Luật Thuế tài sản sẽ không ảnh hưởng đến người nghèo, người có thu nhập thấp
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, vì sao Bộ Tài chính lại quyết định công bố, lấy ý kiến xây dựng hồ sơ dự thảo Luật Thuế tài sản vào thời điểm này?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Có thể nói trong thời gian qua, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều liên quan về dự thảo Luật Thuế tài sản do Bộ Tài chính xây dựng. Chúng tôi rất hoan nghênh và lắng nghe, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhân dân cả nước tham gia góp ý vào dự thảo. Đây là một bước chúng tôi tiếp thu hoàn chỉnh để hoàn thiện hồ sơ báo cáo với Chính phủ. Nếu Chính phủ đồng ý thông qua thì báo cáo với Quốc hội để đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội trong nhiệm kỳ này. Sở dĩ chúng tôi xây dựng Luật này dựa trên chủ trương chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị cũng như Quốc hội, Chính phủ.Đó là, từ Nghị quyết số 19/2012 của BCH TƯ khóa XI đến Chiến lược về thuế giai đoạn 2011-2020 cũng như Đề án về khai thác nguồn lực từ đất đai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và gần đây nhất là Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về chủ trương giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn bền vững.
Việc thực hiện này để cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là tái cơ cấu ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tảng tài chính quốc gia, an toàn, bền vững và Nghị quyết số 25 của Quốc hội khóa XIII về Kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020; trong đó nêu rõ, yêu cầu nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế đối với tài sản; cụ thể đối tượng chịu thuế tài sản bao gồm cả đất và tài sản gắn liền với đất. Vậy nên, chúng tôi đã xây dựng dự thảo để xin ý kiến nhân dân và với mục tiêu của Luật này: Thứ nhất là tăng cường quản lý về tài sản.Thứ hai là nâng cao hiệu quả sử dụng nhà và đất. Mục tiêu là điều tiết vào đối tượng có thu nhập cao, chống đầu cơ về nhà, đất, đảm bảo những người có nhà, đất phải được đưa vào sử dụng. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến người nghèo, người có thu nhập thấp.
Cùng với đó là hạn chế sử dụng lãng phí tài sản, tài nguyên là đất đai và công sản. Thứ ba là đảm bảo sự minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản, như vậy sẽ góp phần quan trọng vào phòng ngừa, phòng chống tham nhũng.Cuối cùng, nếu Luật được thông qua sẽ trên cơ sở nào đó mở rộng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đảm bảo cơ cấu lại nguồn thu.
Trên tinh thần đó, chúng tôi nghiên cứu đề xuất và đưa ra lấy ý kiến rộng rãi nhân dân cũng như các nhà khoa học, doanh nghiệp, các đối tượng trong xã hội để tiếp tục lắng nghe hoàn chỉnh dự thảo. Phóng viên: Để cân đối ngân sách thì có nhiều giải pháp; trong đó có mở rộng nguồn thu nhưng nhiều ý kiến cho rằng tại sao Bộ Tài chính lại không thúc đẩy các giải pháp tiết kiệm chi? Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Tôi rất đồng tình với quan điểm này. Chúng ta cơ cấu lại ngân sách trên cơ sở cơ cấu lại các chính sách về thu ngân sách trong điều kiện hội nhập và mở cửa trong điều kiện cắt giảm thuế quan, đặc biệt là thuế nhập khẩu theo lộ trình giảm rất sâu, cũng như giá dầu thô giảm sâu thời gian qua.Như vậy, chúng ta phải cơ cấu lại chính sách thu cùng với việc mở rộng nguồn thu. Đây là giải pháp căn bản nhất để đảm bảo cơ cấu thu ngân sách Nhà nước trong thời gian tới.
Cùng với đó, sẽ phải tiến hành hàng loạt các giải pháp tiết kiệm chi để đảm bảo chi thường xuyên phải giảm đi, để có nguồn tăng chi cho đầu tư phát triển và chi trả nợ thời gian tới. Vừa qua, Quốc hội và Chính phủ cũng đưa ra nhiều giải pháp để tiết kiệm chi nhằm đảm bảo mục tiêu giảm chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư phát triển và tăng chi cho trả nợ.Cụ thể, đã đưa ra các giải pháp về cắt giảm chi tiêu hội nghị, hội thảo, lễ hội khởi công khánh thành kể cả các giải pháp hiện nay đang làm là khoán xe công.
Trong thời gian tới, các giải pháp này sẽ tiếp tục được triển khai nhưng đồng thời phải triển khai tốt tinh thần của 2 Nghị quyết Trung ương vừa rồi, đó là Nghị quyết 18 về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực hiệu quả tổ chức bộ máy cũng như Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương XII về đẩy mạnh sự nghiệp công lập.Để làm được như vậy phải có sự vào cuộc của các ngành, các cấp.
Nếu làm được thì sẽ giảm chi cho thường xuyên, tạo nguồn cải cách tiền lương và thứ 3 là cơ cấu lại ngân sách sẽ lành mạnh hơn. Phóng viên: Vậy Bộ Tài chính đang giải quyết vấn đề giảm chi như thế nào, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cùng với việc thực hiện tinh giản bộ máy, sắp xếp lại tổ chức, chúng tôi tiến hành bước tiếp theo Nghị quyết 18 của Trung ương. Từ 1/7 năm nay, sẽ triển khai Luật Quản lý nợ công mới, tất cả tập trung về một mối là Bộ Tài chính để huy động ODA và vay ưu đãi nước ngoài. Tuy nhận thêm trách nhiệm, song chúng tôi tự thấy không cần tăng về tổ chức, bộ máy mà có thể tự sắp xếp được. Chúng tôi sắp xếp các đơn vị chức năng trong Bộ với tinh thần không tăng thêm biên chế. Rà soát, sắp xếp lại cơ quan thuộc Kho bạc Nhà nước, năm nay sẽ giải thể, sáp nhập 43 kho bạc các tỉnh, thành phố. Về sắp xếp hệ thống thuế trong 3 năm tới, chúng tôi sẽ sắp xếp lại theo phương án liên vùng huyện, thị xã. Năm 2018 sẽ sắp xếp từ 327 chi cục còn 154 chi cục thuế ở các huyện, thị xã. Năm 2019 sắp xếp 53 chi cục huyện, thị xã thành còn 25 chi cục. Năm 2020, sắp xếp 168 chi cục thuế quận huyện thành còn 78 chi cục. Quá trình thực hiện chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, số lượng chi cục thuế được sắp xếp sẽ còn lớn hơn số được duyệt. Phóng viên: Xin cảm ơn Bộ trưởng ! Xem thêm:>>>Dự thảo Luật Thuế tài sản - Bài 3: Xem xét cơ sở khoa học
>>>Phó Thủ tướng chỉ đạo đánh giá tác động chính sách trong dự án Luật Thuế tài sản
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dự thảo Luật Thuế tài sản - Bài 2: Người thu nhập thấp không thuộc diện nộp thuế nhà ở
17:14' - 17/04/2018
Phóng viên BNEWS đã phỏng vấn PGS.TS Lê Xuân Trường, Phó Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính xung quanh đề xuất xây dựng Luật Thuế tài sản mà Bộ Tài chính vừa công bố.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự thảo Luật Thuế tài sản - Bài 1: Cần tạo sự công bằng và ổn định xã hội
17:05' - 17/04/2018
Theo nhiều luật sư, việc đánh thuế đối với căn nhà 700 triệu đồng trở lên mới chỉ giải quyết vấn đề thu ngân sách nhà nước mà quên đi sự công bằng và tạo sự ổn định cho xã hội.
-
DN cần biết
Dự án Luật Thuế Tài sản: Ngân sách dự kiến thu thêm hàng chục nghìn tỷ đồng
18:28' - 13/04/2018
Tại buổi họp báo chuyên đề về Dự án Luật Thuế Tài sản diễn ra chiều ngày 13/4, Bộ Tài chính đã trình bày một số nội dung về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế Tài sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.