BRICS: Thúc đẩy thương mại tự do và công bằng hơn
Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS ở Trung Quốc vào đầu tháng 9/2017. Ảnh: EPA
Theo bài viết của đồng tác giả Cyril Prinsloo và Elizabeth Sidiropoulos trên trang tin “saiia.com.za” của Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nam Phi (SAIIA) mới đây, các chủ đề toàn cầu trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 9 của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, bị chi phối bởi cuộc khủng hoảng tên lửa Triều Tiên và tình trạng căng thẳng ở khu vực Doklam, thuộc dãy Himalaya, Bhutan.
Trong đó, chủ đề trước liên quan trực tiếp đến lợi ích của Nga và Trung Quốc khi hai nước này cùng chung đường biên giới với Triều Tiên và đặt họ vào cùng một phía trong việc kêu gọi giảm căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng. Chủ đề sau lại đặt hai thành viên của BRICS là Ấn Độ và Trung Quốc vào thế đối đầu.
Tình hình tại Doklam đã được "hạ nhiệt", nhưng rõ ràng nó cho thấy một thực tế là trong khi nhóm BRICS đang tìm kiếm việc thay đổi trật tự toàn cầu hiện tại theo hướng đáp ứng rõ ràng hơn các lợi ích của họ, thì vẫn có sự khác biệt và cạnh tranh rõ rệt trong nội bộ nhóm.
Trước thềm hội nghị lần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng BRICS là khá bình đẳng và thống nhất. Bên cạnh đó, cơ cấu Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) cho phép mỗi thành viên BRICS có quyền bỏ phiếu như nhau chứ không phải bỏ phiếu bất cân đối như tại Ngân hàng Thế giới (WB). Những thông cáo và tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh thực sự là kết quả của sự đồng thuận.
Tuy nhiên, trong khi “bình đẳng” tạo ra một câu chuyện hấp dẫn thì nó lại che giấu một thực tế là tổ chức này trên nhiều khía cạnh có vẻ như đang là "Nhóm Trung Quốc + 4". Trung Quốc chiếm đến gần 66% tổng GDP (ước tính trong năm 2017) của cả nhóm BRICS, trong đó Ấn Độ chiếm dưới 14%, Brazil 12%, Nga 8,7% và Nam Phi 1,8%.
Cả Trung Quốc và Mỹ đều chiếm gần 12% thương mại hàng hóa toàn cầu, trong khi cả bốn thành viên BRICS còn lại chỉ chiếm khoảng 5%.
Một trật tự thế giới mới mà sự thống trị về kinh tế và an ninh của Mỹ không còn thì sẽ được thay thế bởi Trung Quốc và BRICS, với tư cách là một tổ chức, có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc xác lập trật tự thế giới mới này.
Trong bối cảnh xuất hiện khẩu hiệu "nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các tuyên bố của cả Trung Quốc nói riêng lẫn BRICS nói chung đều khẳng định cam kết đối với nền kinh tế mở của thế giới và sự tiến triển của các thỏa thuận toàn cầu (chẳng hạn như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu hay Chương trình nghị sự 2030).
Thương mại tự do đã thành nền tảng chưa từng có của sự thịnh vượng toàn cầu kể từ khi ra đời Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1995, cho dù chính tổ chức này cũng đã khiến cho nhiều quốc gia - cả phát triển lẫn đang phát triển - tụt lại phía sau.
Các quốc gia BRICS, chính họ cũng là các nước đang phát triển, đều ý thức được rằng lợi và hại của thương mại tự do từ lâu vốn đã không được chia sẻ một cách bình đẳng. BRICS cần thúc đẩy thương mại công bằng hơn song song với thương mại tự do.
Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Hạ Môn vừa qua báo hiệu sự phản đối mạnh mẽ đối với bảo hộ thương mại, nhưng cũng nhấn mạnh rằng nền kinh tế thế giới phải được gắn kết nhiều hơn. Điều này cũng có nghĩa là các nước đang phát triển đòi hỏi phải có không gian chính sách phù hợp để theo đuổi các nhiệm vụ phát triển của chính họ.
Hiện BRICS cũng có không gian để tăng cường và đa dạng hóa thương mại trong nhóm. Thương mại nội khối BRICS đã có được sự tăng trưởng phi thường, với mức gần 10 lần trong khoảng thời gian từ 2000-2016 và hiện đang đạt con số hơn 500 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề cốt yếu như sự bất bình đẳng thương mại song phương hay biến động lưu thông thương mại. Và khi kim ngạch thương mại thậm chí có thể tăng hơn nữa, thì dường như các bất đồng thương mại giữa các nước thành viên cũng sẽ tăng theo.
Trong nửa đầu năm 2017, Ấn Độ đã vượt qua Mỹ về số lượng các cuộc điều tra khắc phục thương mại chống Trung Quốc. Một quá trình giám sát có hệ thống hơn để đánh giá hợp tác kinh tế khối BRICS, nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, sẽ là hữu ích vì sẽ chỉ ra những trở ngại đối với việc tăng cường hợp tác.
Với việc Mỹ đang quay lưng lại với nhiều tiêu chuẩn đã gắn với hệ thống toàn cầu trong vài thập kỷ qua thì BRICS, đặc biệt là Trung Quốc, dường như muốn duy trì nó lúc này. Là Hội nghị Thượng đỉnh BRICS đầu tiên kể từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ, nhóm này có cơ hội để thể hiện rõ ràng sự ủng hộ đối với các hiệp định đang tồn tại như đã đề cập ở trên (Hiệp định Paris, Chương trình nghị sự 2030), đồng thời cũng xác định rõ các mục tiêu chính trị của nhóm.
Tuy nhiên, những điều này cần phải vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường của sự tôn trọng chủ quyền và không can thiệp để thừa nhận bản chất phức tạp của cái vốn được gọi là "Các cuộc chiến tranh mới" - thứ đã chỉ ra sự yếu kém của luật pháp quốc tế được xây dựng trong thế kỉ XIX và XX. Nam Phi sẽ là Chủ tịch BRICS vào năm 2018. Hòa bình và an ninh cũng đã được xác định là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của nhóm này.
Trong bối cảnh một nước Mỹ khó đoán, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Trung tâm Á-Âu, nơi sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc đang tiếp tục mạnh lên, thì cả Nam Phi nói riêng và các nước BRICS nói chung khác phải đóng một vai trò xây dựng trong việc tìm ra một chương trình toàn cầu để có thể tránh được những sai lầm của các cường quốc trong thế kỉ XX. Theo đó, vấn đề Triều Tiên chính là một bài kiểm tra ngay lúc này.
Nếu không làm được điều đó thì khẩu hiệu "Đối tác mạnh mẽ hơn vì một tương lai tươi sáng hơn" của Hội nghị Thượng đỉnh BRIC ở Hạ Môn vừa qua vẫn sẽ chỉ là dấu hiệu của sự mâu thuẫn trong tương lai./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác nội khối của BRICS còn thiếu "sức mạnh tổng hợp"
05:30' - 19/09/2017
Trang tin Arab News có bài phân tích về vai trò của BRICS trong thúc đẩy thương mại toàn cầu của tác giả Frank Kane, nhà báo từng đoạt Giải thưởng Kinh doanh của Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất.
-
Kinh tế Thế giới
BRICS – Công cụ theo đuổi tham vọng toàn cầu của Trung Quốc
05:30' - 09/09/2017
Mạng tin của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor có bài viết cho hay Trung Quốc đang tìm cách biến BRICS thành công cụ theo đuổi tham vọng toàn cầu, song lại vấp phải rào cản là Ấn Độ.
-
Kinh tế Thế giới
BRICS vượt qua khác biệt nhằm đương đầu với thách thức
11:32' - 06/09/2017
Tuyên bố chung Hạ Môn được lãnh đạo các nước BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đưa ra sau 3 ngày nhóm họp với chương trình nghị sự dày đặc.
-
Kinh tế Thế giới
BRICS cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
20:22' - 02/08/2017
Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới - BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Thế giới
BRICS kêu gọi G20 ủng hộ Hiệp định Paris và thương mại tự do
19:26' - 07/07/2017
BRICS kêu gọi các nước G20 thúc đẩy việc thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và duy trì hệ thống thương mại mở toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05'
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24'
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.