao động và doanh nghiệp cùng kêu khó
09:18' - 04/08/2018
Tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 là nội dung trọng tâm mà Hội đồng tiền lương quốc gia đang thảo luận để đi đến thống nhất trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.