Hợp tác nội khối của BRICS còn thiếu "sức mạnh tổng hợp"
Theo tác giả, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - trong Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 vừa kết thúc ở Hạ Môn của Trung Quốc - chưa thực sự hội đủ các điều kiện là một khối thương mại và tổ chức này cũng không làm gì nhiều để thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, tất cả chỉ nằm trong phạm vi một cuộc họp hàng năm mà thôi.
So với các liên minh thương mại quốc tế khác - như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì BRICS có ít điểm chung về lợi ích thương mại giữa các thành viên.
Họ rất khác nhau về mặt kinh tế, chính trị và địa lý - mỗi thành viên chỉ đến để nghe bài phát biểu "sức mạnh tổng hợp" với những lời chúc tốt đẹp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ khai mạc.
Nền kinh tế Trung Quốc có điểm gì chung với Nga và các quốc gia thành viên khác? Một bên là “xưởng sản xuất của thế giới, một bên là kho xăng khổng lồ”. Brazil hợp tác với Ấn Độ như thế nào? Cả hai đều là thị trường tiêu dùng nông nghiệp và đang không ngừng mở rộng, họ dường như cạnh tranh nhau chứ không hợp tác trên các thị trường toàn cầu.
Nam Phi có điểm tương đồng nào với các thành viên khác ngoại trừ việc nước này cũng có vấn đề về chính phủ lạm dụng và can thiệp vào nền kinh tế? Trên thực tế có thể thấy rằng điểm chung giữa 5 quốc gia BRICS là sự thao túng của chính phủ đối với quá trình kinh doanh.
Cần nhắc lại một chút về bối cảnh lịch sử để hiểu tại sao BRICS có được ngày hôm nay. Năm 2001, Jim O'Neill, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Goldman Sachs, đã đăng bài báo nghiên cứu cho ngân hàng này, với tựa đề "Thế giới cần một tổ chức kinh tế tốt hơn giống như BRICS". Dòng tiêu đề ngắn này cùng với ý tưởng đi kèm đã cất cánh ở mức độ cao hơn nhiều so với những gì O'Neill dự định.
Chứng kiến những làn sóng toàn cầu hóa và cả thời kỳ hoàng kim của toàn cầu hóa, Jim O'Neill giải thích rằng hầu hết sự tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế toàn cầu sẽ đến từ bốn quốc gia - Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc - và các đơn vị kinh tế này có chung một số đặc điểm - quần thể lớn, tầng lớp trung lưu phát triển nhanh, nhu cầu tiêu dùng đang nổi lên và lao động rẻ - điều đó cho phép họ được coi là một đơn vị đầu tư.
Ý tưởng ban đầu là đầu tư. Lý thuyết này được công nhận trong một thời gian dài bởi kết quả thực tế là nếu một tổ chức tài chính tham gia vào thị trường cổ phiếu BRICS hoặc đầu tư cổ phần tư nhân sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn so với các nền kinh tế già cỗi của châu Âu hoặc Bắc Mỹ.
Lý thuyết này rất đúng cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2008 và họ thấy rằng trên thực tế đầu tư không bảo vệ được nền kinh tế và tài chính. Trên thực tế, đầu tư đã trở thành một điểm yếu vì vốn nước ngoài đã rút khỏi nhiều nước BRICS.
Tuy nhiên, kinh nghiệm đó dường như đã thúc đẩy hành động để làm cho khái niệm BRICS lỏng lẻo trở thành một cấu trúc chính thức hơn. Hội nghị thượng đỉnh chính thức đầu tiên của các nhà lãnh đạo BRICS đã diễn ra tại Nga vào năm 2009, và sau đó Nam Phi tham gia và tổ chức đã thêm chữ "S" vào tên của mình.
Việc tiếp nhận Nam Phi vào nhóm đã chứng minh rằng BRICS có tham vọng chính trị nghiêm túc vì rất khó để tìm ra lý do nào khác cho việc tiếp nhận này ngoài lý do chính trị.
BRICS cần một đại diện của châu Phi nếu muốn được coi là một tổ chức toàn cầu đáng tin cậy. Nhưng Nam Phi không đáp ứng được các điều kiện thành viên cơ bản: dân số và Tổng sản phâm quốc nội (GDP) của họ nhỏ hơn nhiều so với bốn nước còn lại.
Bằng nhiều cách khác nhau, Nigeria có thể là một đại diện xứng đáng hơn cho châu Phi, nhưng chính trị của nước này lại không ổn định vào thời điểm đó. Ngay cả nhà kinh tế O'Neill cũng hoài nghi về việc tiếp nhận Nam Phi và một số nhà phê bình coi đây là lỗ hổng cơ bản trong mô hình BRICS.
BRICS giống như một số tổ chức trước đó ở châu Âu, Bắc Mỹ, nhóm các nền kinh tế G7 – họ cũng muốn bảo vệ con đường của mình và muốn hạ gục bất kỳ đối thủ mới nổi nào. Hai thành viên của Viện Nghiên cứu Tài chính Sùng Dương của Trung Quốc gần đây đã có cơ hội tham gia vào Diễn đàn "Beyond BRICS" của tờ Financial Times để tranh luận chống lại các nhà phê bình BRICS.
Bài viết của họ - "10 câu chuyện thần thoại về BRICS đã bị xóa nhòa" – đã đưa ra một số lập luận thuyết phục biện minh cho tổ chức này. "Nhiều người đã hiểu sai và có quan điểm tiêu cực đối với BRICS, chúng tôi cho rằng họ không cố ý ác ý đối với nhóm", họ nói trên tờ Financial Times.
Theo tác giả Kane, câu hỏi đơn giản đặt ra là liệu BRICS có tồn tại như một đơn vị kinh tế và chính trị hay không? Mặc dù sau nhiều năm được coi là một đơn vị và hàng năm vẫn kêu gọi phải "hiệp lực", nhưng các thành viên BRICS dường như không ưa nhau lắm, ít nhất là trong các vấn đề thương mại.
Thành viên của BRICS không nằm trong top 8 đối tác thương mại nước ngoài hàng đầu của Trung Quốc. Nga chơi vơi ở vị trí thứ 9, nhưng đó là do Trung Quốc “khao khát” nguồn dầu mỏ của Nga. Nếu BRICS muốn hoạt động một cách nghiêm túc, họ cần chứng minh rằng "sự hiệp lực" của họ là có thật và bắt đầu giao dịch với nhau./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
BRICS hướng tới nền tảng hợp tác Nam – Nam ấn tượng nhất thế giới
06:30' - 15/09/2017
Với chủ đề “làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác BRICS, mở ra tương lai tươi sáng hơn”, hội nghị BRICS tại Trung Quốc lần này đã vạch ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới của BRICS.
-
Kinh tế Thế giới
BRICS kêu gọi G20 ủng hộ Hiệp định Paris và thương mại tự do
19:26' - 07/07/2017
BRICS kêu gọi các nước G20 thúc đẩy việc thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và duy trì hệ thống thương mại mở toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Sự mở rộng của BRICS thúc đẩy tiến trình hội nhập
05:30' - 24/05/2017
Chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Ngân hàng Phát triển Á - Âu Yaroslav Lissovolik nhận định việc mở rộng nhóm BRICS có thể trở thành mô hình hội nhập kinh tế toàn cầu mới.
-
Kinh tế Thế giới
"BRICS +" có thể trở thành mô hình hội nhập mới cho kinh tế thế giới
10:18' - 18/04/2017
Một khối BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới) mở rộng, tức "BRICS +", có thể trở thành một mô hình hội nhập mới cho nền kinh tế toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48'
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56'
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34'
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.