IMF: Kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng "dưới mức bình thường"
Trong báo cáo nhan đề "Những triển vọng và thách thức về chính sách toàn cầu" được công bố trước thềm hội nghị cấp cao các quốc gia thuộc "Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới" (G20) dự kiến diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần tới, IMF cho rằng với triển vọng kinh tế toàn cầu liên tục giảm trong vòng 5 năm qua, kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng dưới mức bình thường với tỷ lệ nghèo đói và thất nghiệp ở mức cao "không thể chấp nhận được".
Báo cáo của IMF chỉ ra 3 sự chuyển biến quan trọng ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế toàn cầu. Thứ nhất, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẵn sàng "bình thường hóa" chính sách tiền tệ, trong khi những khu vực tiền tệ lớn khác có xu hướng nới lỏng hơn nữa chính sách này.
Sự chuyển biến thứ hai là việc kinh tế Trung Quốc đang trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải sau khi tái cân bằng mô hình tăng trưởng và sự chuyển biến thứ ba là việc siêu chu kỳ trao đổi hàng hóa kéo dài hàng thập kỷ qua dường như đã kết thúc và nhập cư đã trở thành một vấn đề kinh tế gây sức ép đối với cả những quốc gia có người di cư ra đi, lẫn những quốc gia tiếp nhận người nhập cư.
Báo cáo trên cảnh báo nếu những sự chuyển biến này không diễn ra suôn sẻ, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị "chệch hướng". Và những rủi ro dễ nhận thấy là tín hiệu tiêu cực từ tăng trưởng quá độ của Trung Quốc hay giá hàng hóa tiếp tục giảm, tác động bất lợi từ bảng cân đối kế toán của các công ty và những thách thức về gây vốn liên quan tới sự đánh giá về đồng USD và những điều kiện tài chính toàn cầu trở nên khó khăn hơn cũng như những đảo lộn về luồng vốn.
Bất kỳ điều nào trong số này xảy ra có thể sẽ làm suy yếu sự phục hồi, đặc biệt là tại những nước đang nổi và đang phát triển.
IMF đã đưa ra cảnh báo về một tương lại không mấy sáng sủa của kinh tế thế giới. Ảnh: TTXVN
Cũng theo báo cáo của IMF, tại các nền kinh tế mới nổi, trong năm 2015 tăng trưởng kinh tế sẽ giảm năm thứ 5 liên tiếp trước khi tăng trở lại vào năm 2016.
Tại Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ giảm do tình trạng dư thừa trong lĩnh vực bất động sản, tín dụng và đầu tư vẫn tiếp tục chưa được giải quyết.
Trong khi đó, tại Brazil, hoạt động kinh doanh yếu kém và lòng tin của người tiêu dùng thấp với bối cảnh điều kiện chính trị khó khăn và chính sách kinh tế vĩ mô được siết chặt, dự kiến sẽ làm nhu cầu trong nước yếu đi và làm đầu tư giảm mạnh.
Tại Nga, khó khăn kinh tế được phản ánh qua giá dầu mỏ giảm và những biện pháp trừng phạt của phương Tây, cũng như những yếu kém về cấu trúc tồn tại trước đó.
Báo cáo trên cũng nhận định rằng tăng trưởng ở những nền kinh tế mới nổi sẽ hồi phục trong năm 2016, chủ yếu được thể hiện qua việc cải thiện các điều kiện ở những nước gặp khó khăn về kinh tế như Brazil, Nga và một số nước ở khu vực Mỹ Latinh và Trung Đông. Bên cạnh đó, việc nhu cầu trong nước của Ấn Độ tăng cũng là một nhân tố tích cực trong năm 2016./.
TTXVNTin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump rút ngắn thời hạn chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
21:12' - 28/07/2025
Ông Trump cho biết Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung với Nga và các nước mua hàng xuất khẩu của Nga nếu không đạt được thỏa thuận trong thời gian sớm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ - Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại
20:30' - 28/07/2025
Ngày 28/7, các quan chức cấp cao phụ trách vấn đề kinh tế của Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu vòng đàm phán mới về thương mại tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU nhất trí cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô
19:24' - 28/07/2025
Ngày 28/7, một quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết liên minh này đã nhất trí cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô xuống 2,5% như một phần của thỏa thuận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận thương mại với EU sẽ tác động ra sao đến nhập khẩu của Mỹ?
18:25' - 28/07/2025
Ngày 27/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một thỏa thuận thương mại với EU sau các cuộc đàm phán với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn biến mới quanh thương vụ bán cảng biển Panama
17:00' - 28/07/2025
Thương vụ gồm việc chuyển nhượng quyền khai thác 43 cảng biển tại 23 quốc gia, trong đó đáng chú ý là 2 cảng gần Kênh đào Panama – tuyến hàng hải chiến lược nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ chờ loạt sự kiện quan trọng nhất trong nhiều năm
14:26' - 28/07/2025
Một loạt số liệu kinh tế quan trọng của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này gồm: Báo cáo việc làm, lạm phát, lòng tin tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp cùng với báo cáo đầu tiên về GDP quý II/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại về thuế quan mới từ cuộc điều tra ngành bán dẫn của Mỹ
11:24' - 28/07/2025
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ công bố kết quả cuộc điều tra an ninh quốc gia đối với sản phẩm bán dẫn nhập khẩu trong hai tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận thương mại Mỹ - EU: Ngăn chặn leo thang nhưng chi phí vẫn tăng
11:09' - 28/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã công bố một thỏa thuận thương mại sâu rộng, trong đó áp đặt mức thuế quan 15% lên hầu hết hàng hóa châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và EU đạt thỏa thuận thương mại
07:37' - 28/07/2025
Ngày 27/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố họ đã đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc về thuế quan xuyên Đại Tây Dương.