Chiến thắng trong vụ kiện tôm sẽ thúc đẩy dòng hàng hóa Việt Nam sang Mỹ
Ngày 18/7, cơ quan đại diện của Việt Nam ở Geneva đã nhận được thông tin chính thức rằng tại Washington, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp. Sự kiện này đã chấm dứt 8 năm Việt Nam khởi động và theo đuổi một vụ tranh chấp thương mại đầu tiên tại WTO.
Vụ kiện được phía Việt Nam chính thức đưa lên WTO từ năm 2010 và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nước tại WTO bởi sự dai dẳng của nó. Bối cảnh phát sinh vụ kiện là vào những năm 2000, khi nhờ thực thi chính sách mở cửa và hội nhập mạnh mẽ, các doanh nghiệp tôm Việt Nam đã thâm nhập và dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường Hoa Kỳ.
Nhờ chất lượng và giá thành hợp lý, sản phẩm tôm đông lạnh của Việt Nam đã nhanh chóng giành được thị phần lớn tại thị trường Hoa Kỳ và đã có lúc một doanh nghiệp tôm của Việt Nam như Minh Phú vươn lên trở thành nhà nhập khẩu tôm đông lạnh nước ngoài lớn nhất tại nền kinh tế số một thế giới.
Đứng trước thách thức cạnh tranh đến từ hàng nhập khẩu, các nhà sản xuất tôm nội địa Hoa Kỳ -Liên minh Tôm miền Nam (SSA), đã lên tiếng và gửi đơn khiếu nại đến Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) để yêu cầu khởi xướng vụ việc điều tra và áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm tôm nhập khẩu nước ngoài đến từ sáu nước.
12h ngày 30/12/2003, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra áp thuế CBPG với tôm đông lạnh của Việt Nam. Một năm sau, tháng 2/2005, DOC chính thức ban hành lệnh áp thuế CBPG với tôm Việt Nam, cùng với 5 quốc gia khác là Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Ecuador.
Ngay sau đó, Thái Lan và Ecuador, với vị thế là thành viên của WTO, đã gửi Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp vụ việc điều tra và áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ lên Cơ quan giải quyết tranh chấp (DBS) của WTO và đã thành công. Còn Việt Nam lúc đó chưa thể kiện Hoa Kỳ vì chưa là thành viên của WTO.
Ba năm sau khi gia nhập WTO, ngày 1/2/2010 Việt Nam đã đệ đơn chính thức kiện Hoa Kỳ với nội dung về phương pháp tính toán biên độ phá giá mà Washington áp dụng đối với sản phẩm tôm.
Vụ kiện do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm phối hợp triển khai. Sau hơn một năm xem xét, ngày 2/9/2011, Báo cáo của Ban Hội thẩm đã ra phán quyết yêu cầu Mỹ dỡ bỏ thuế CBPG với tôm Việt Nam.
Mỹ không phản đối các phán quyết nêu trên của Ban Hội thẩm và đồng ý sẽ thực thi phán quyết trong khoảng thời gian là 10 tháng, tức là không muộn hơn ngày 2/7/2012. Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ liên tục trì hoãn, không thực thi phán quyết.
Do vậy, Việt Nam đã tích cực sử dụng diễn đàn WTO để vận động về ngoại giao, mục đích nhằm buộc Hoa Kỳ- cường quốc luôn tuyên bố tuân thủ luật pháp quốc tế, phải thực thi nghiêm túc trách nhiệm thành viên WTO. Bằng nhiều bài phát biểu và vận động khác nhau, Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các nước, nhất là các quốc gia ASEAN.
Qua đó, đánh vào “hình ảnh” một cường quốc có trách nhiệm của Hoa Kỳ, tạo áp lực ngoại giao rất lớn lên quốc gia này. Đây cũng là một trong những cơ sở để Việt Nam và các doanh nghiệp tôm quyết tâm theo đuổi vụ kiện, với niềm tin sẽ chiến thắng và Hoa Kỳ cuối cùng sẽ phải thực thi phán quyết của DSB.
Cùng với việc đấu tranh trên diễn đàn ngoại giao đa phương, Việt Nam tiếp tục gây sức ép về pháp lý với Hoa Kỳ. Sau thời hạn chót tháng 7/2012 Hoa Kỳ không thực thi phán quyết của DSB, đến ngày 17/1/2013, Việt Nam đề nghị thành lập Ban hội thẩm trong khuôn khổ DSB (với mã vụ kiện DS429) để yêu cầu Hoa Kỳ thực thi phán quyết.
Đến ngày 22/4/2015, DSB đã thông qua phán quyết yêu cầu Hoa Kỳ phải: Dỡ bỏ lệnh áp thuế CBPG riêng rẽ cho một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam, trong đó có Minh Phú; Sửa đổi kết luận của cuộc Rà soát cuối cùng lần thứ nhất năm 2010 để từ đó dỡ bỏ lệnh áp thuế CBPG tôm cho các doanh nghiệp Việt Nam; Hủy bỏ quy định về thuế suất toàn quốc trong các vụ điều tra CBPG liên quan đến các nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam và Trung Quốc.
Để thắng kiện, Việt Nam đã thuê những luật sư Mỹ giàu kinh nghiệm và triển khai cuộc chiến pháp lý trên hai mặt trận: tại Geneva và Washington. Thực chất toàn bộ vụ kiện được tiến hành trên đất Hoa Kỳ, theo luật của Hoa Kỳ.
Theo tư vấn, để có thể thu về được khoản tiền thuế (quá cao) mà Minh Phú đã phải nộp khi đưa tôm vào Hoa Kỳ, công ty này đã đâm đơn kiện chính quyền Hoa Kỳ.
Theo một số chuyên gia pháp lý, vụ kiện của Việt Nam với Hoa Kỳ đã đạt được thành công ngoài mong đợi. Vì nếu so sánh với các vụ kiện tương tự, như của Mexico hay Canada, hai thành viên, đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ trong Khối thị trường chung Bắc Mỹ, thì hai nước này đều không lấy lại được khoản tiền thuế mà doanh nghiệp đã phải nộp.
Ngoài ra, Canada đã theo kiện Hoa Kỳ suốt 31 năm trước khi giành được thắng lợi. Còn với trường hợp vụ kiện xi măng của Mexico, Hoa Kỳ vẫn áp đặt hạn ngạch nhập khẩu vào từng bang sau khi DBS ra phán quyết giành phần thắng cho quốc gia này.
Đánh giá về thỏa thuận mà Việt Nam và Hoa Kỳ mới đạt được, Đại sứ Đại diện Phái đoàn Việt Nam tại Geneva Nguyễn Trung Thành khẳng định thỏa thuận song phương về giải quyết vụ kiện “là kết quả của một quá trình đấu tranh và cả hợp tác bền bỉ, kiên trì, kết quả của những trao đổi thẳng thắn, xây dựng và có thiện chí, đáp ứng được sự trông đợi của hai bên.
Đặc biệt nó đã giúp khai thông được dòng hàng hóa của Việt Nam, nhất là tôm đông lạnh, sang Mỹ trong thời gian tới, và không nghi ngờ gì sẽ củng cố hơn nữa cho các chương trình hợp tác thương mại giữa hai nước.
Đồng thời thỏa thuận là một sự khích lệ cho các doanh nghiệp Việt Nam đã đang khai thác hiệu quả thị trường Hoa Kỳ, phù hợp với các thỏa thuận song phương và đa phương mà hai bên là đã ký kết”.
>>> Australia thông báo tăng cường kiểm soát một số mặt hàng thủy sản nhập khẩu
Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
Xuất khẩu thủy sản lại "căng như dây đàn"
18:34' - 02/08/2016
Ngành thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ biến đổi khí hậu, tình hình ngập mặn và nắng nóng kéo dài đến dịch bệnh và nhất là tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào.
-
Xe & Công nghệ
Giá cá tra nguyên liệu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi
14:31' - 28/07/2016
Giá cá tra nguyên liệu không ổn định khiến ngời sản xuất không thả nuôi nhiều,dẫn tới diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL đang có xu hướng giảm dần.
-
Ngân hàng
Đồng nhân dân tệ lên giá sau khi rơi xuống dưới ngưỡng tâm lý 6,7 nhân dân tệ/USD
19:07' - 19/07/2016
Đồng nhân dân tệ đã lên giá so với đồng USD trong phiên 19/7, sau khi xuyên thủng mốc 6,7 nhân dân tệ/USD trong phiên trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ký thỏa thuận về thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với tôm nhập khẩu của Việt Nam
23:10' - 18/07/2016
Theo đó, hai bên đã đạt được giải pháp song phương để giải quyết các vấn đề tranh chấp trong 2 vụ việc giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là vụ DS404 và DS429
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.