Trung Quốc đang có nhu cầu lớn về thủy sản, nông sản
Việt Nam - Trung Quốc có tiềm năng lớn trong hợp tác thương mại và đầu tư, đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo và giao lưu thương mại Việt Nam - Trung Quốc do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh (VCCI – HCM) phối hợp với Hội đồng Xúc tiến Ngoại thương Trung Quốc tổ chức ngày 23/5.
Ông Võ Tân Thành, Giám đốc VCCI - HCM cho biết, Việt Nam - Trung Quốc có quan hệ hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư. Hiện nay, Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, ngược lại Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực ASEAN của Trung Quốc.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm 2017 đã đạt hơn 93,6 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2016 và chiếm 22% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 35,4 tỷ USD, tăng 61% so với cùng kỳ, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc là 58,2 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm trước.
Theo ông Võ Tân Thành, trước đây Trung Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, thời gian gần đây nhờ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh nên trị giá nhập siêu có xu hướng giảm dần. Năm 2016, Việt Nam nhập siêu 28 tỷ USD, năm 2017 nhập siêu còn 22,7 tỷ USD, đây là tín hiệu đáng mừng trong việc cải thiện cán cân thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc.
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, đồng thời có sự tương đồng về văn hóa và tập quán tiêu dùng nên luôn là thị trường thương mại lớn nhất và nhiều tiềm năng nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2018, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc được dự báo sẽ vượt mức 100 tỷ USD. Về đầu tư, các doanh nghiệp Trung Quốc đang có xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam ở một số lĩnh vực như dệt may, khai thác chế biến khoáng sản. Năm 2017, Trung Quốc đầu tư 284 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn 83 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 12 tỷ USD. Ông Vi Tích Thần, Tham tán Kinh tế, Lãnh sự quán Trung Quốc tại Tp. Hồ Chí Minh nhận định, Việt Nam – Trung Quốc có nhiều tiềm năng và lợi thế để đẩy mạnh hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư. Việt Nam – Trung Quốc đang là những đối tác thương mại lớn của nhau nhưng vẫn còn nhiều dư địa để đẩy mạnh trao đổi các mặt hàng mà Trung Quốc có nhu cầu còn Việt Nam có thế mạnh.Theo ông Vi Tích Thần, Trung Quốc đang có nhu cầu lớn về thủy sản (cá basa, tôm) nông sản (hạt điều, tiêu, thanh long...). Với chính sách mở rộng thương mại, Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài; trong đó, có doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt cơ hội của thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị độc đáo và khả năng cạnh tranh cao.
Về đầu tư, doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác trong ngành dệt may, gia công chế biến thủy sản, nông sản để xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam - Trung Quốc cũng có thể đẩy mạnh hợp tác trong sản xuất, khai thác khoáng sản, tài chính, du lịch. Đây là những lĩnh vực mà Trung Quốc có kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý còn Việt Nam có lợi thế nhân công lao động và nguồn tài nguyên phong phú. Ở góc độ hợp tác địa phương, ông Liu Xiaojiang, Phó Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Ngoại thương Trung Quốc cho biết, các địa phương của Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành của Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc đang tiến hành ký kết hợp tác với các địa phương Việt Nam có mặt hàng xuất khẩu lớn vào Trung Quốc như: Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Tháp... nhằm liên kết chặt chẽ hơn trong chuỗi cung ứng và giảm thiểu các rủi ro từ việc trao đổi thương mại theo đường tiểu ngạch. Các chuyên gia Trung Quốc cũng khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào Trung Quốc cần tìm hiểu kỹ thông tin đối tác, nhu cầu thị trường thông qua các cơ quan đại diện thương mại để hạn chế các trường hợp doanh nghiệp làm ăn không chân chính tự ý hủy bỏ giao kèo hay thu mua các sản phẩm theo phong trào, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác thương mại giữa hai quốc gia./.Tin liên quan
-
Thị trường
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh
12:57' - 23/05/2018
Theo VASEP, trong 4 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt 145 triệu USD, tăng mạnh lên tới 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu và Nhật Bản được lợi nhờ Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu xe
11:40' - 23/05/2018
Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu xe sẽ giúp các doanh nghiệp và nhà chế tạo ô tô Nhật Bản và nước Anh cũng sẽ thu được lợi ích từ quyết định này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc không mong muốn căng thẳng thương mại với Mỹ
18:06' - 21/05/2018
Trung Quốc không muốn căng thẳng thương mại với Mỹ, sau khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nhất trí ngừng “đe dọa” áp thuế trong lúc cùng làm việc hướng đến một thỏa thuận thương mại rộng lớn hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút đại bàng để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
21:51' - 04/12/2024
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới của thành phố là tập trung triển khai sớm các khu công nghệ, khu công nghiệp lớn mà đã được trong quy hoạch Thủ đô
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm giải pháp tháo gỡ 4 điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
21:50' - 04/12/2024
Một trong những vấn đề quan trọng được các đại biểu xem xét, thảo luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII lần thứ 20 là tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Công khai, minh bạch thông tin để sớm đưa nhà máy giấy 10.000 tỷ đồng vào hoạt động
21:46' - 04/12/2024
Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 với quy mô diện tích 117ha, công suất 350.000 tấn bột giấy/nǎm được xây dựng tại thôn Phú Long, xã Bình Phước (huyện Bình Sơn). Tổng mức đầu tư là 10.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ngăn ngừa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
20:35' - 04/12/2024
Một số tàu cá đã có dấu hiệu lợi dụng việc tàu cá dưới 15 mét hoạt động ở vùng khơi nhưng không bị xử lý hoạt động sai vùng... để khai thác thuỷ sản trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
20:24' - 04/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng chục khu đất "đẹp" tại Đồng Nai vẫn chưa hoàn thành thủ tục để đấu giá
20:17' - 04/12/2024
Trên địa bàn Đồng Nai hiện có 21 khu đất lợi thế nằm gần các tuyến đường giao thông đã được tỉnh Đồng Nai phê duyệt phương án đấu giá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành tổng kết sắp xếp, tinh gọn bộ máy
19:39' - 04/12/2024
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố xác định với quyết tâm chính trị cao nhất để trong tháng 12/2024 và đầu tháng 1/2025, thành phố phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy...
-
Kinh tế Việt Nam
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull
19:04' - 04/12/2024
Đoàn kiểm tra phát hiện 3.000 lon nước uống tăng lực đang được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội mang các dấu hiệu xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu được bảo hộ của Tập đoàn TCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
19:03' - 04/12/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng những vấn đề mà Nhật Bản quan tâm cũng là những ưu tiên đột phá của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghệ số