Hà Nội có nên xây nhà “siêu rẻ”?
Để đảm bảo mục tiêu phát triển gần 3,6 triệu m2 nhà ở thương mại, 161.290 m2 nhà ở xã hội và 152.480 m2 nhà tái định cư trong năm 2017, Hà Nội tiếp tục thực hiện chính sách điều tiết bất động sản theo chủ trương của Chính phủ quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ – CP.
Theo đó, các ngành chức năng của thành phố sẽ xem xét điều chỉnh cơ cấu diện tích sàn nhà ở thương mại, nhà ở xã hội hoặc xem xét cho phép điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng nhà ở sang làm nhà ở xã hội hoặc làm nhà ở phục vụ tái định cư nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường bất động sản Thủ đô.
Phát triển đa dạng các sản phẩm nhà ở
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Trí Dũng cho biết, để chủ động đáp ứng quỹ nhà ở xã hội, thành phố đã thống nhất thông qua chủ trương xây dựng 4 khu nhà ở xã hội tập trung và hiện đã giao cho các nhà đầu tư lập quy hoạch chi tiết.
Đó là hai khu nhà ở tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh (73,23ha); 1 khu tại xã Cổ Bi, Gia Lâm (39,12ha); 1 khu tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì (41,52ha).
Sau khi quy hoạch được phê duyệt, thành phố sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện dự án. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ có thêm 40 dự án nhà ở xã hội với gần 3,3 triệu m2 sàn nhà ở.
Mới đây nhất, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2, tại 6 ô đất được xác định để xây nhà ở xã hội với chiều cao công trình 9 tầng, nay được điều chỉnh giảm chiều cao xuống 6 tầng.
Khu vực điều chỉnh có diện tích khoảng 52.367m2, quy mô dân số 3.150 người.
Theo UBND thành phố Hà Nội, mục đích của việc điều chỉnh quy hoạch này nhằm đảm bảo dự án khả thi phù hợp với nhu cầu về nhà ở tại khu vực, tạo điều kiện tiếp cận sử dụng cho người có thu nhập thấp; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, góp phần hoàn thiện cả khu đô thị.
Mặt khác, ở phân khúc nhà ở thương mại, Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 113 dự án bất động sản hình thành trong tương lai đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định. Trong đó, có những dự án có quy mô lớn hàng ngàn căn hộ, tập trung chủ yếu ở các quận như: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Ba Đình, Cầu Giấy…
Điển hình là các khu đô thị: Thành phố Giao Lưu do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội làm chủ đầu tư với 2.732 căn); Thành phố Xanh (Vinhomes Gardenia 2.374 căn)); Dự án Khu chức năng đô thị tại khu đất Dệt 8/3 và Hanosimex 460 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng và số 25 ngõ 13 đường Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai (2.368 căn); Tổ hợp văn phòng, nhà ở cao cấp kết hợp dịch vụ thương mại HBI (quận Thanh Xuân 1.686 căn); dự án khu nhà ở của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam (quận Hoàng Mai 1.966 căn); Tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp Vinhomes Metropolis (quận Ba Đình 1.576 căn); Dự án tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ 82 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân…
Cũng theo ông Nguyễn Trí Dũng, Sở vừa có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư kiểm tra, rà soát tất cả các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn, báo cáo Sở trước ngày 16/2/2017.
Đồng thời, Sở cũng tiến hành lập kế hoạch rà soát các văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý nhà và kinh doanh bất động sản đối chiếu với quy định của các Luật liên quan để đề xuất thành phố điều chỉnh theo quy định.
Trong năm 2017, Sở tiếp tục hoàn chỉnh quy định về cải tạo xây dựng mới nhà chung cư cũ để trình UBND thành phố ban hành sau khi HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về cơ chế khung.
Cũng theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, song song với công tác phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, Sở sẽ tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhà chung cư.
Sở tiếp tục kiểm tra, đôn đốc UBND quận, phường, xã, thị trấn, các chủ đầu tư, đơn vị được giao quản lý vận hành nhà chung cư đẩy nhanh tiến độ tổ chức Hội nghị nhà chung cư để thành lâp Ban quản trị.
Hiện nay, trong tổng số 166 toà nhà tái định cư, các đơn vị được giao quản lý vận hành mới thành lập được 21 Ban quản trị của 23 toà nhà.
Vì vậy, Sở sẽ tập trung xây dựng quy định về quản lý, sử dụng kinh phí thu được từ hoạt động kinh doanh cho thuê đối với phần diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư tái định cư để thực hiện bảo trì quỹ nhà này.
Bên cạnh đó, Sở phối hợp các quận, huyện kiểm ra việc quản lý sử dụng các căn hộ chung cư thương mại đảm bảo đúng mục đích sử dụng; tổ chức đấu giá cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư tái định cư đối với những địa điểm trống chưa bố trí sử dụng; các diện tích kinh doanh dịch vụ tại tầng 1 và diện tích khác thuộc các nhà chung cư thương mại phải bàn giao lại cho thành phố sau khi đã được xác lập sở hữu Nhà nước.
Hà Nội có nên xây nhà “siêu rẻ”?
Đề cập đến vấn đề Hà Nội nên xây dựng nhà chung cư giá rẻ (100 triệu đồng/1căn) phục vụ các đối tượng thu nhập thấp như tỉnh Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh hay không thì nhiều chuyên gia xây dựng tại Hà Nội cho rằng, với lợi thế là Thủ đô, là "trái tim" của cả nước, Hà Nội được tạo mọi điều kiện từ chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Hơn nữa, nơi đây còn tập trung nhiều kỹ sư, chuyên gia có trình độ lành nghề, kỹ thuật cao cũng như các công ty, doanh nghiệp lớn, nên việc triển khai xây dựng nhà giá rẻ tương đối thuận lợi.
Theo các chuyên gia, để có được quỹ nhà ở xã hội này, bên cạnh sự quyết tâm của lãnh đạo thành phố và các doanh nghiệp thì dự án phải được hưởng những ưu đãi như: không chịu chi phí về đất (bồi thường, tiền sử dụng đất); phí đầu tư hạ tầng và diện tích căn hộ khoảng 25 m2.
Đặc biệt, các khu nhà ở xã hội giá rẻ còn phải gắn với những nơi đông công nhân lưu trú như khu chế xuất, khu công nghiệp. Tuy nhiên, một số chuyên gia, doanh nghiệp cũng lo ngại về những hệ lụy từ loại hình nhà ở “siêu rẻ” này.
Một số chuyên gia phân tích, việc xây dựng nhà ở quá rẻ sẽ càng thu hút thêm dân nhập cư mà đặc biệt là lao động chân tay về Thủ đô làm việc. Sức ép về dân số quá đông dẫn đến hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật ngày càng không đáp ứng được, phát sinh nhiều phức tạp về môi trường, xã hội...
Hay lãnh đạo một công ty bất động sản cũng cho rằng, không nên khuyến khích xây nhà 100 triệu đồng ở Thủ đô. Nguồn lực của thành phố phải tập trung cho các vấn đề cấp thiết khác, phải hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là thay đổi chất lượng dân số.
Thành phố nên quy định chủ đầu tư các khu công nghiệp phải làm nhà ở cho công nhân nhằm tạo điều kiện cho người lao động yên tâm làm việc lâu dài. Hoặc thành phố có thể xây nhà giá rẻ ở quanh các khu công nghiệp cho công nhân thuê với giá ưu đãi.
Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh, để phát triển hiệu quả phân khúc nhà ở xã hội nói chung hay nhà “siêu rẻ” nói riêng, các đơn vị chức năng của Hà Nội phải khảo sát, điều tra sát nhu cầu thực tế, cụ thể đối với từng khu vực để phân bổ, bố trí xây dựng các dự án phù hợp, tránh tình trạng nhà bán không người mua, nhà chưa bán đã có “gạch xếp hàng”./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Không lo tiền bị “chôn” trong bất động sản
15:57' - 09/02/2017
Năm 2017 vẫn được các chuyên gia khẳng định là một năm lạc quan của thị trường bất động sản. Những lo ngại về bóng bóng hay “chôn” tiền vào bất động sản cũng dần bị dẹp bỏ.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Hà Nội năm 2017: Tiếp tục đà tăng trưởng
11:30' - 02/02/2017
Đô thị phát triển kéo theo dân số ngày càng tăng cao, đồng nghĩa với nguồn cung nhà đất tại Hà Nội ngày càng thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu.
-
Bất động sản
Hạ tầng là thách thức lớn nhất cho loại hình bất động sản Condotel
13:18' - 16/01/2017
Để phát triển condotel, hạ tầng đang là thách thức lớn nhất, cùng đó là tính pháp lý và quy hoạch quản lý vận hành loại hình bất động sản mới mẻ và tiềm năng này.
-
Bất động sản
Bất động sản tại Hà Nội còn nhiều dư địa để phát triển
14:28' - 12/01/2017
Thị trường bất động sản sẽ ổn định trong năm 2017 và có thể tăng trưởng chậm lại trong năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Đồng Tháp giảm 54% thời gian giải quyết thủ tục cho dự án nhà ở xã hội
13:49'
UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo sở, ngành và địa phương tích cực giải quyết khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội đang triển khai thực hiện trên địa bàn.
-
Bất động sản
Dòng tiền dịch chuyển, niềm tin trở lại với thị trường bất động sản
11:34'
Nhu cầu nhà ở vẫn cao, tâm lý nhà đầu tư phục hồi trong bối cảnh pháp lý được tháo gỡ, hạ tầng được đầu tư, lãi suất duy trì ở mức thấp… là những yếu tố hỗ trợ vững chắc cho thị trường thời gian tới.
-
Bất động sản
Bắc Ninh tăng tốc phát triển nhà ở xã hội: Hướng tới mục tiêu 135.000 căn hộ
09:03' - 20/07/2025
Triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Bắc Ninh đang đẩy mạnh đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc, hướng tới mục tiêu hoàn thành 135.000 căn đến năm 2030.
-
Bất động sản
Triển vọng kém sáng của thị trường nhà ở Mỹ
07:59' - 19/07/2025
Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, số lượng nhà ở đơn lập được khởi công – vốn chiếm phần lớn hoạt động xây dựng nhà – đã giảm 4,6% xuống mức 883.000 căn trong tháng 6, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2024.
-
Bất động sản
Bất động sản khởi sắc nhờ “trợ lực” pháp lý
14:48' - 17/07/2025
“Trợ lực” pháp lý chính là một trong những động lực mạnh mẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi và khởi sắc để hướng tới tăng trưởng trong thời gian tới.
-
Bất động sản
Đặc khu Phú Quốc trên hành trình trở thành đô thị số
17:26' - 16/07/2025
Phú Quốc - “đảo Ngọc” của tỉnh An Giang và cả nước đang triển khai các giải pháp công nghệ trọng tâm nhằm hướng đến đô thị thông minh, đô thị biển đảo độc đáo, đẳng cấp quốc tế.
-
Bất động sản
Hưởng lợi kép khi chọn nhà phố, biệt thự Kim Ngân 2, đô thị Sun Group Nam Hà Nội
15:00' - 16/07/2025
Sun Property vốn đã thành công với các dự án đô thị tại Hạ Long, Thanh Hóa…, đang tiếp tục kiến tạo phân khu Kim Ngân 2 ngay trục đại lộ lễ hội, trong lòng đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City.
-
Bất động sản
Trung Quốc: Các thành phố lớn khôi phục đà tăng trưởng của thị trường bất động sản
09:44' - 16/07/2025
Trong nửa đầu năm nay, tổng lượng giao dịch nhà mới và nhà cũ tại Trung Quốc đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Bất động sản
Việt Nam đón sóng FDI công nghiệp: Thời cơ và phép thử cho phát triển bền vững
16:27' - 15/07/2025
Những thay đổi trong chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mang đến cơ hội thu hút dòng vốn FDI mới và nâng cao vai trò của Việt Nam trên bản đồ sản xuất – logistics quốc tế.