Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XIV: Giám sát hoạt động đầu tư ảnh hưởng đến môi trường
Quốc hội là cơ quan bảo đảm quyền lực mà nhân dân giao phó nên việc tăng cường chức năng giám sát sẽ tập trung vào những vấn đề bức xúc, được cử tri quan tâm và thiết thực đối với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Bên lề Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã chia sẻ về trọng trách này:
Bà Nguyễn Thị Thanh, Bí thư Tỉnh Ủy Ninh Bình – Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình:
Khi tiếp xúc cử tri và thực tế ở cơ sở có rất nhiều vấn đề cử tri và nhân dân mong muốn Quốc hội giám sát một cách cặn kẽ và có giải pháp quyết liệt. Tuy thế, trong mỗi năm, mỗi kỳ họp, hoạt động quốc hội trong năm không có quá nhiều thời gian để giám sát tất cả các lĩnh vực. Bởi vậy, Quốc hội lựa chọn những vấn đề bức xúc nhất, có tính chất gây “rào cản” cho sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân nhiều nhất và thông qua phiếu đề xuất của đại biểu để lựa chọn vấn đề ưu tiên thực hiện giám sát theo chuyên đề, giám sát tối cao.Cách làm như vậy rất khoa hoc, thực hiện được quyền đề xuất của các đại biểu và nhân dân địa phương, đáp ứng được nguyện vọng của cử tri cả nước.
Nhiệm kỳ trước, giám sát chuyên đề tập trung vào chương trình xây dựng nông thôn mới, Luật Bảo hiểm xã hội, quản lý sử dụng đất đai nông trường quốc doanh… Đó là những vấn đề rất đúng, trúng.Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội cũng rất chú trọng “hậu giám sát” và kiến nghị của Quốc hội sau giám sát đã được Chính phủ thực hiện như thế nào. Do đó, công tác giám sát chuyên đề là rất cần thiết.
Tuy nhiên, Quốc hội cần lựa chọn chuyên đề sâu hơn, theo đến cùng việc giải quyết hậu giám sát, nhất là về cách giải quyết của các địa phương cũng như giải pháp của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện kiến nghị của Quốc hội xem có đạt được như mong muốn của cử tri. Một trong số những chuyên đề giám sát cần quan tâm trong thời gian tới là thực hiện chính sách đất đai liên quan đến các khu, cụm công nghiệp.Trong 10 năm qua, nhiều địa phương đã “trải chiếu hoa” cho các nhà đầu tư, nên ngoài việc sử dụng đất đai còn phải tính đến hiệu quả hoạt động đầu tư, hiệu quả sử dụng đất và dự án; cùng với đó là vấn đề liên quan đến người lao động, chính sách cho người lao động tại đây để có cái nhìn tổng quan.
Thông qua đó, có thể thực hiện đánh giá luôn về hoạt động của doanh nghiệp tại các khu cụm công nghiệp trên phạm vi cả nước.
Thêm một vấn đề cử tri quan tâm và cũng đang được Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt là môi trường và an toàn thực phẩm. Ban Bí thư đã sơ kết thực hiện Chỉ thị 08 về an toàn thực phẩm nhưng vấn đề thực hiện thế nào cũng đang rất cần sự giám sát của Quốc hội.Hay như vụ việc Nhà máy Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu vực miền Trung là trường hợp điển hình nhưng không phải là duy nhất, đặc biệt là ở các tỉnh có đầu tư nước ngoài lớn.
Cần cảnh báo, phát hiện và giám sát việc các doanh nghiệp lạm dụng sơ hở, tăng lợi nhuận và lợi ích doanh nghiệp bằng cách bỏ qua các khảo sát đánh giá tác động môi trường cũng như xử lý môi trường bởi khoản chi phí này khá tốn kém.
Đại biểu Trương Minh Hoàng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau) Hoạt động giám sát đã được đưa vào trong chương trình nghị sự của Kỳ họp lần thứ nhất này. Như vậy các đại biểu sẽ có cơ sở để thảo luận và tập trung đi sâu vào các chuyên đề được cử tri cả nước quan tâm.Tôi kiến nghị nên quan tâm và giám sát chặt hơn, sâu hơn về công nghệ, tác động ảnh hưởng đến môi trường trong hoạt động đầu tư. Đây là một trong những chuyên đề cần làm sớm.
Hiện hoạt động thu hút đầu tư đang đang diễn ra nhanh và mạnh tại các địa phương nhưng trên thực tế cũng gây ra những tác động bất lợi đến môi trường sống của người dân. Việc huy động các nguồn lực, vốn đầu tư phát triển kinh tế, ổn định xã hội là rất cần thiết.
Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư khai thác, để huy động cả nội lực lẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì bất cứ bối cảnh nào cũng phải giám sát về an ninh quốc phòng, trật tự an sinh xã hội và đặc biệt là yếu tố môi trường.
Qua vụ việc Formosa vừa qua cũng là bài học cần rút kinh nghiệm phải nắm bắt và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa từ quá trình mời gọi đến thu hút đầu tư và thực hiện dự án./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV: Kiện toàn nhân sự lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội
16:31' - 22/07/2016
Chiều 22/7, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ nhất, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề kỳ họp Quốc hội: Ngư dân vẫn khó tiếp cận vốn vay khi đóng mới tàu cá
15:23' - 22/07/2016
Bên lề Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV ngày 22/7, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với các đại biểu Quốc hội xung quanh việc triển khai Nghị định 67 tại các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trúng cử Chủ tịch Quốc hội
10:50' - 22/07/2016
Sáng 22/7, Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV: Nền kinh tế đang đi đúng hướng
16:48' - 21/07/2016
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh) cho rằng, quan trọng là nền kinh tế đang đi đúng hướng, chứ không phải chỉ số cao hay thấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XIV: Tiếp tục giảm gánh nặng nợ công
14:23' - 21/07/2016
Đảm bảo an toàn nợ công và giảm bội chi ngân sách là những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27'
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15'
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40'
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21'
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Móng Cái
17:37'
Hiện nay, thành phố Móng Cái (Việt Nam) đã hoàn thiện nhiều hạng mục hạ tầng tại khu vực cửa khẩu Bắc Luân I, Bắc Luân II và đang triển khai thử nghiệm một số ứng dụng công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chỉ đích danh một số dự án chưa giải ngân vốn đầu tư công
17:36'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có Công điện số 18/CĐ-BXD về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.