Kim loại hiếm: Vũ khí giúp Trung Quốc thống lĩnh nền công nghiệp thế giới (Phần 2)
Khi mà cả mảng công nghệ của thế giới lệ thuộc vào kim loại hiếm, đương nhiên là Trung Quốc đã khai thác lá chủ bài này để phục vụ mục đích phát triển công nghiệp và cả vấn đề địa chiến lược.
Chỉ cần Trung Quốc ngưng xuất khẩu đất hiếm, kim loại hiếm cho một khách hàng nào đó là đủ gây ra tê liệt. Vấn đề đặt ra là làm sao bảo đảm được nguồn cung cấp kim loại hiếm để phát triển công nghệ xanh và kỹ thuật số trong tương lai.
Trung Quốc do có đất hiếm và kim loại hiếm nên sở hữu lợi thế. Thứ nhất, Trung Quốc có thể tăng giá bán, tức là “thách giá” cỡ nào, các hãng lớn trên thế giới khi cần vẫn phải mua. Thứ hai, các công ty của Trung Quốc được cung cấp đất và kim loại hiếm với giá rẻ và cần bao nhiêu cũng có.Như vậy, hàng của Trung Quốc rẻ hơn so với các sản phẩm tương đương của nước ngoài. Nhưng Trung Quốc không có tất cả các kim loại hiếm, cho nên từ nhiều năm qua, quốc gia này đã chuẩn bị sẵn nhiều nước cờ, để bảo đảm nguồn cung ứng.
Trung Quốc mua lại mỏ cobalt của Cộng hòa Dân chủSau hơn 30 năm chấp nhận là xưởng cung cấp nguyên liệu cho thế giới trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ cao và đang trở thành một nguồn tiêu thụ đất hiếm, kim loại hiếm ngang tầm với các nước công nghiệp tiên tiến.
Trong tương lai, Trung Quốc có thể làm chủ luôn cả dây chuyền công nghiệp, kiểm soát từ khâu cung cấp một loại nguyên liệu thiết yếu đến thành phẩm.Trung Quốc sẽ không chỉ là một nhà cung cấp kim loại hiếm, tức là một nguồn cung cấp vật liệu cơ bản để những quốc gia khác làm ra điện thoại di động, đầu máy chạy điện hay pin Mặt trời, mà chính Trung Quốc đang trở thành một mắt xích then chốt của nền công nghiệp thế giới.
Trung Quốc khát tăng trưởng, khát công nghệ mới, mà kim loại hiếm là chìa khóa cho phép đạt được tất cả các mục tiêu này. Điện thoại Trung Quốc, pin Mặt trời Trung Quốc đã tràn ngập thị trường thế giới và trong tương lai rất gần người khổng lồ châu Á này nhờ có kim loại hiếm sẽ làm chủ luôn cả thị trường xe ô tô điện của thế giới.
Các hãng ô tô của Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu có công nghệ mà không có cobalt thì không thể sản xuất ra xe ô tô điện. Nhờ có kim loại hiếm, Trung Quốc sẽ làm chủ toàn bộ dây chuyền sản xuất công nghiệp. Không ai ngạc nhiên nếu như trong tương lai, tất cả chúng ta đều phải dùng xe ô tô điện của Trung Quốc!
Tuy nhiên, cái giá mà Trung Quốc phải trả cũng đắt không kém. Guillaume Pitron đã tận mắt trông thấy những “ngôi làng ung thư” trong vùng Nội Mông, nơi cung cấp đến 3/4 đất hiếm do Trung Quốc lọc ra. 10% diện tích đất canh tác nhiễm kim loại nặng; 80% sông ngòi ngấm chất hóa học độc hại.Đương nhiên là có thể tìm thấy đất hiếm ngay ở Pháp hay bất kỳ một quốc gia phương Tây nào khác, nhưng từ những năm 1980, Trung Quốc độc quyền khai thác mảng này bởi đơn giản các nước phương Tây không muốn phải gánh chịu hậu quả về ô nhiễm môi trường, những hậu quả đối với sức khỏe con người mà ngành công nghiệp khai thác mỏ kim loại hiếm gây ra.Đâu đó như thể phương Tây để được tiếng khen là phát triển công nghệ sạch, đã khoán cho Trung Quốc khai thác kim loại hiếm./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Apple đối mặt với vụ kiện của hàng chục nghìn khách hàng tại Hàn Quốc
13:09' - 30/03/2018
Apple đang phải đối mặt với một vụ kiện lớn với đơn kiện của khoảng 64.000 người sử dụng iPhone tại Hàn Quốc, yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại do hành vi giảm hiệu năng của các đời iPhone cũ.
-
Kinh tế Thế giới
Tài nguyên kim loại: Tiềm năng thúc đẩy quan hệ Mỹ - Cuba
07:23' - 19/03/2018
Mạng tin kinh tế và đầu tư The Motley Fool (Mỹ) nhận định bất cứ chuyên gia kinh tế nào theo dõi Cuba đều có thể chỉ ra sản phẩm xuất khẩu chính của nền kinh tế này là đường mía, xì gà, dược phẩm.
-
DN cần biết
Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng điều tra đối với dây hàn bằng kim loại của Việt Nam
17:34' - 12/03/2018
Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành Thông báo trên Công báo Thổ Nhĩ Kỳ về việc khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây hàn bằng kim loại cơ bản nhập khẩu từ Việt Nam
-
Kinh tế Thế giới
Kim loại hiếm và những hiểm họa trong thế kỷ 21 (Phần 2)
06:30' - 20/01/2018
Nhà báo Guillaume Pitron cho rằng trong thế kỷ 21, có một quốc gia đang thống trị các nguồn tài nguyên kim loại hiếm và đi đầu trong việc tiêu thụ, đó là Trung Quốc.
-
Giá vàng
Kim loại quý đồng loạt giảm giá trong phiên 10/1
16:39' - 10/01/2018
Giá vàng châu Á giảm trong phiên 10/1 giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và chứng khoán tiếp đà đi lên trong phiên trước đó làm giảm sức hút của vàng với vai trò là tài sản đảm bảo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.