10 sự kiện kinh tế thế giới 2015

16:33' - 29/12/2015
BNEWS Năm 2015 kinh tế thế giới diễn ra nhiều sự kiện lớn, tác động chung tới kinh tế toàn cầu cũng như địa chính trị của nhiều nước. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật nhất do BNEWS/TTXVN bình chọn.

1. Hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP):

Hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Sau 5 năm đàm phán căng thẳng, ngày 5/10/2015, 12 nước (trong đó có Việt Nam) tham gia tiến trình đàm phán TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng. TPP sẽ tạo ra khối tự do thương mại lớn nhất thế giới và chiếm tới 40% sản lượng kinh tế toàn cầu. 

Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán TPP họp báo chung. Ảnh: Thanh Tuấn​/TTXVN

2. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập:

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự Phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao ASEAN 27. Ảnh: Đức Tám/TTXVN

3. Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21):

Thỏa thuận lịch sử về ứng phó với biến đổi khí hậu: Ngày 12/12, 195 nước dự Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đối khí hậu (COP21) tại Pháp đã thông qua thỏa thuận nhằm kiềm chế sự nóng lên toàn cầu, được đánh giá là mạnh mẽ và thể hiện sự hợp tác quốc tế rộng rãi nhất từ trước tới nay. Thỏa thuận đặt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2oC vào năm 2100 so với thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp. Các nước phát triển cam kết chi tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm giúp các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu vẫn chưa đi tới thỏa thuận cuối cùng dù chậm hơn thời hạn dự kiến một ngày. Ảnh: THX

4. Giá dầu mỏ sụt giảm mạnh:

Giá dầu xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ: Giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm gần 60% trong năm qua, xuống dưới 35 USD/thùng - mức thấp nhất trong vòng 11 năm (kể từ năm 2004). Nguyên nhân chính là do tình trạng nguồn cung dư thừa, mức cầu dầu mỏ giảm. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không cắt giảm sản lượng; trong bối cảnh đó, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ đã áp dụng suốt 40 năm qua. Giá dầu giảm mạnh tác động lớn tới kinh tế và địa chính trị của nhiều nước, đặc biệt là các nước lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu hoặc nhập khẩu dầu mỏ. 

Giá dầu giảm mạnh đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới, nhất là các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới.Ảnh: THX/TTXVN

5. Fed tăng lãi suất cơ bản:

Fed tăng lãi suất cơ bản: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ thêm 0,25 điểm phần trăm lên 0,25-0,5%. Sự kiện này đang tác động sâu rộng tới kinh tế thế giới và ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách tài chính, tiền tệ của các nước. Lãi suất tại Mỹ tăng kéo theo chi phí vay mượn bằng đồng USD cao hơn, gây khó khăn cho chính phủ cũng như doanh nghiệp các nước có xu hướng vay mượn nhiều bằng đồng bạc xanh. Các nền kinh tế mới nổi cũng sẽ đối mặt với nguy cơ dòng vốn chảy ra ngoài. 

Sau rất nhiều lần trì hoãn, ngày 16/12, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã chính thức công bố quyết định nâng lãi suất cơ bản, lần đầu tiên sau hơn 7 năm duy trì lãi suất gần như bằng 0%. Ảnh: THX/TTXVN

6. Khủng hoảng di cư tác động tới kinh tế-xã hội châu Âu:

Khủng hoảng di cư tác động tới kinh tế-xã hội châu Âu: Làn sóng người di cư ồ ạt từ các nước Trung Đông và Bắc Phi đổ vào châu Âu đã gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, đặt ra các thách thức về an ninh, kinh tế và xã hội cho "lục địa già". Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng cũng đẩy các nước Liên minh châu Âu vào tình thế bất đồng, khó tìm được tiếng nói chung trong chính sách ứng phó. 

Người di cư chờ được qua biên giới tại cửa khẩu Berkasovo, gần thị trấn Sid của Serbia để vào Croatia. Ảnh: THX/TTXVN

7. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa đồng nhân dân tệ (NDT) vào giỏ tiền tệ dự trữ quốc tế:

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa đồng nhân dân tệ (NDT) vào rổ tiền tệ dự trữ quốc tế (SDR): Quyết định này có hiệu lực từ tháng 10/2016. Động thái của IMF phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là minh chứng cho các nỗ lực của Trung Quốc trong nhiều năm qua nhằm mở cửa thị trường vốn, đáp ứng các tiêu chí quốc tế về tài chính và thúc đẩy vai trò của thị trường trong việc quyết định giá trị của đồng NDT. Như vậy, ngoài các đồng USD, euro, bảng Anh, yen Nhật, rổ tiền tệ dự trữ quốc tế có thêm NDT. 

IMF đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ dự trữ quốc tế. Ảnh: THX/TTXVN

8. Vụ gian lận khí thải của hãng Volkswagen (VW) làm rung động ngành công nghiệp ô tô:

Vụ gian lận khí thải của hãng Volkswagen (VW) làm rung động ngành công nghiệp ô tô: Tháng 9/2015, VW đã thừa nhận cài đặt phần mềm gian lận khí thải đối với khoảng 11 triệu ô tô lắp động cơ diesel trên toàn thế giới, sau khi bị Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) phát giác. Vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử ô tô Đức khiến VW phải thay đổi lãnh đạo, đồng thời thiệt hại lớn về tài chính, khiến hãng có thể phải vay 20 tỷ euro để trang trải. 

 Hãng sản xuất xe hơi lớn nhất của Đức Volkswagen (VW) đối mặt với sự chỉ trích gay gắt và nguy cơ phải chịu mức phạt đáng kể khi bị phát hiện sử dụng phần mềm khai gian lượng khí thải. Ảnh: Reuters/TTXVN

9. Kinh tế Trung Quốc bất ổn:

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng chậm lại. Ảnh: THX

10. Phương Tây bỏ cấm vận Iran:

Iran và Nhóm P5+1 đạt thỏa thuận hạt nhân lịch sử về dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran. Ảnh: Reuters

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục