Các lãnh đạo G7 nhóm họp thượng đỉnh - Nga bác đề xuất trở lại G7
Dù chủ đề chính của hội nghị năm nay bao gồm tăng cường đầu tư cũng như tạo việc làm để thúc đẩy tăng trưởng và bình đẳng giới, song căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đồng minh dự kiến sẽ phủ bóng lên cả 2 ngày nhóm họp.
Hiện các nước thành viên còn lại của các nước thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đều khẳng định sẽ thể hiện lập trường kiên quyết với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong các phiên thảo luận, dù sẽ không quá căng thẳng do e ngại có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại lớn.
Nước chủ nhà Canada cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo bày tỏ sự bất bình của mình một cách lịch thiệp và chân thành.
Một vấn đề khác cũng nổi lên tại hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay là việc Mỹ đã kêu gọi chấm dứt việc loại Nga ra khỏi nhóm này đồng thời nhấn mạnh tới vai trò của Moskva tại các hội nghị thượng đỉnh G7.
Phát biểu bên lề hội nghị, Tổng thống Trump cho rằng các nước thành viên G7 cần để Nga trở lại tham gia bởi sự cần thiết của Moskva trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, theo ông, việc có trở lại G7 hay không phụ thuộc hoàn toàn vào Nga.
Tuy nhiên, Nga đã bác đề xuất kêu gọi trở lại G7, khẳng định Moskva đang tập trung vào những khuôn khổ hợp tác và đối thoại khác. EU cùng ngày cũng khẳng định hiện chưa phải thời điểm để Nga trở lại G7. Phát biểu bên lề hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho hay các đại diện của EU đều nhất trí rằng hiện Nga vẫn chưa đáp ứng được những điều kiện để trở lại G7.
G7 gồm nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới hiện nay là Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản, Pháp, Italy, Canada và Liên minh Châu Âu (EU). Dự kiến, kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo sẽ kí kết một tuyên bố chung nêu rõ lập trường và sáng kiến chính sách đã được nhất trí.
Tuy nhiên, Pháp và Đức hiện cảnh báo sẽ không kí văn bản này nếu Washington không nhượng bộ. Về phần mình, sau cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Trudeau, Tổng thống Trump dự đoán các bên có thể đạt được một tuyên bố chung.
Thủ tướng Merkel cùng ngày cũng cho rằng hiện tại là quá sớm để khẳng định hội nghị thượng đỉnh G7 có ra được tuyên bố chung hay không, do các nhà lãnh đạo của nhóm vẫn chưa đề cập đến thương mại và môi trường - hai vấn đề nghị sự nhạy cảm nhất hiện nay.
Trong nỗ lực nhằm làm giảm căng thẳng giữa các đồng minh tại hội nghị, Thủ tướng Merkel được cho đã đề xuất thiết lập một cơ chế "đánh giá và đối thoại chung" giữa các bên.
Dù không có thêm thông tin chi tiết, song đề xuất này dường như đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo G7 khác. Hiện có tin Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã đề nghị đến Washington để có được một đánh giá toàn diện về quan hệ thương mại EU-Mỹ nhằm giúp giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, lo ngại về sự leo thang trả đũa thương mại giữa Mỹ và các đồng minh đã khiến các thị trường tài chính thế giới phản ứng tiêu cực. Chốt phiên giao dịch 8/6, hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn toàn cầu đều giảm điểm, trong khi giá trị đồng USD lại tăng nhẹ so với các đồng tiền khác./.
Xem thêm:>>>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng
>>>Nhà Trắng thông báo kế hoạch của Tổng thống D.Trump tới Singapore
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội để G7 biến cam kết thành sức mạnh hành động
11:33' - 07/06/2018
Kể từ khi được thành lập đến nay, Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) luôn thể hiện rõ vai trò dẫn đầu trong tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề quan trọng của thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Giới đầu tư kêu gọi lãnh đạo G7 thúc đẩy loại bỏ than đá trong sản xuất điện
10:23' - 04/06/2018
Nhóm 288 nhà đầu tư hiện nắm giữ tài sản trị giá 26 nghìn tỷ USD kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 thúc đẩy loại bỏ việc sử dụng than đá trong sản xuất điện nhằm hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bị cô lập tại hội nghị bộ trưởng tài chính G7
12:15' - 03/06/2018
Lãnh đạo tài chính của các nước đồng minh thân cận nhất với Mỹ đã chỉ trích việc Washington áp các mức thuế mới đối với các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Quyết định thuế của Mỹ "làm nóng" Hội nghị Bộ trường Tài chính và Thống đốc Ngân hàng G7
14:46' - 01/06/2018
Quyết định về đánh thuế nhôm và thép của Mỹ nhằm vào các đồng minh được nhìn nhận là một trong những trọng tâm của Hội nghị Bộ trường Tài chính và Thống đốc Ngân hàng G7.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.