Khi IS vươn "vòi bạch tuộc" sang châu Á
Việc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng thay đổi chiến lược đẩy Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đứng trước nhiều thách thức to lớn về an ninh.
Hàng loạt vụ tấn công bạo lực xảy ra trong thời gian gần đây, đặc biệt là 2 vụ nổ lớn được cho là đánh bom liều chết tại thủ đô Jakarta (Indonesia) và nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Maute cắm cờ đen IS lên thành phố Marawi, đảo Mindanao, miền Nam Philippines, cho thấy lực lượng này không còn đứng ngoài "gõ cửa" mà đã đặt được chân rết của mình vào khu vực Đông Nam Á.
IS thực sự đã "tuyên chiến" với khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh nhóm khủng bố này đang suy yếu ở Trung Đông và cần có một địa bàn mới thay thế.
Không phải ngẫu nhiên IS lại chọn "Đông tiến" sang khu vực Đông Nam Á, nơi có dân số trên 600 triệu người, trong đó cộng đồng Hồi giáo lên tới gần 300 triệu tín đồ, chiếm 15% tổng số người theo đạo Hồi trên thế giới, tập trung chủ yếu tại các nước Malaysia, Indonesia, Philippines, đặc biệt Indonesia là quốc gia có đông người Hồi giáo nhất thế giới.Đông Nam Á cũng là khu vực có nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan và ly khai hoạt động mạnh tại những vùng xa xôi, hẻo lánh hay những hòn đảo biệt lập, nơi chính quyền khó quản lý.
Lợi dụng một biên giới mở nhờ sự gắn kết trong ASEAN, IS đã mở rộng địa bàn hoạt động tại đây, thiết lập quan hệ với hơn 60 tổ chức cực đoan địa phương, truyền bá tư tưởng và lôi kéo các tín đồ Hồi giáo chân chính đi vào con đường cực đoan.
Phải nói IS đã có một chiến lược khá bài bản để hiện thực hóa âm mưu bành trướng sang Đông Nam Á, từ việc bắt tay với các nhóm phiến quân trong khu vực như Jemaah Islamiyah (Indonesia), Abu Sayyaf (Philippines) đến việc tạo ra một "Lữ đoàn di dân", trong đó người nào theo chủ nghĩa cực đoan sẽ được cấp 500 Ringgit Malaysia (tương đương 117,19 USD) để đến Philippines tham gia hàng ngũ của Maute.
Bên cạnh đó là một chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn hòng gieo rắc tư tưởng cực đoan bằng những hình thức khác nhau, cũng như ý tưởng thành lập cái gọi là "quốc gia Hồi giáo tại Đông Nam Á", hòng lôi kéo ngày càng nhiều công dân các nước Đông Nam Á gia nhập IS, thậm chí cầm súng cho IS tại Syria và Iraq. Các số liệu thống kê cho thấy hơn 1.000 phần tử cực đoan từ các nước Đông Nam Á đã tham chiến trong hàng ngũ IS tại khu vực Trung Đông.
Dù tội phạm xuyên quốc gia và chủ nghĩa khủng bố không phải là điều mới mẻ đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và dọc biên giới Philippines, Indonesia và Malaysia nói riêng, song cuộc tấn công tại Philippines vừa qua không khỏi khiến dư luận bàng hoàng, không chỉ vì quy mô chưa từng thấy của nó mà còn vì mức độ phối hợp xuyên quốc gia giữa các đối tượng khủng bố.
Vụ tấn công này thậm chí đã vượt ra ngoài khuôn khổ một cuộc nổi loạn trong nước, biến thành một cuộc xâm lược của các phần tử khủng bố nước ngoài theo lời kêu gọi của IS đến Philippines. Việc đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của quân đội Philippines đã cho thấy các tổ chức khủng bố khu vực đang lớn mạnh và được huấn luyện chuyên nghiệp.
Rõ ràng khi IS bị suy yếu trên chiến trường chính ở Trung Đông, các tay súng Đông Nam Á trở về mang theo những kỹ năng chiến đấu và khả năng tổ chức nhằm kích động lại các điểm nóng trên chính quê hương mình.
Điều đáng lo ngại là một khi các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Philippines, Malaysia và Indonesia gia tăng liên kết, khả năng hình thành một mô hình như "Mặt trận Hồi giáo thống nhất" hoàn toàn có thể xảy ra, khi đó, Đông Nam Á sẽ trở thành mặt trận thứ 2 của IS trên thế giới, và tình trạng bất ổn an ninh là điều khó tránh khỏi.
Nếu viễn cảnh này xảy ra, các vụ tấn công khủng bố đẫm máu quy mô lớn tại Đông Nam Á do IS thực hiện hoặc chỉ đạo các nhóm cực đoan thực hiện như ở Pháp, Bỉ, hay Anh, sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian và địa điểm.
Hiểm họa khủng bố đe dọa Đông Nam Á có thể đến từ các nhóm cực đoan địa phương, các tay súng IS là người Đông Nam Á từng tham chiến ở Iraq hay Syria nay hồi hương và tiếp tục hoạt động "thánh chiến", thậm chí là những "con sói đơn độc".
Nguy cơ một tổ chức khủng bố quốc tế hiện hữu ngay trong lòng Đông Nam Á với các cuộc tấn công quy mô lớn, sử dụng ngay chính người bản địa, đe dọa trực tiếp Cộng đồng ASEAN còn non trẻ đã đặt ra một thử thách lớn với ASEAN, nhất là khi tổ chức này sẽ kỷ niệm 50 năm thành lập vào tháng 8 tới.
Không thể phủ nhận những nỗ lực của ASEAN trong những năm qua khi vừa đẩy mạnh mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đạt được những tiến bộ đáng kể trong đàm phán các hiệp định chống khủng bố trong khu vực.
Năm 2001, ASEAN đã ban hành Tuyên bố về hoạt động chung để chống khủng bố. Không chỉ vậy, các quốc gia ASEAN còn tiến hành nhiều hội nghị cấp cao liên quan nhằm xây dựng các chương trình chống khủng bố trong khu vực, cũng như đưa ra được Hiệp ước về hỗ trợ pháp lý tương trợ trong các vấn đề hình sự (Hiệp ước MLA) và Công ước ASEAN về Chống khủng bố (ACCT), tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác chống tội phạm và khủng bố xuyên quốc gia.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chống khủng bố ở Đông Nam Á vẫn chủ yếu là đơn phương hoặc song phương, hoạt động của các quốc gia thành viên ASEAN vẫn mang tính độc lập, ít có sự phối hợp đồng bộ. Cho đến nay, việc thành lập các cơ quan ASEAN liên quan đến chống khủng bố vẫn chỉ đang trong giai đoạn "thảo luận" và những nỗ lực chủ yếu của hợp tác chống khủng bố của ASEAN chủ yếu là "xây dựng niềm tin".
Những khác biệt về chính sách, an ninh biên giới lỏng lẻo và thiếu một thỏa thuận chung trên toàn khối đã tạo ra "lỗ hổng lớn" trong hoạt động phối hợp chống IS trong ASEAN.
Trên thực tế, trở ngại chính đối với nỗ lực chống khủng bố của ASEAN trong 50 năm qua nằm ở ngay lịch sử thành lập của tổ chức này.
Được thành lập như là một hiệp hội về kinh tế-văn hoá-xã hội, dựa trên "nguyên tắc không can thiệp", đòi hỏi sự phân biệt rõ ràng giữa các vấn đề khu vực và trong nước, do đó, bất kỳ hành động thực sự nào hướng tới việc tạo ra một thể chế có sức mạnh thực tế để chống khủng bố được cho là vi phạm chủ quyền của các quốc gia thành viên ASEAN.
Dẫu vậy, việc IS đang hình thành các chân rết, cắm sâu hoạt động của mình tại Đông Nam Á, tăng cường hoạt động tại khắp nơi trên thế giới, đòi hỏi ASEAN phải nhìn nhận, xem xét và điều chỉnh nguyên tắc này.
Mối đe dọa nghiêm trọng từ IS khiến không một quốc gia nào trong ASEAN có thể "khoanh tay". Để có thể duy trì hòa bình, tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống thịnh vượng cho người dân, các quốc gia ASEAN cần có sự đoàn kết, đồng thuận, phối hợp chia sẻ thông tin cùng tạo thành một mặt trận đấu tranh hiệu quả, đánh bại các âm mưu, hoạt động của khủng bố nói chung và IS nói riêng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi
15:02' - 16/06/2017
Cuộc không kích một cơ sở chỉ huy, nơi các thủ lĩnh IS đang họp bàn về việc rút khỏi Raqqa, đã tiêu diệt một số chỉ huy cấp cao của IS và 330 chỉ huy cấp thấp hơn cùng nhiều tay súng IS.
-
Kinh tế & Xã hội
Ít nhất 4 người thiệt mạng trong vụ xả súng ở San Francisco
07:33' - 15/06/2017
Ít nhất 4 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong vụ xả súng ở San Francisco.
-
Kinh tế Thế giới
Báo Mỹ hoài nghi tính hiệu quả của các cuộc tấn công mạng nhằm vào IS
10:07' - 13/06/2017
Báo Mỹ nhận định các cuộc tấn công mạng của Washington nhằm vào tổ chức khủng bố nguy hiểm trên không phát huy hiệu quả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23' - 23/04/2025
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.