Nhìn lại thế giới 2015: Bức tranh kinh tế toàn cầu còn nhiều gam màu tối
Vào thời điểm cuối năm 2015, cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới lần lượt từ 3,3% xuống còn 3,1% và từ 3,6% xuống còn 3,3%.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, năm 2015 là năm thứ 4 liên tiếp kinh tế toàn cầu có mức tăng trưởng đáng thất vọng, chỉ khoảng 2,8%. Đánh giá của những thể chế tài chính lớn đã phần nào cho thấy sự phục hồi kinh tế toàn cầu chưa thực sự chắc chắn, thậm chí có sự phân hóa về tăng trưởng.
Hai yếu tố chính tác động mạnh tới tình hình kinh tế toàn cầu năm 2015 là giá dầu thế giới xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ, có lúc dưới 35 USD/thùng, và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lần đầu tiên trong 10 năm qua quyết định tăng lãi suất liên ngân hàng thêm 0,25%.
Giá dầu tuột dốc
Giá dầu tuột dốc hơn 60% làm chao đảo hầu hết các nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu
Ngay cả quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới là Saudi Arabia cũng đối mặt với mức thâm hụt ngân sách ước tính lên đến 98 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử của vương quốc dầu lửa này, buộc chính phủ Saudi Arabia phải quyết định tăng giá xăng dầu trong nước khoảng 50% cũng như tăng giá một số dịch vụ nhằm kiềm chế thâm hụt ngân sách.
Hàng loạt quốc gia xuất khẩu dầu ở Vùng Vịnh như Oman, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất,... cũng phải áp dụng các biện pháp "thắt lưng buộc buộc" khi giá dầu biến động.
Fed nâng lãi suất
Khi lãi suất tại Mỹ tăng thì chi phí vay mượn bằng đồng USD cũng tăng và gây khó khăn cho chính phủ cũng như doanh nghiệp các nước có xu hướng vay mượn nhiều bằng đồng tiền này, bao gồm những nền kinh tế đang nổi hiện đang vật lộn với tốc độ tăng trưởng trì trệ.
Những nền kinh tế mới nổi cũng sẽ đối mặt với nguy cơ "chảy máu" vốn bởi những nước này có thể sẽ phản ứng bằng cách tăng lãi suất trong nước vốn đã ở mức rất cao.
Ngoài ra, các nước khai thác dầu mỏ - một mặt hàng được định giá bằng "đồng bạc xanh" - cũng phải đối phó với tác động từ việc Mỹ tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá. Để duy trì sự ổn định với đồng USD, các nước này cũng sẽ phải tăng lãi suất, từ đó có thể mất đi công cụ chính thúc đẩy tăng trưởng.
Trong bối cảnh chịu nhiều yếu tố tác động như vậy, kinh tế toàn cầu 2015 tăng trưởng không đồng đều.
Các nền kinh tế mới nổi từ Trung Quốc đến Brazil đồng loạt suy giảm, thậm chí một số quốc gia đối mặt với sức ép giảm phát. Đặc biệt, tăng trưởng của khối 5 nước nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) - từng được xem là động lực thúc đẩy sự hồi phục kinh tế thế giới trong vài năm trước - cũng khá thất vọng.
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, rơi vào giảm tốc. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý III/2015 tiếp tục chậm lại khi chỉ đạt mức 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong 6 năm qua.
Từ hoạt động của ngành chế tạo đến xuất khẩu đều giảm, đồng nghĩa với việc đang có sự suy giảm về nguồn cầu trên thế giới, dẫn tới gia tăng những rủi ro mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt.
Trong khi đó, dòng tiền rút khỏi Trung Quốc trong thời gian từ tháng 1-8/2015 đã lên tới hơn 500 tỷ USD, thị trường chứng khoán chao đảo và đồng NDT biến động mạnh sau khi nước này liên tục hạ giá đồng nội tệ.
Những yếu tố trên có thể dẫn đến tình trạng giảm tốc mạnh ở các nước mới nổi với mức tăng trưởng dự đoán giảm còn khoảng 2,4% và kịch bản về cuộc khủng hoảng tài chính mới ở những nước này vẫn chưa hoàn toàn được loại trừ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới 2015
16:33' - 29/12/2015
Năm 2015 kinh tế thế giới diễn ra nhiều sự kiện lớn, tác động chung tới kinh tế toàn cầu cũng như địa chính trị của nhiều nước. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật nhất do BNEWS/TTXVN bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng "dưới mức bình thường"
18:54' - 13/11/2015
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng "dưới mức bình thường" trong dài hạn, đồng thời kêu gọi các nước G20 nên sớm tiến hành cải cách để đẩy lùi những nguy cơ này.
-
Kinh tế Thế giới
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2015
09:49' - 17/09/2015
Đánh giá của OECD cho rằng tăng trưởng vẫn ổn định tại đa số các nền kinh tế phát triển, nhưng xấu đi ở hầu hết các nước đang phát triển, trong đó nổi bật là Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15' - 25/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58' - 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.