Kim loại hiếm: Vũ khí giúp Trung Quốc thống lĩnh nền công nghiệp thế giới (Phần 1)
Đó là kết luận được nhà báo Guillaume Pitron đưa ra trong tác phẩm “Chiến tranh kim loại hiếm, mặt trái của tiến trình chuyển đổi năng lượng và kỹ thuật số” vừa được ra mắt độc giả đầu năm 2018.
Than đá là nguyên liệu của thế kỷ 19. Thế kỷ 20 là thời đại của dầu mỏ. Bước vào thế kỷ 21, mọi hy vọng tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp mới được đặt vào hơn 30 kim loại hiếm mà 17 trong số này thuộc dòng đất hiếm, tới nay đã được khám phá và bắt đầu được biết đến với những tên gọi khá lạ tai như beryllium, vanadium, gallium…
Kim loại hiếm không chỉ là nguyên liệu của thế kỷ 21 do chiếm một vị trí ngày càng lớn trong đời sống hàng ngày, cho phép sản xuất từ bóng đèn LED đến tivi màn hình phẳng, từ điện thoại di động đến máy tính bảng, xe ô tô điện hay pin Mặt trời, mà chúng còn mang tính chiến lược cao. Từ ngành công nghệ không gian đến hạt nhân dân sự và quân sự đều không thể phát triển nếu thiếu đất hiếm, kim loại hiếm.Theo tác giả cuốn sách trên, kim loại hiếm đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển công nghệ kỹ thuật số và công nghệ xanh. Trong tương lai, con người càng cần nhiều kim loại hiếm hơn để tạo ra năng lượng sạch.Quá trình sản xuất từ cánh quạt gió đến pin Mặt trời hay xe ô tô điện đều bắt buộc phải có kim loại hiếm. Mặt khác, cuộc sống càng kết nối thì con người lại càng sử dụng nhiều kim loại hiếm với những phương tiện như là điện thoại cầm tay, máy tính bảng...
Các mảng công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo hay công nghệ robot đều không thể phát triển nếu không có kim loại hiếm. Nói tóm lại, thế kỷ 21 là thế kỷ của kim loại hiếm và con người ngày càng lệ thuộc vào sản phẩm này.
Trong phần mở đầu, Guillaume Pitron viết không phải vì lo Trái đất nóng lên mà các tướng lĩnh cấp cao của Mỹ đã quan tâm đến vế chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực quân sự. Chính xác hơn là họ chú ý đến “tiến trình chuyển đổi về mặt chiến lược”.Bên cạnh đó, tác giả nhận xét vào lúc nhân loại đang cuống cuồng đi tìm những nguồn năng lượng mới để thay thế các năng lượng hóa thạch thải ra hàng tỷ tấn carbon “hâm nóng” Trái đất, kim loại hiếm được xem là một vị cứu tinh.Nhưng năng lượng xanh không đồng nghĩa với năng lượng sạch, bởi như tên gọi của chúng, đó là những “kim loại hiếm”, mà đã hiếm thì cần phải chắt lọc trước khi có được vài miligram của chất lutecium, indium...
Lấy ví dụ cobalt, ông Pitron cho hay không có cobalt thì không thể nói tới chuyện chế tạo động cơ điện cho xe ô tô. Mà đã gọi là kim loại hiếm tức là phải trải qua các khâu sàng lọc rồi chắt lọc để từ hàng tấn đất đá mới lấy ra được một lượng vô cùng nhỏ.Các khâu sàng lọc đó đòi hỏi phải sử dụng nhiều chất hóa học khác, vừa độc hại vừa gây ô nhiễm cho môi trường.
Trước khi kim loại hiếm được dùng để phục vụ cho ngành công nghiệp xanh, thì con người cũng đã gây ô nhiễm không ít cho thiên nhiên.
Khâu lọc kim loại hiếm từ đất, đá là cả một quá trình thải ra nhiều chất bẩn không thể tưởng tượng nổi. Đâu đó để đạt đến đích cuối cùng, là tạo ra năng lượng sạch, thì ngay từ phần gốc của dây chuyền sản xuất là đã hoàn toàn không sạch chút nào.
Một phần lớn cuốn sách của Guillaume Pitron đã tập trung để nói về Trung Quốc, nguồn cung cấp lớn nhất và gần như độc quyền trên thế giới về kim loại hiếm. Trung Quốc đang kiểm soát gần như toàn bộ đất hiếm được sử dụng trên hành tinh, chẳng những do được thiên nhiên ưu đãi, mà còn biết tung tiền ra mua những mỏ kim loại hiếm của các nước “bạn”./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tài nguyên kim loại: Tiềm năng thúc đẩy quan hệ Mỹ - Cuba
07:23' - 19/03/2018
Mạng tin kinh tế và đầu tư The Motley Fool (Mỹ) nhận định bất cứ chuyên gia kinh tế nào theo dõi Cuba đều có thể chỉ ra sản phẩm xuất khẩu chính của nền kinh tế này là đường mía, xì gà, dược phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Kim loại hiếm và những hiểm họa trong thế kỷ 21 (Phần 2)
06:30' - 20/01/2018
Nhà báo Guillaume Pitron cho rằng trong thế kỷ 21, có một quốc gia đang thống trị các nguồn tài nguyên kim loại hiếm và đi đầu trong việc tiêu thụ, đó là Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim loại hiếm và những hiểm họa trong thế kỷ 21 (Phần 1)
05:30' - 20/01/2018
Theo phân tích của nhà báo Guillaume Pitron trong cuốn sách vừa ra mắt “Guerre des métaux rares” (tạm dịch là : Đại chiến kim loại hiếm), nền kinh tế phụ thuộc vào kim loại hiếm chứa đầy hiểm họa.
-
Giá vàng
Thị trường kim loại quý khởi sắc
17:29' - 26/12/2017
Giá vàng tại thị trường châu Á đi lên trong phiên giao dịch ngày 26/12, chạm mức cao nhất của hơn ba tuần qua do đồng USD yếu. Trong khi đó, giá palađi cũng leo lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2001.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế, cuộc so găng mới của Mỹ
19:11' - 11/02/2025
Theo giới phân tích, các nhà sản xuất thép và nhôm Mỹ là những người hưởng lợi trực tiếp từ chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhôm thép của Mỹ: Lợi bất cập hại
17:28' - 11/02/2025
Thuế đối với nhôm, thép nói trên mang đến rủi ro lạm phát vào thời điểm người dân Mỹ đang lo ngại về tình hình giá cả leo thang và lo sợ rằng lạm phát sẽ vượt mức tăng thu nhập.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đồng ý xem xét miễn trừ thuế đối với thép và nhôm của Australia
16:08' - 11/02/2025
Ngày 11/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý xem xét miễn thuế với thép và nhôm nhập khẩu từ Australia. Quyết định được đưa ra trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Australia Anthony Albanese.
-
Kinh tế Thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc
14:22' - 11/02/2025
Quyết định của Tổng thống Trump về áp thuế bổ sung đối với hàng hóa của Trung Quốc đã ngay lập tức được so sánh với cuộc chiến thương mại trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil bác bỏ việc đánh thuế “công nghệ” để trả đũa Mỹ áp thuế thép và nhôm
12:27' - 11/02/2025
Ngày 10/2, Bộ trưởng Tài chính Brazil, Fernando Haddad, cho biết nước này không có kế hoạch đánh thuế các công ty công nghệ Mỹ để trả đũa việc Mỹ áp 25% thuế nhập khẩu thép và nhôm.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo về chiến thuật thuế quan của Mỹ
12:15' - 11/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump coi thuế quan là "công cụ" để tăng doanh thu, khắc phục tình trạng mất cân bằng thương mại và gây sức ép để các quốc gia khác phải hành động theo các mối quan ngại của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thông tin bất ngờ với người tiêu dùng Mỹ
11:18' - 11/02/2025
Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng Mỹ (CFPB) đã chính thức tạm dừng mọi hoạt động theo chỉ đạo của Quyền Giám đốc Russell Vought.
-
Kinh tế Thế giới
Thiệt hại của kinh tế Bỉ vì "cơn bão thuế" từ Mỹ
07:56' - 11/02/2025
Chính sách thuế mới của Mỹ sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Bỉ, ảnh hưởng tới lượng hàng hóa trị giá khoảng 33,017 tỷ euro mỗi năm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
07:46' - 11/02/2025
Sáng 11/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này.