Cuộc khủng hoảng di cư: Chia rẽ nội bộ sâu sắc (Phần 2)
Tổn thương từ cuộc khủng hoảng tị nạn đã ảnh hưởng đến đặc điểm chung của các cuộc thảo luận chính trị mà đang trở nên ngày càng hiếu chiến.
Ở nhiều nước thành viên EU, chủ nghĩa dân tộc và nền chính trị bản sắc đã trở nên phổ biến hơn và các quan điểm đã từng bị chỉ trích rộng rãi như bài ngoại đã trở nên bình thường. Các lực lượng chính trị theo chủ nghĩa dân túy - cũng như một số chính trị gia trào lưu chủ đạo và phương tiện truyền thông - đang hưởng lợi từ mối lo lắng về di cư và đang làm mọi thứ để họ có thể duy trì tâm trạng đó.Vào đầu cuộc khủng hoảng 2015-2016, các nước thành viên EU đã chia rẽ thành các phe phái đối lập rõ nét. Một số nước ở Bắc và Tây Âu - như Áo, Bỉ, Hà Lan và Thụy Điển - đã cùng với Đức dành ưu tiên cho những quan ngại về nhân quyền và cho phép hàng trăm nghìn người tị nạn qua các đường biên giới của họ. Các nước Tây Âu khác như Pháp và Anh, phản ứng thận trọng hơn và nhận ít người tị nạn hơn nhiều. Các nước ở Trung Âu ngay lập tức đã chọn lựa những chính sách hạn chế.Tuy nhiên, các quan điểm đã bắt đầu thay đổi khi dòng người tị nạn lấy được đà vào cuối năm 2015. Nhiều chính phủ hơn, bao gồm Đức, bắt đầu đưa ra những chính sách cứng rắn hơn để giảm số lượng người đến. Sự nhất trí hạn chế mới này dẫn đến việc EU và Thổ Nhĩ Kỳ ký một thỏa thuận vào tháng 3/2016, thành lập một cơ quan bảo vệ biên giới và bờ biển EU, và một loạt các động thái khác để thắt chặt kiểm soát đường biên giới bên ngoài EU và giảm bớt dòng chảy đổ vào dọc tuyến đường Libya-Italy.Nét tương đồng trong các quan điểm về việc thắt chặt di dân từ bên ngoài không có nghĩa rằng các quốc gia thành viên đã vượt qua những khác biệt căn bản của họ về việc chia sẻ gánh nặng và đoàn kết. Vào tháng 9/2015, EU cam kết đưa 160.000 người xin tị nạn từ Hy Lạp và Italy tới những nước thành viên khác trong 2 năm, nhưng sáng kiến này đã hứng chịu sự phản đối mạnh mẽ từ một số nước Trung Âu. Cộng hòa Czech, Hungary và Ba Lan thẳng thừng từ chối đồng ý tuân theo nghị quyết, châm ngòi cho các án lệ tòa án và trong trường hợp của Hungary thậm chí là một cuộc trưng cầu dân ý.Sự cạnh tranh này cũng ngăn cản sự cải cách toàn diện của Hệ thống tị nạn nhân đạo của cộng đồng chung châu Âu. Các nỗ lực cải cách được cho là để dẫn đến một sự sắp xếp tốt hơn đối với các nước chịu trách nhiệm xử lý các đơn xin tị nạn.Theo Quy chế Dublin hiện nay của hệ thống, quốc gia nơi có một người xin tị nạn đi vào lãnh thổ châu Âu sẽ chịu trách nhiệm giải quyết yêu cầu tị nạn của người đó. Sự sắp xếp này đặt ra một gánh nặng đặc biệt đối với Hy Lạp và Italy, nơi mà hầu hết những người xin tị nạn đến. Tuy nhiên, những nước này luôn thờ ơ với nghĩa vụ của họ theo Quy chế Dublin và đã cho phép người xin tị nạn di chuyển tới các nước Bắc Âu - nơi trong những năm gần đây đã đón nhận phần lớn những yêu cầu tị nạn.
Nhận thức về tính nhạy cảm xung quanh vấn đề này, vào năm 2016, Ủy ban châu Âu đã đề xuất một sự sửa đổi nhỏ về quy chế: Mặc dù điểm nhập cảnh sẽ vẫn xác định quốc gia nào chịu trách nhiệm, nếu nước đó đối mặt với số lượng người xin tị nạn không cân đối, thì một "cơ chế phân bổ hiệu chỉnh" sẽ kích hoạt việc chuyển giao các trường hợp cho các quốc gia có ít gánh nặng hơn. Giả thiết cho rằng sự thay đổi này sẽ gia tăng sự tuân thủ của quốc gia đối với Quy chế Dublin cốt lõi.Nhưng khái niệm điều chuyển bắt buộc này ngay lập tức đã trở thành vấn đề gây chia rẽ. Những người đề xuất sửa đổi đã cảm thấy rằng EU cần phải tuân thủ các nghĩa vụ nhân đạo và vẫn mở cửa với người tị nạn - việc quản lý thách thức là một trách nhiệm tập thể. Họ tin rằng tất cả các nước được hưởng lợi từ sự tự do đi lại nên làm phần việc của mình, đó là quan tâm đến những người cần được bảo vệ.Những người phản đối bác bỏ điều họ coi là một hệ thống hạn ngạch đã cảm thấy rằng không một nước nào nên bị các quyết định của EU bắt buộc phải chấp thuận cho những người dân ở nước thứ ba được đứng trên lãnh thổ của họ - rằng giải pháp sẽ nằm trong sự bảo vệ mạnh mẽ hơn các đường biên giới bên ngoài và sự ngăn chặn các trường hợp nhập cảnh trái quy tắc. Họ tin rằng EU nên giúp đỡ những người dân bị tổn thương trong các khu vực khủng hoảng, nhưng từ chối tiếp nhận những ai cố gắng nhập cảnh vào EU theo cách bất quy tắc.Cuộc tranh cãi đã chạm đến chính bản chất của EU: Liệu EU có phải là một cộng đồng vận mệnh thực sự hay chỉ là một nhóm các quốc gia bị giới hạn bởi các thỏa thuận mang tính giao dịch? Liệu quyết định về việc ai sống ở nước nào có phải là một đặc quyền quốc gia hay một cái gì đó có thể được điều chỉnh bởi Brussels? Liệu EU có phải được định hướng là trở thành một không gian toàn cầu hóa đa chủng tộc hay liệu các nước châu Âu được quyền bảo vệ những điểm đặc biệt về văn hóa và sắc tộc riêng của họ?Sẽ là sai lầm khi coi cuộc tranh luận trở thành một sự xung đột giữa Tây và Trung Âu. Trong khi không một nước Trung Âu nào ủng hộ sự điều chuyển bắt buộc, thì một số lại hoàn toàn cởi mở với ý tưởng chia sẻ gánh nặng. Và một số nước Tây Âu dường như cũng miễn cưỡng chấp nhận việc tự động phân bổ người tị nạn, kể cả trong một cuộc khủng hoảng.Nhưng cuộc tranh luận đã làm nổi bật lên những kinh nghiệm di dân rất khác nhau của các nước thành viên. Đối với các nước hậu Cộng sản - với dân số tương đối đồng nhất - việc tiếp đón những người tị nạn với văn hóa và nền tảng tôn giáo khác nhau là một vấn đề nhạy cảm hơn rất nhiều so với các nước Tây Âu từ lâu đã quen với sự hiện diện của các cộng đồng lớn sinh ra ở nước ngoài.Cuối cùng, có những cân nhắc thực tế. Một số chính phủ và chuyên gia đã nghi ngờ sự sáng suốt của quan điểm phân bổ lại, khi những người xin tị nạn thường xuyên không đến nơi họ được chỉ định mà di chuyển tới những nước hấp dẫn hơn. Điều luật được đề xuất khác sẽ trừng phạt những di chuyển tiếp theo như vậy, nhưng ở một không gian Schengen không biến giới này, rút cuộc không có gì bảo vệ chống lại việc đó.Thực hiện kế hoạch điều chuyển cũng sẽ đòi hỏi bộ máy cưỡng ép và phức tạp, đưa nhiều người đi khắp châu Âu trái ý muốn của họ. Cuối cùng, việc điều chuyển - đang còn thảo luận hiện nay - sẽ chỉ được áp dụng với những người mà có cơ hội tốt được tiếp nhận đơn xin tị nạn. Nó sẽ không giải quyết cho một số lượng lớn những người đến không theo quy tắc, những người có ít khả năng nhận được quy chế được bảo vệ.Điều chuyển không chỉ là khía cạnh gây tranh cãi của các cuộc cải cách được đề xuất của Hệ thống tị nạn nhân đạo của Cộng đồng chung châu Âu. 7 đề xuất của Ủy ban châu Âu cho điều luật mới khó có thể mang tính cách mạng và không thách thức tính ưu việt của việc đưa ra quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia.Nhưng chúng cố gắng có một cấp độ hài hòa hóa - cả về các quy tắc thực chất cho những quyết định về tị nạn và về các thủ tục và điều kiện tiếp nhận. Vào tháng 12/2017, Ủy ban đã đưa một lộ trình để đi tới một thỏa thuận về một gói di dân toàn diện vào mùa Hè năm 2018. Nhưng do tình trạng chia rẽ dai dẳng và sâu sắc, kế hoạch này dường như có tham vọng cao.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Thủ tướng Đức thừa nhận cuộc khủng hoảng có thể quyết định số phận EU
16:39' - 28/06/2018
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo thách thức từ vấn đề di cư có thể định đoạt số phận của Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế & Xã hội
Italy tuyên bố bắt giữ 2 tàu cứu hộ người di cư trên Địa Trung Hải
09:44' - 22/06/2018
Italy ngày 21/6 tuyên bố sẽ bắt giữ 2 tàu cứu hộ người di cư, trong đó có 1 tàu chở hơn 200 người đang bị mắc kẹt trên Địa Trung Hải, với lý do những tàu này treo cờ Hà Lan "trái phép".
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Đức chi nhiều tỷ euro hỗ trợ người tị nạn
19:24' - 31/05/2018
Chính phủ Đức đã chi nhiều tỷ euro viện trợ cho người tị nạn trong năm 2017
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm người tị nạn từ 11 quốc gia có "nguy cơ cao"
08:09' - 30/01/2018
Ngày 29/1, Mỹ thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm người tị nạn từ 11 quốc gia có "nguy cơ cao", song khẳng định những người đang định vào Mỹ sẽ phải trải qua quá trình đánh giá kỹ lưỡng hơn so với trước đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28'
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56'
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.