Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Xử lý nghiêm vi phạm an toàn thực phẩm
Trao đổi bên lề Kỳ họp, các đại biểu đánh giá, tình trạng vi phạm về quy định an toàn thực phẩm khá phổ biến trong nhiều loại hình kinh doanh thực phẩm; an toàn thực phẩm có lúc, có nơi đã đến mức báo động.
Vì thế, cần có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức vi phạm.
Đại biểu Ngô Thị Kim Yến (Đà Nẵng) cho rằng, những vụ ngộ độc cấp tính, nhất là gia tăng bệnh ung thư trong thời gian qua đã khiến cả xã hội lo lắng về vấn nạn thực phẩm bẩn.Tuy nhiên, việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, thực phẩm vẫn gặp nhiều khó khăn, người dân phần lớn mua thực phẩm tại các chợ nhỏ lẻ.
Đại biểu Ngô Thị Kim Yến phân tích, Luật An toàn thực phẩm quy định phải truy xuất nguồn gốc hàng hóa khi hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Khi các cơ quan chức năng phát hiện ra những vấn đề về thực phẩm bẩn thì việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa rất khó, trong khi các văn bản, thông tư liên quan đến các bộ, ngành lại còn nhiều vấn đề chưa thống nhất.
Theo đó, Luật An toàn thực phẩm được ban hành từ năm 2010, có hiệu lực năm 2011 nhưng Thông tư phân công trách nhiệm các bộ, ngành thì phải tới năm 2013 mới được ban hành.
Ngoài ra, khi ban hành Thông tư vẫn còn nhiều vấn đề giao thoa giữa các Bộ còn vướng mắc.
Về việc xử phạt hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, đại biểu Ngô Thị Kim Yến nêu rõ: Kiểm tra nhiều, phát hiện nhiều nhưng lại khó xử lý vì hành lang pháp lý, tiêu chuẩn kĩ thuật về quản lý thực phẩm chưa ban hành kịp thời.Bên cạnh đó, năng lực kiểm nghiệm còn hạn chế; ví dụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép lưu hành nhiều loại thuốc trừ sâu nhưng năng lực kiểm nghiệm chưa đáp ứng hết.
Hệ thống kiểm nghiệm còn dàn trải. Ngành y tế có hai đơn vị có thể kiểm nghiệm, nông nghiệp cũng có đơn vị kiểm nghiệm, chưa kể các phòng xét nghiệm khu vực.
Để kiểm soát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị) cho rằng, phải quy định rõ trách nhiệm cho từng cơ quan chức năng và từng địa phương cụ thể, nếu không quy trách nhiệm thì không thể kiểm soát được vấn đề an toàn thực phẩm đang nhức nhối hiện nay. Ngoài ra, cần có những chế tài cụ thể hoặc hướng dẫn dưới Luật, gắn trách nhiệm của cơ quan, đơn vị để xử phạt. Nhấn mạnh an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng lớn và lâu dài đến thế hệ tương lai, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng, phải có chế tài mạnh mẽ để xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm, nhất là những trường hợp gây tổn hại sức khỏe người khác hoặc gây chết người.Đại biểu Lê Công Nhường đề nghị cần sớm hoàn thành, sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015 để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý đối với hành vi tội phạm về an toàn thực phẩm.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Thiếu quy hoạch tốt, tạo ra áp lực cung cho thị trường
17:01' - 05/06/2017
Thời gian qua, giá các mặt hàng thịt lợn nói riêng và nông sản nói chung giảm mạnh, điều này đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành nông nghiệp nước ta.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Cần cơ quan quản lý thống nhất về ATTP
15:39' - 05/06/2017
Sáng 5/6, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Cần mô hình hiệu quả trong QLNN về an toàn thực phẩm
14:02' - 05/06/2017
Ngày 5/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016".
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm
11:09' - 05/06/2017
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 3, ngày 5/6, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các luật phải cụ thể, thể chế hóa toàn bộ các chủ trương của Đảng
13:25'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện 6 rõ trong xây dựng pháp luật và 6 rõ trong tổ chức triển khai, thực thi pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Warburg Pincus mở rộng đầu tư và thúc đẩy thương mại công bằng, bền vững Việt Nam – Hoa Kỳ
13:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Quỹ Warburg Pincus mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn vào Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp nâng cấp các tuyến đường quốc lộ có lượng lưu thông cao
12:59'
Về sửa chữa, cải tạo và nâng cấp các tuyến quốc lộ quan trọng, nhiều đoạn đường cũ, hư hỏng hoặc xuống cấp sẽ được sửa chữa triệt để.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức thông tin về các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
12:40'
Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị không chỉ kết nối giao thông hiện đại trong đô thị, mà còn là kết nối những ước mơ, khát vọng của người dân thành phố về một cuộc sống tiện nghi và hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thống nhất chi hơn 120.000 tỷ đồng xây đường Vành đai 4
12:27'
Sáng 18/4, Kỳ họp thứ 22 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua Nghị quyết thống nhất chủ trương việc triển khai Dự án Đầu tư xây dựng Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh biến động thuế quan
12:10'
Đoàn đàm phán có nhiệm vụ: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Hoa Kỳ về thỏa thuận thương mại đối ứng, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thần tốc xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu tình hình diễn biến nhanh
10:34'
Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 thứ hai để xem xét, cho ý kiến vào 5 nội dung xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề vốn đầu tư 623 tỷ đồng
09:19'
Cụm công nghiệp có diện tích 26,3 ha, tọa lạc tại xã Nam Tiến và thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, nơi nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như: nghề mộc dân dụng và cơ khí.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm dư địa, động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”
07:47'
Khu vực Đông Nam Bộ dự kiến thành lập hai đơn vị hành chính cấp tỉnh mới được nhận định sẽ mở ra dư địa phát triển mới, tạo thêm động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”.