Cung cầu lao động tại Tp Hồ Chí Minh: Bài 1 - Nghịch lý từ đâu?
Cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đang theo xu hướng công nghệ cao, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải đáp ứng. Để làm được điều này, Chính phủ, chính quyền thành phố cần có những chính sách đột phá, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 7 chương trình đột phá của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Tuy nhiên, thực tế nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nhiều về số lượng nhưng không ổn định và bền vững. Nguyên nhân xuất phát từ thực trạng mất cân đối cung - cầu nguồn lao động, chất lượng lao động sau đào tạo còn yếu và nguồn dữ liệu tổng thể lao động chưa được kết nối khiến cung - cầu khó gặp nhau… * Nghịch lý thiếu - thừa Câu chuyện thiếu - thừa lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thời gian qua nhưng vẫn là bài toán chưa có lời giải. Các chuyên gia cho rằng, nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng đến các ngành kỹ thuật cao nhưng lực lượng lao động còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng của nhà tuyển dụng. Theo Thạc sỹ Trần Văn Hùng, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, thành phố có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao (gần 46%). Do đó, nghịch lý về lao động vẫn tiếp tục diễn ra, đó là thành phố có nguồn nhân lực dồi dào, nhu cầu việc làm lớn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, không tuyển dụng được lao động đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra.Định hướng phát triển kinh tế của thành phố trong tương lai là ưu tiên phát triển lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao và ngành công nghiệp công nghệ cao. Do đó, nguồn nhân lực thực tế khó đáp ứng yêu cầu đặt ra về chất lượng nguồn nhân lực.
Khảo sát của Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, năm 2018, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp là khoảng 300.000 người, tăng bình quân 5% so với năm 2017. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường lao động vẫn chưa đồng bộ, còn thể hiện sự chênh lệch cung - cầu lao động về số lượng. Đặc biệt, chất lượng chưa phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập. Nghịch lý hiện nay là Thành phố Hồ Chí Minh đang thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Đình Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ nói riêng bậc đại học mà cả bậc cao đẳng, đào tạo nghề. Hiện nay rất nhiều trường có đề án đào tạo nhưng vì không có phân tầng mục tiêu đào tạo nên đều đào tạo na ná nhau, dẫn đến số sinh viên ra trường nhiều nhưng không được sử dụng. *Những nút thắt Ngoài những nguyên nhân về chính sách đào tạo khiến cung - cầu lao động chưa gặp nhau, theo các chuyên gia, công tác quản lý lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, giới thiệu việc làm thời gian qua ở nước ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn còn bộc lộ những hạn chế.Cụ thể, hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phát triển thị trường lao động, là cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhưng các trung tâm giới thiệu việc làm còn hạn chế về khả năng tư vấn, giới thiệu việc làm, thu thập thông tin về cung - cầu lao động, không kết nối dữ liệu.
Từ thực tế nhiều năm qua, Tiến sĩ Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, chưa có sự kết nối về thông tin trên phạm vi vùng, cả nước. Từ đó kéo theo hoạt động phân tích và dự báo thị trường lao động còn yếu kém, gây ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội nói chung, chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao và giải quyết việc làm nói riêng. Không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều địa phương khác như Bình Dương - tỉnh lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang gặp phải những khó khăn trên. Đại diện Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương cho biết, các Trung tâm dịch vụ việc làm chưa có hệ thống kết nối liên thông dữ liệu và kết nối cung - cầu lao động, kết nối việc tìm người, người tìm việc nên việc sử dụng thông tin về thị trường lao động chưa hiệu quả.Bên cạnh đó, chưa có dữ liệu chung về bảo hiểm thất nghiệp trên toàn quốc để các Trung tâm dịch vụ việc làm có thể tra cứu, đối chiếu thông tin, tránh giải quyết hồ sơ trùng nhằm thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đánh giá của Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay chỉ mới tập trung hỗ trợ người lao động sau khi thất nghiệp chứ chưa chủ động có giải pháp hỗ trợ người lao động nhằm duy trì việc làm, phòng tránh thất nghiệp.Tâm lý người lao động chỉ muốn hưởng chế độ cho mục đích cá nhân chứ chưa quan tâm đến các chế độ khác như tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề để tiếp tục quay lại thị trường lao động. Một số lao động chưa nhận thức rõ việc khai báo tình trạng việc làm, trong khi phần lớn người sử dụng lao động vẫn chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình hình biến động lao động. Mặt khác, công tác quản lý lao động ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa có đủ công cụ để quản lý lao động nên rất khó kiểm soát tình trạng việc làm của người lao động dẫn đến số liệu thống kê chưa kết nối.
Bên cạnh đó, theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lao động Việt Nam vẫn thờ ơ với việc tự nâng cao trình độ. Đây là sự thật đáng lo ngại khi Việt Nam đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cụ thể, theo khảo sát các năm trở lại đây chỉ có 4,9% công nhân lao động hưởng chế độ từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đi học nghề với mong muốn quay trở lại thị trường lao động, trong khi đó hơn 95% còn lại sử dụng số tiền đó vào việc khác.Do đó, cần có những tác động để thay đổi nhận thức của đại đa số công nhân lao động, bởi khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 lan rộng, hàng loạt lao động sẽ đối mặt với thất nghiệp do trình độ tay nghề yếu kém, lạc hậu không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp./.
(Bài 2: Cần giải pháp toàn diện)Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng lao động, chính sách tiền lương
12:53' - 21/05/2018
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức nắm tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng trên địa bàn.
-
Đời sống
Tôn vinh lao động trẻ có tay nghề cao tại Kỳ thi Tay nghề Quốc gia và Thế giới
21:15' - 20/05/2018
Tối 20/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ tổng kết và trao thưởng Kỳ thi Tay nghề Thế giới lần thứ 44 năm 2017 và Kỳ thi Tay nghề Quốc gia lần thứ X năm 2018.
-
Bất động sản
Ngành xây dựng hưởng ứng tháng an toàn, vệ sinh lao động
13:07' - 18/05/2018
Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động ngành xây dựng năm 2018 đã chính thức khởi động ngày 18/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận động lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn
12:59' - 11/05/2018
Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Thanh Hóa có khoảng hơn 1.000 lao động cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút đại bàng để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
21:51' - 04/12/2024
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới của thành phố là tập trung triển khai sớm các khu công nghệ, khu công nghiệp lớn mà đã được trong quy hoạch Thủ đô
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm giải pháp tháo gỡ 4 điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
21:50' - 04/12/2024
Một trong những vấn đề quan trọng được các đại biểu xem xét, thảo luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII lần thứ 20 là tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Công khai, minh bạch thông tin để sớm đưa nhà máy giấy 10.000 tỷ đồng vào hoạt động
21:46' - 04/12/2024
Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 với quy mô diện tích 117ha, công suất 350.000 tấn bột giấy/nǎm được xây dựng tại thôn Phú Long, xã Bình Phước (huyện Bình Sơn). Tổng mức đầu tư là 10.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ngăn ngừa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
20:35' - 04/12/2024
Một số tàu cá đã có dấu hiệu lợi dụng việc tàu cá dưới 15 mét hoạt động ở vùng khơi nhưng không bị xử lý hoạt động sai vùng... để khai thác thuỷ sản trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
20:24' - 04/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng chục khu đất "đẹp" tại Đồng Nai vẫn chưa hoàn thành thủ tục để đấu giá
20:17' - 04/12/2024
Trên địa bàn Đồng Nai hiện có 21 khu đất lợi thế nằm gần các tuyến đường giao thông đã được tỉnh Đồng Nai phê duyệt phương án đấu giá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành tổng kết sắp xếp, tinh gọn bộ máy
19:39' - 04/12/2024
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố xác định với quyết tâm chính trị cao nhất để trong tháng 12/2024 và đầu tháng 1/2025, thành phố phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy...
-
Kinh tế Việt Nam
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull
19:04' - 04/12/2024
Đoàn kiểm tra phát hiện 3.000 lon nước uống tăng lực đang được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội mang các dấu hiệu xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu được bảo hộ của Tập đoàn TCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
19:03' - 04/12/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng những vấn đề mà Nhật Bản quan tâm cũng là những ưu tiên đột phá của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghệ số