Năm 2017, doanh nghiệp dệt may tiếp tục gặp khó khăn
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) 10 tháng năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt trên 23,3 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Như vậy, để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu từ 28 - 29 tỷ USD trong năm 2016, trung bình 2 tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may cần đạt trên 2,5 tỷ USD/tháng.
Các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam gồm Hoa Kỳ với kim ngạch cao nhất đạt gần 10 tỷ USD, tăng 4,37%; châu Âu đạt gần 3 tỷ USD, tăng 2,46%; Nhật Bản đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng 4,61% và Hàn Quốc đạt hơn 2,2 tỷ USD, tăng 5,34% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, các thị trường khác đạt gần 5,9 tỷ USD, tăng 6,6%. Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, năm 2017, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn do tác động của sự cạnh tranh đến từ các quốc gia xuất khẩu dệt may trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan.Các quốc gia này sẽ tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may của họ như đã làm trong năm 2016, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút khách hàng.
Trong năm 2017, dự báo tổng cầu dệt may thế giới vẫn sẽ tăng trưởng chậm. Đặc biệt với việc Anh rời EU và việc trước khi đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump tuyên bố không ủng hộ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang 2 thị trường lớn là EU và Mỹ. Vì vậy, doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Tập đoàn Dệt May nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Dự kiến nếu không có chính sách đột phá, cụ thể là các chính sách hỗ trợ ngành dệt may thì kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2017 của ngành sẽ chỉ tăng khoảng 5-7% so với năm 2016, ông Lê Tiến Trường nói. Để giúp các doanh nghiệp dệt may vượt qua khó khăn trong thời gian tới, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã kiến nghị Bộ Công Thương sớm có phản hồi và có hỗ trợ cụ thể các khó khăn của ngành dệt may mà Bộ Công Thương đang nghiên cứu và đã báo cáo Chính phủ.Đồng thời, quản lý tốt hơn các dự án đầu tư vào dệt may đối với cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và trong nước. Mặt khác, không kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào ngành may.
Bên cạnh đó, kiến nghị không tăng lương tối thiểu thường xuyên hàng năm; giảm tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm theo lương. Đồng thời, điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam phù hợp với tốc độ hội nhập sâu rộng của Việt Nam.Ngoài ra, thống nhất quy hoạch và cấp phép các khu công nghiệp dệt may, hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp; ban hành chính sách tỷ giá linh hoạt, hỗ trợ xuất khẩu.
Vitas cũng đề nghị Bộ Công Thương xem xét sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật đang gây vướng mắc cho doanh nghiệp dệt may. Cũng như hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực dệt may, các chính sách thu hút công nghệ tiên tiến.Đề xuất tăng giới hạn làm thêm giờ trong 1 năm, bỏ quy định khống chế giờ làm thêm trong tháng mà chỉ quy định giờ làm thêm trong năm để doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dệt may loay hoay gỡ nút thắt - Bài 1: Đơn hàng “ăn đong”
13:02' - 05/11/2016
Mặc dù ngành dệt may đã điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu xuống còn 29 tỷ USD nhưng các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng xuất khẩu toàn ngành khó đạt con số trên và khó khăn sẽ còn tiếp diễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành dệt may sẽ tiếp tục gặp khó đến hết quý III năm 2017
16:07' - 04/11/2016
Thách thức đang đặt ra cho ngành dệt may là công nghệ quản trị của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam so với các nước trong khu vực còn đang ở mức khiêm tốn.
-
Hàng hoá
Tăng năng lực cho dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng khối ASEAN
16:18' - 01/11/2016
Dệt may hiện là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu cả nước và đưa Việt Nam đứng Top 5 các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may cần có các giải pháp căn cơ để vượt khó
21:30' - 07/10/2016
Rất nhiều áp lực mới đè nặng lên ngành dệt may, do đó các doanh nghiệp cần phải nỗ lực và thực hiện các giải pháp căn cơ thì mới có thể hoàn thành được kế hoạch xuất khẩu năm 2016 (đã điều chỉnh).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.